Giáo án Sinh học 6 tuần 8

Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON

I) Mục tiêu bài học:

• HS nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ( miền hút )

• Nêu được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.

• Rèn kĩ năng quan sát, so sánh

• GD lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây.

II) Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

• Tranh phóng toH15.1 H10.1SGK

• Bảng phụ cấu tạo trong của thân non.

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần : 8	Ngày soạn: 6/10/2013
Tiết 15
Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I) Mục tiêu bài học:
HS nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ( miền hút )
Nêu được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh 
GD lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây.
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Tranh phóng toH15.1 H10.1SGK
Bảng phụ cấu tạo trong của thân non.
2) Học sinh:
ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong cảu thân non vào vở bài tập.
3) Phương pháp:
Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề kết hợp quan sát tranh và làm việc với SGK.
III) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non
- GV cho HS quan sát h15.1 SGK hoạt động cá nhân
- GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non. GV nhận xét bổ sung.
* GV treo tranh bảng phụ yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bảng.
- GV đưa đáp án đúng
- HS quan sát H15.1 đọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non.
Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn → nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu nêu được 2 phần:
+ Vỏ: Biểu bì, thịt vỏ.
+ Trụ giữa: Mạch, Ruột
* Cácnhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bángGK tr.49 
- Đại diện 1,2 nhóm lên viết vào bảng phụ 1 nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nghe và theo dõi bảng rồi bổ sung.
1)Cấu tạo trong của thân non.
-Gồm 2 phần:
+ Vỏ: 
Biểu bì: Bảo vệ bộ phận bên trong.
Thịt vỏ: Dự trữ và tham gia quang hợp.
+ Trụ giữa:
Bó mạch: Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ vận chuyển muối khkoáng và nước
Ruột chứa chất dự trữ.
* Hoạt động 2:So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
- GV treo tranh H15.1 và H10.1 lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo của thân non và rễ.
- Gv yêu cầu HS làm bài tập ▼ SGK tr.50.
- GV gợi ý : Thân rễ được cấu tạo bằng gì? có những bộ phận nào? vị trí của bó mạch?
* So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
- GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn đối chiếu phần vừa trình bày bổ sung→tìm xem có bao nhiêu nhóm đúng hoàn toàn. GV có thể cho điểm 1 nhóm.
- Nhóm thảo luận 2 nội dung:
+ Tìm các đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận 
+ Tìm đặc điểm khác nhau: vị trí bó mạch 
- Đại diện nhóm lên trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.
2) So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
- Nội dung kiến thức trong bảng so sánh.
IV) Củng cố:
GV sử dụng những câu hỏi SGV 
V) Dặn dò:
HS học thuộc mục điều em lên biết.
Mỗi nhóm chuẩn bị 2 thớt gỗ
VI) Rút kinh nghiệm
Tuần : 8	Ngày soạn: 6/10/2013
Tiết 16
Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU
A) Mục tiêu bài học:
HS trả lời được câu hỏi thân cây to ra do đau. Phân biệt được dác và dòng, tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết kiến thức .
GD ý thức bảo vệ thực vật.
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Đoạn thân gỗ già cưa ngang
Tranh H 15.1, H16.1-2
2) Học sinh:
Chuẩn bị thớt 1 cành cây bằng lăng dao nhỏ, giấy lau.
3) Phương pháp:
Sử dụng phương pháp nêu và giảI quyết vấn đề kết hợp hoạt động nhóm và làm việc với hình mẫu vật và SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh
- GV treo tranh H15.1 và H16.1 trả lời câu hỏi cấu tạo trong của thân trưởng thành khác thân nnon như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS xác định 2 tầng phát sinh như SGV.
- GV yêu cầu HS đọc SGK → Thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi .
- GV gọi đại diện nhóm lên chữa bài.
- GV nhận xét phần trao đổi của HS các nhóm yêu cầu HS rút ra kết luận cuối cùng của hoạt động này. 
- HS quan sát tranh trên bảng → Trao đổi trong nhóm → Ghi vào giấy nhận xét.
-1 HS lên bảng trả lời chỉ trên tranh điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành .
- HS các nhóm tập làm theo GV→ tìm tầng sinh vỏ và tàng sinh trụ.
- HS đọc mục thông tin □ SGK tr.51 , trao đổi nhómthống nhất ý kiến ghi ra giấy 
- HS của nhóm mang mẫu của nhóm lên chỉ vị trí tầng pháy sinh và nội dung trả lời→ nhóm khác bỏ sung→ rút ra kết luận
1) Tầng phát sinh.
- Cây to ra là nhớ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
* Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây.
- GV cho HS đọc thông tin SGK → tập đếm vòng gỗ thảo luận theo 2 câu hỏi .
- GV gọi đại diện 1→2 nhóm mang miếng gỗ lên trước lớp rồi đếm só vòng gỗ xác định tuổi cây .
- GV nhận xét và cho điểm nhóm có kết quả đúng.
- HS đọc thông tin □ SGK tr.51, mục em có biết tr.53 quan sát H16.3 trao đổi nhóm .
+ Vòng gỗ hàng năm là gì ? tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu ?
+ Làm thế nào để đếm được tuổi cây
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả → Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS các nhóm đếm số vòng gỗ trên miếng gỗ của mình rồi trình bày trước lớp → nhóm khác bổ sung. 
2) Khái niệm rác và dòng.
- Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ , đếm số vòng gỗ → Xác định được tuổi của cây.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu kháI niệm dác và dòng 
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập trả lời câu hỏi .
+ Thế nào là dác ?thế nào là ròng?
+Tìm hiểu sự khác nhau giữa dác và ròng?'
- GV nhận xét phần trả lời của HS → Có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao sau 1 thời gian vớt lên có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng còn phần trong cứng chắc. Em hãy giải thích ?
* Người ta thường chọn những phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu?
- GV chú ý GD ý thức bảo vệ cây rừng
- HS đọc thông tin quan sát H16.2 SGK tr.52→ trả lời 2 câu hỏi.
-1→2 hs trả lời →HS khác bổ sung.
- HS dựa vào vị trí của dác và ròng để trả lời câu hỏi 
- Dựa vào tính chất của dác và ròng để trả lời 
3) Khái niệm dác và ròng.
- Dác là lớp gỗ màu sáng phía ngoài
- Ròng là lớp gỗ màu sẫm rắn chắc hơn dác, nằm phía trong.
- Thân cây gỗ già có dác và ròng.
D) Củng cố:
GV gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí của tàng phát sinh- trả lời câu hỏi thân cây to ra do đâu?
Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? 
E) Dặn dò:
Ôn lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch 
HS đọc trước bài 17 , làm thí nghiệm 
F) Rút kinh nghiệm
Ký duyệt
 Trần Thị Tuyết Loan

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Bài giảng liên quan