Giáo án Sinh học 11 nâng cao Bài 35: Hoocmôn thưc vật

Bài 35: HOOCMÔN THƯC VẬT

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật.

 - Học sinh kể được 5 loại hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động tích cực của từng loại hoocmôn.

 - Học sinh mô tả được 3 ứng dụng trong nông nghiệp của từng loại hoocmôn thuộc nhóm chất kích thích.

 - Học sinh mô tả được mối tương quan giữa các loại hoocmôn thực vật.

 

doc8 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 4137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 nâng cao Bài 35: Hoocmôn thưc vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bộ môn: Sinh học 11 NC	Người soạn: Lê Văn Tâm
Ngày soạn:	Lớp dạy:
Tiết dạy:
Bài 35: HOOCMÔN THƯC VẬT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Học sinh trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật.
 - Học sinh kể được 5 loại hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động tích cực của từng loại hoocmôn.
 - Học sinh mô tả được 3 ứng dụng trong nông nghiệp của từng loại hoocmôn thuộc nhóm chất kích thích.
 - Học sinh mô tả được mối tương quan giữa các loại hoocmôn thực vật.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.
 - Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
 3. Thái độ:
 - Học sinh yêu thiên nhiên, có tác động hợp lý vào cây trồng.
II. Thiết bị dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Giáo án.
 - Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Xem bài trước khi lên lớp.
III. Hoạt dộng dạy học:
 1. Ổn định lớp(3’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
 3. Vào bài:
 Hôm trước chúng ta đã học sinh trưởng ở thực vật và cũng đã tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, trong đó có hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây. Để tìm hiểu rõ hơn hoocmôn ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của thực vật chúng ta vào nội dung bài học hôm nay.
Bài 35: Hoocmôn thực vật.
PHT “ Tìm hiểu các hoocmôn ức chế sinh trưởng”:
Loại hoocmôn
Nơi tổng hợp
Tác dụng sinh lý
Axit Abxixic
Chủ yếu ở lá, tích lũy trong các cơ quan già, cơ quan đang ngủ nghỉ, hoặc sắp rụng.
- Ức chế sinh trưởng mạnh.
- Gây rụng lá, quả. 
- Kích thích đóng mở khí khổng trong điều kiện khô hạn.
- Kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.
Etilen
Các mô của quả chín, lá già.
- Thúc đẩy quá trình chín của quả.
- Ức chế quá trình sinh trưởng của cây con, mầm thân củ.
- Gây rụng lá,quả.
Chất làm chậm sinh trưởng
Tổng hợp nhân tạo
Ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản → làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ...
Chất diệt cỏ
Tổng hợp nhân tạo
Phá hoại màng tế bào và màng sinh chất, ức chế quang hợp, ngừng trệ quá trình phân bào...
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khái niệm:
 1. Khái niệm hoocmôn thực vật:(2’)
 Hoocmôn thực vật (phito hoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
 2. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật:(5’)
- Được sinh ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây.
- Hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
- Nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
- Tính chuyên hóa thấp hơn rất nhiều so với hoocmôn động vật.
 3. Phân loại: (1’)
- Có 2 loại hoocmôn thực vật:
 + Hoocmôn kích thích:
 + Hoocmôn ức chế.
II. Hoocmôn kích thích sinh trưởng:
1. Auxin: (4’)
- Auxin có ở các mô phân sinh chồi ngọn và các lá non; phôi trong hạt.
Tác dụng:
- Làm tăng kéo dài tế bào → Kích thích thân rễ kéo dài.
- Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên.
- Gây hiện tượng hướng động
- Phát triển quả, tạo quả không hạt.
- Ức chế sự rụng lá, quả, kích thích ra rễ.
 2.Gibêrelin: (4’)
Gibêrelin có ở các cơ quan đang sinh trưởng như lá non, quả non, chồi non, hạt đang nảy mầm, phôi đang sinh trưởng.
Tác dụng:
- Kích thích phân chia tế bào → thân mọc dài ra, lóng vươn dài.
- Phá trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.
- Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt.
- Ảnh hưởng tới quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ.
 3. Xitôkinin: (4’)
Các tế bào đang phân chia trong rễ, lá non, quả non.
Tác dụng:
- Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ.
- Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên.
- Kìm hãm hóa già.
- Kích thích nảy mầm, nở hoa.
III. Hoocmôn ức chế sinh trưởng: (5’)
PHT
III. Sự cân bằng hoocmôn thực vật: (4’)
Sự cân bằng hoocmôn là tương quan giữa các nhóm hoocmôn kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng (cân bằng chung) và giữa các hoocmôn (cân bằng riêng ) ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của thực vật.
- Cân bằng chung: khi các hoocmôn kích thích chiếm ưu thế (giai đoạn non), cây sinh trưởng mạnh. Khi hoocmôn ức chế chiếm ưu thế, cây sinh trưởng mạnh.
IV. Ứng dụng trong nông nghiệp: (4’)
Người ta sử dụng các hoocmôn sinh trưởng trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thu hoạch, thu hoạch đồng loạt, tạo cây non sớm trong công nghệ tế bào thực vật, tạo cây cảnh...
- Khi sử dụng hoocmôn thực vật cần chú ý nồng độ tối thích, tính chất đối kháng hay hỗ trợ của các loại hoocmôn, quan tâm đến sự phối hợp các loại hoocmôn và điều kiện sinh thái có liên quan đến cây trồng.
- Nhắc lại kiến thức lớp 8, hoocmôn là gì?
- Nghiên cứu mục I trang 131 SGK cho biết hoocmôn thực vật là gì?
- Giáo viên ví dụ: Auxin sinh ra ở đỉnh thân, cành nhưng tác động đến tầng phân sinh bên. Vậy đặc điểm gì ở đây của hoocmôn?
- Nó được di chuyển trong cây theo những dòng mạch nào?
VD: GA với nồng độ 30%o xử lý nảy mầm ở khoai tây.
- Từ ví dụ trên một em hãy nêu đặc điểm của hoocmôn?
- Ở hoocmôn động vật tính chuyên hoá cao, vậy ở hoocmôn thực vật như thế nào?
GV giảng giải: Ở động vật mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.
 Ví dụ: Insulin ở tuyến tuỵ có tác dụng làm hạ đường huyết.
Còn auxin kích thích quá trình nguyên phân, nảy mầm của hạt, chồi, ra rễ phụ,.tác động đến nhiều cơ quan tính chuyên hóa thấp.
- Dựa vào SGK cho biết hoocmôn chia thành mấy loại?
- Hoocmôn kích thích sinh trưởng có những chất nào?
- Quan sát hình 35.1 và nghiên cứu mục 1 trang132 cho biết auxin được tổng hợp ở đâu?
- Vai trò của auxin đối với hoạt động sinh trưởng của hực vật?
- Có nên sử dụng auxin tổng hợp nhân tạo trong sản phẩm nông nghiệp làm thức ăn? Vì sao?
- Gibêrelin có ở cơ quan nào của cây?
- Quan sát hình 35.2 và nghiên cứu mục 2 SGK cho biết tác dụng sinh lí của gibêrelin?
- Nghiên cứu mục 3 trang 133 cho biết xitôkinin được tổng hợp ở đâu và vai trò của nó đối với thực vật?
- Hoocmôn ức chế sinh trưởng có những chất nào?
- Để tìm hiểu các loại hoocmôn ức chế sinh trưởng, chúng ta đi hoàn thành PHT : “tìm hiểu các hoocmôn ức chế”.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 chất . 
Nhóm 1: tìm hiểu chất Axit abxixic.
Nhóm 2: tìm hiểu chất Etilen.
Nhóm 3: tìm hiểu chất làm chậm sinh trưởng.
Nhóm 4: tìm hiểu chất diệt cỏ.
Thời gian là 2 phút để hoàn thành.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình.
 Một thành viên nhóm sẽ lên dán phiếu trả lời.
- Trong quá trình thảo luận, giáo viên quan sát và giúp đỡ các nhóm.
- Sự cân bằng hoocmôn là gì?
Giáo viên bổ sung.
- Điều tiết trạng thái sinh lý của hạt:
 + Trong hạt nảy mầm, GA cao cực đại còn AAB thấp
 +Trong hạt khô,GA thấp còn AAB cao
- Điều tiết sự phát triển của mô callus:
 +Tỉ lệ auxin/xitokinin < 1: tạo chồi.
 +Tỉ lệ auxin/xitokinin > 1: tạo rễ.
- Nêu những ứng dụng của hoocmôn thực vật mà các em biết?
Ví dụ: 
 + Xử lý làm rụng lá trước khi thu hoạch để bổ sung nguồn chất hữu cơ cho đất, tạo điều kiện dễ dàng cho thu hoạch.
 + Bảo quản hạt.
 + Kích thích chồi.
- Những chú ý khi sử dụng hoocmôn thực vật?
- Hoocmôn là những chất hữu cơ, được sản xuất bởi một nhóm tế bào đặc biệt, nó có thể kích thích hoặc kìm hãm hoạt động sống của cơ thể.
- Nghiên cứu SGK và trả lời.
- Được sinh ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác
- Mạch gỗ và mạch rây (là đặc điểm thứ 2)
- Nộng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
- Tính chuyên hoá thấp hơn rất nhiều so với hoocmôn động vật.
- Có 2 loại hoocmôn thực vật:
 + Hoocmôn kích thích:
 + Hoocmôn ức chế.
- Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin.
Trả lời.
-Trả lời.
- Không. Vì chúng không có enzim tự phân giải nên tích lũy gây độc cho người và động vật.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Axit abxixic, Etilen, Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
- Học sinh nghiên cứu SGK phát hiện kiến thức.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng kiến thức.
Nghiên cứu SGK trả lời.
- Học sinh trả lời dựa vào hiểu biết của bản thân.
Trả lời.
IV. Củng cố:
 Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài.
 Học sinh nắm được khái niệm hooc môn thực vật, các loại hooc môn kích thích và hooc môn ức chế. 
 Ghép tên Hoocmôn với ứng dụng của nó. 
Hoocmôn
Ứng dụng
Auxin
Ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá
Gibêrelin
Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa
Xitôkinin
Kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo hạt
Êtilen
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tính) và kích thích sinh trưởng của chồi non
Axit abxixic
Phá ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và tạo quả không hạt
 V. Dặn dò:
 Về nhà học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK trang 142.
 Đọc “mục em có biết”.
 Đọc bài mới : bài 36: phát triển ở thực vật có hoa.
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBộ môn1.doc