Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 97, 98: Ôn tập phần làm văn

Làm văn : ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

A. Mục tiêu bài học : Giúp HS :

 -Kiến thức: Ôn lại tri thức và kỹ năng viết các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10 THPT; ôn tập các kiểu văn bản mới đã học ở lớp 10.

 - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10 THPT; ôn tập các kiểu văn bản mới đã học ở lớp 10.

- Thái độ: Có ý thức ôn tập để c huẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm học.

 B. Chuẩn bị bài học :

1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.

C. Hoạt động dạy học

 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ :

 Câu hỏi : Thực hiện trong quá trình học bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 97, 98: Ôn tập phần làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 35 Soạn : 
Tiết 100 Giảng : 
Làm văn : ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A. Mục tiêu bài học : Giúp HS : 
 -Kiến thức: Ôn lại tri thức và kỹ năng viết các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10 THPT; ôn tập các kiểu văn bản mới đã học ở lớp 10.
 - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10 THPT; ôn tập các kiểu văn bản mới đã học ở lớp 10.
- Thái độ: Cĩ ý thức ơn tập để c huẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm học.
 B. Chuẩn bị bài học :
1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.
C. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu hỏi : Thực hiện trong quá trình học bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức phần lí thuyết.
? Nhắc lại đặc điểm của kiểu bài văn tự sự đã học trong học kì I ?
? Đặc điểm của văn bản thuyết minh là gì ?
? Thế nào là văn nghị luận ?
? Thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự ? Cách chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu ?
? Trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự ?
? Cách viết đoạn văn tự sự như thế nào ?
? Nêu các phương pháp thường gặp trong bài văn TM ?
? Làm thế nào để đạt được tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản TM ?
? Nhắc lại cách lập dàn ý bài văn TM ?
? Cách viết đoạn văn TM như thế nào ?
? Một lập luận có cấu tạo như thế nào ?
? Trình bày các thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận ?
? Nêu cách lập dàn ý bài văn NL ?
? Yêu cầu và cách tóm tắt văn bản tự sự như thế nào ?
? Yêu cầu và cách tóm tắt văn bản TM như thế nào ?
? Nhắc lại cách viết bản kế hoạch cá nhân ?
? Cách viết quảng cáo như thế nào ?
? Nhắc lại cách trình bày một vấn đề ?
* HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Gv ra đề bài cho HS luyện tập.
? Lập dàn ý cho đề bài văn tự sự trên ?
- HS trao đổi theo nhóm, thời gian 5phút, đại diện trình bày, bổ sung.
- Gọi HS đại diện nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét ,bổ sung.
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn mở bài.
- HS làm việc cá nhân, thời gian 10, đại diện trình bày.
- HS khác nhận xét, GV củng cố.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài văn TM về một tác giả văn học.
- GV nhận xét ,bổ sung.
GV yêu cầu HS viết đoạn văn TM về sự nghiệp sáng tác của tác giả VH.
- HS làm việc cá nhân 10 phútsau đó gọi HS trình bày.
- Gv củng cố.
- Gv nêu yêu cầu bài tập 2 trong SGK/ 150, hướng dẫn HS :
+ Xác định nội dung cơ bản của bài, bố cục.
+ Trình bày ngắn gọn, xúc tích theo văn bản gốc.
- HS trao đổi theo nhóm, tóm tắt trong thời gian 15’, đại diện trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét.bổ sung
I. Lý thuyết:
1. Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận:
a. Tự sự: 
Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể sự việc xãy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể có nguyên nhân, diễn biến, kết quả  sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm 
b. Thuyết minh: 
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
c. Nghị luận:
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Luận cứ là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.
2. a. Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự:
Sự tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
b. Cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu:
Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau).
Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
3. Cách lập dàn ý bài văn tự sự
Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
Dàn ý chung
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật )
Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
4. Các phương pháp thuyết minh thường sử dụng. 
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Phương pháp liệt kê
Phương pháp nêu ví dụ
Phương pháp dùng số liệu (con số)
Phương pháp so sánh 
Phương pháp phân loại, phân tích
Phương pháp giảng giải, nguyên nhân – kết quả
Phương pháp chú thích
5. Để viết bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn: (ghi nhớ SGK trang 27).
6. Lập dàn ý, viết đoạn văn thuyết minh.
a. Trình bày cách lập dàn ý bài văn thuyết minh
Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích  của đối tượng.
Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
b. Trình bày cách viết các đoạn văn thuyết (ghi chú SGK trang 63).
7. Trình bày cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận
a. Cấu tạo của một lập luận (ghi chú SGK trang 111).
b. Các thao tác nghị luận (ghi chú SGK trang 134).
c. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
8. Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh:
a. Tóm tắt văn bản tự sự:
Yêu cầu: Bảng tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.
Cách thức tóm tắt:
Đọc kỷ văn bản, xác định nhân vật chính.
Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
9. Cách viết kế hoạch cá nhân : (SGK, tập 1/ 153)
10.Cách viết quảng cáo : (SGK, tập 2/ 144)
9. Cách trình bày một vấn đề : (SGK, tập 1/ 150).
II. Luyện tập.
1. Bài 1 : (SGK/ 150)
a. Đề bài văn tự sự : Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của bản thân.
* Lập dàn ý :
- MB : Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc đối với bản thân (Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, nhân vật)
- TB : Diễn biến các sự việc, chi tiết tiêu biểu 
- KB : Kết thúc, ý nghĩa, ấn tượng của kỉ niệm đối với bản thân.
* Viết đoạn văn tự sự : Đoạn mở bài.
b. Đề văn thuyết minh : Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả văn học yêu thích.
* Lập dàn ý :
- MB : Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh.
- TB :
+ Các đặc điểm chính về cuộc đời : tiểu sử, các sự kiện chính.
+ Sự nghiệp sáng tác : đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật sáng tác.
- KB : Đánh giá tổng quát về đối tượng TM, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
* Viết đoạn văn TM : về sự nghiệp sáng tác.
2. Bài tập 2 (SGK/ 150).
- Tóm tắt nội dung bài Khái quát văn học dân gian VN.
- Tóm tắt Truyện Kiều (Phần 1 : Tác giả)
- Tóm tắt bài Văn bản văn học.
4. Hướng dẫn HS tự học :
 a. Bài cũ :
 - Nắm hệ thống các bài làm văn trong chương trình, nội dung cơ bản của mỗi bài.
 - Vận dụng được các kiến thức trên làm các kiểu bài văn đã học.
 b. Bài mới : Luyện tập viết đoạn văn nghị luận :
 - Ôn lại cách viết đoạn văn đã học, yêu cầu của văn nghị luận về cách lập luận, sử dụng các thao tác nghị luận.
 - Xem yêu cầu luyện tập trong SGK/ 140, 141 và thực hiện.

File đính kèm:

  • doctiet 97,98.doc
Bài giảng liên quan