Giáo án Sinh học 11 bài 32: Tập tính của động vật ( tiếp theo)

GIÁO ÁN

BÀI 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

( tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật.

- Nêu được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật: tập tính kiếm ăn – săn mồi, tập tính sinh sản, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính di cư, tập tính xã hội.

- Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống và sản xuất.

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích tranh, sơ đồ.

- Hoạt động nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng tư duy logic: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

 3. Thái độ:

 

doc15 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 32: Tập tính của động vật ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ghĩ và trả lời. 
Học sinh quan sát.
Học sinh quan sát.
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Yêu cầu nêu được : Là kiểu học không có ý thức.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Tinh tinh xếp các thùng gỗ lên nhau để lấy được nải chuối trên cao.
Yêu cầu nêu được : Không, để biết được cách làm đó chúng phải trải qua quá trình học tập và rút kinh nghiệm.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Yêu cầu nêu được :
 Chỉ có ở người, động vật thuộc bộ linh trưởng. 
 Vì con người và những loài thuộc bộ linh trưởng có hệ thần kinh rất phát triển.
IV. Một số hình thức học tập ở động vật :
1. Quen nhờn :
- Đặc điểm: Kích thích không gây nguy hiểm lặp lại nhiều lần à động vật phớt lờ không trả lời kích thích.
- Ý nghĩa : Thích nghi với sự thay đổi liên tục của môi trường sống .
2. In vết
- Đặc điểm: Con non mới ra đời bám theo vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên.
- Ý nghĩa : Được chăm sóc và bảo vệ.
3. Điều kiện hóa :
a. Điều kiện hóa đáp ứng: 
 Là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích tác động đồng thời.
b. Điều kiện hóa hành động:
 Liên kết một hành vi + một phần thưởng (hoặc hình phạt) → động vật chủ động lặp lại hành vi (hoặc tránh hành vi đó).
c. Ý nghĩa: Giúp động vật thích nghi linh hoạt với hoàn cảnh sống.
4. Học ngầm:
- Đặc điểm: Học không có ý thức không biết rõ là mình sẽ học được.
- Ý nghĩa: Khi cần thì tái hiện lại kiến thức đó giúp giải quyết các tình huống tương tự.
 5. Học khôn:
- Là hình thức phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết các tình huống mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
- Môi trường tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng biến đổi không ngừng, tập tính của động vật phong phú và đa dạng để thích nghi với các hoàn cảnh sống khác nhau đó. Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu những dạng tập tính phổ biến mà chúng ta thường thấy trong tự nhiên.
- Để nghiên cứu kiến thức này cô sẽ cung cấp cho các em phiếu học tập sau. Dựa trên kiến thức mà cô cung cấp đó và các ví dụ phân tích sau đây để làm rõ nội dung bài học hôm nay.
- GV: giới thiệu hình ảnh : “sử tử săn mồi”. Theo các em khi nào thì sư tử sẽ có hoạt động săn mồi?
- GV: Tập tính săn mồi là tập tính gì?
- GV: Khi con mồi phát hiện ra nguy hiểm chúng sẽ bỏ chạy, do đó khả năng săn mồi thành công của động vật tùy thuộc vào khả năng của bản thân và những kinh nghiệm học được từ bố mẹ.
- GV: Tập tính kiếm ăn – săn mồi ở động vật có đặc điểm gì?
- GV: Cho ví dụ về tập tính kiếm ăn săn mồi?
- GV: Khi động vật đói và phát hiện con mồi thì sẽ có hoạt động săn mồi. Vậy ý nghĩa của tập tính kiếm ăn-săn mồi là gì?
- GV: Theo các em động vật sống trong tự nhiên xảy ra xung đột với nhau vì lí do gì?
- GV: Nếu có đối tượng lạ xuất hiện trong khu vực mà chúng sinh sống thì chúng sẽ có phản ứng gì?
- GV: Hành động của động vật đó chính là tập tính bảo vệ lãnh thổ. Vậy bảo vệ lãnh thổ là tập tính gì?
- GV: Là 1 tập tính học được, vậy chúng có đặc điểm gì?
- GV: Động vật có những hình thức nào để bảo vệ lãnh thổ của chúng?
 - GV: Mục đích của việc bảo vệ lãnh thổ là gì ?
- GV: Động vật bảo vệ lãnh thổ để giữ gìn nguồn thức ăn, nơi ở, và lựa chọn bạn tình vì con cái thường chọn những con đực có lãnh thổ tốt nhất (con đực có nguồn gen tốt nhất, là điều kiện để duy trì và phát triển nòi giống).
- GV: Mọi sinh vật đều có nhiệm vụ duy trì nòi giống của loài. 
 Vào mùa sinh sản, động vật thường có những biểu hiện gì?
 - GV: Vậy tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh hay học được?
- GV: Tập tính sinh sản có ý nghĩa gì đối với đời sống của động vật?
- GV: Nêu một số ví dụ về tập tính sinh sản của động vật mà em biết?
- GV: Môi trường tự nhiên luôn biến động, trong 1 năm có 4 mùa khác nhau với các điều kiện môi trường khác nhau, sinh vật phải luôn luôn thích nghi với những biến đổi đó.
Vậy những loài không thể thay đổi để thích nghi được chúng phải làm gì?
- GV: Vậy tập tính di cư là gì?
- GV: giới thiệu tập tính di cư của một số động vật.
- GV: Tại sao động vật lại có tập tính di cư ?
- GV: Theo em tập tính di cư là tập tính bẩm sinh hay học được?
- GV: Tập tính di cư của động vật là dạng tập tính phức tạp được thể hiện trong sự di cư của một số loài.
- GV: Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào ?
- GV: Tập tính di cư có ‎ nghĩa gì đối với động vật ?
- GV: Tập tính di cư giúp động vật tránh điều kiện sống khắc nghiệt nguy hiểm đối với sự tồn tại của chúng, đồng thời giải quyết các nhu cầu về thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
- GV: Động vật sống trong tự nhiên có thể sống theo bầy hoặc riêng lẻ từng cá thể. Kể tên một số loài sống theo bầy đàn mà em biết?
- GV: Tập tính sống bầy đàn của động vật được gọi là tập tính xã hội.
- GV: Ở động vật có những tập tính xã hội nào? 
- GV: Tập tính thứ bậc có vai trò gì đối với loài?
- GV: Trong bầy đàn luôn có con đầu đàn, chúng được ưu tiên hơn trong ăn uống và sinh sản, chúng cũng có vai trò bảo vệ các thành viên khác trong bầy.
- GV: Tập tính vị tha có ở những động vật nào?
- GV: Tập tính vị tha giúp được gì cho động vật?
- GV: Trong cuộc sống bầy đàn, chúng luôn có khả năng hi sinh quyền lợi bản thân, tính mạng vì lợi ích sinh tồn của cả bầy đàn. Phân tích ví dụ của “đàn Ong”
Yêu cầu nêu được: Khi phát hiện con mồi do âm thanh, hình ảnh hay mùi từ con mồi phát ra.
Yêu cầu nêu được:
Tập tính học được.
Yêu cầu nêu được:
 Nhóm động vật có hệ thần kinh chưa phát triển thì tập tính kiếm ăn là tập tính bẩm sinh. 
Nhóm động vật có hệ thần kinh phát triển thì chủ yếu có được thông qua quá trình học tập, rút kinh nghiệm.
Yêu cầu nêu được: Tập tính kiếm ăn-săn mồi giúp động vật tồn tại và phát triển tốt hơn.
Học sinh trả lời.
Yêu cầu nêu được:
Tập tính học được.
Yêu cầu nêu được:
 - Chống lại các cá thể khác, cùng loài khi bị xâm phạm
Yêu cầu nêu được
Dùng chất tiết, tuyến thơm.
Yêu cầu nêu được: Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
Yêu cầu nêu được: Khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ
Học sinh trả lời.
Yêu cầu nêu được: Đảm bảo việc duy trì nòi giống. 
Yêu cầu nêu được: Di cư đến nơi ở mới.
Yêu cầu nêu được: Tập tính di cư là sự thay đổi nơi sống theo mùa.
Yêu cầu nêu được: Để thích nghi với hoàn cảnh môi trường sống.
Học sinh trả lời.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Yêu cầu nêu được: Tìm nguồn thức ăn và nơi ở, nơi sinh sản phù hợp.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Yêu cầu nêu được: gồm tập tính thứ bậc và tập tính vị tha.
Yêu cầu nêu được: Di trì trật tự trong bầy, động vật kiếm ăn - săn mồi và bảo vệ mình tốt hơn.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Yêu cầu nêu được: Giúp nhau kiếm ăn, tự vệ, duy trì sự tồn tại của cả đàn.
V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật: 
Phiếu học tập
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.
- GV: Dựa vào những hiểu biết về tập tính của động vật, con người đã ứng dụng những hiểu biết đó vào đời sống và sản xuất.
Em hãy cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,...)
- GV: Hãy kể những tập tính học được chỉ có ở người mà không có ở động vật ?
- GV: Tập tính của người khác tập tính của động vật như thế nào?
-GV: Con người cũng như động vật cũng có tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Với hệ thần kinh rất phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục, học tập người đã xây dựng được những tập tính mới phù hợp với xã hội loài người, có khả năng tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.
- GV: Em hãy kể những thói hư tật xấu mà em thường gặp hoặc thói quen xấu của em ?
- GV: Thói quen xấu chính là các tập tính học được từ môi trường bên ngoài. Cần có biện pháp sửa đổi để có những thói quen tốt. Đối với trẻ em cần giáo dục ngay từ nhỏ để trẻ có được những thói quen tốt.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Học sinh suy nghĩ trả lời.
VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.
- Giải trí: dạy thú làm xiếc
- Bảo vệ mùa màng
- An ninh quốc phòng
- Chăn nuôi
Củng cố:
Nối những ô ở cột A với những ô tương ứng ở cột B :
A B
1.Tập tính kiếm ăn
2.Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
3.Tập tính sinh sản
4.Tập tính di cư
5.Tập tính xã hội
VD 1: Vào cuối xuân, đầu hạ, sau những trận mưa rào, ếch nhái kêu vang vọng ngoài cánh đồng.
VD 2: Vào mùa hè, cá voi xám sống ở Bắc băng dương, mùa đông chúng lại có mặt ở vịnh California.
VD 3: Sóc đất phát tiếng kêu khi phát hiện kẻ thù nguy hiểm.
VD 4: Tinh tinh đực đánh đuổi một con tinh tinh đực lạ.
VD 5: Chim gõ kiến dùng mỏ gõ vào thân cây.
Dặn dò:
- Học bài cũ. 
- Đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Chuẩn bị bài mới.
Giáo viên hướng dẫn 	 Sinh viên thực tập
 Hoàng Thị Sa 	 Trương Thị Kim Quy
PHIẾU HỌC TẬP
Các dạng tập tính ở động vật
Đặc điểm
Ý nghĩa
Ví dụ
1. Kiếm ăn - săn mồi
- Chủ yếu là tập tính học được
- Ở động vật có hệ TK chưa phát triển chủ yếu là tập tính bẩm sinh.
- Ở những động vật có hệ thần kinh phát triển à các tập tính ngày càng phong phú và phức tạp
- Giúp động vật tồn tại và phát triển tốt hơn.
2. Bảo vệ lãnh thổ
- Chủ yếu là tập tính học được.
- Chống lại các cá thể khác cùng loài khi bị xâm phạm
- Hình thức bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau.
- Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
3. Sinh sản
- Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh.
- Đảm bảo việc duy trì nòi giống.
4. Di cư
- Tập tính di cư là sự thay đổi nơi ở theo mùa.
- Là dạng tập tính phức tạp. 
- Tuỳ theo từng loài động vật (cá, chim, thú...) mà có những cách định hướng khác nhau.
- Tìm nguồn thức ăn và nơi ở, nơi sinh sản phù hợp.
5. Xã hội
- Là tập tính sống theo bầy đàn.
- Gồm : Tập tính thứ bậc và Tập tính vị tha
- Duy trì trật tự trong bầy, giúp nhau kiếm ăn, tự vệ, duy trì sự tồn tại của cả đàn.

File đính kèm:

  • docbài 32 tap tinh tt co ban.doc