Giáo án sinh học lớp 9 - Tiết 10 - Bàì 10: Giảm Phân

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân.

- Nêu được điểm khác nhau của từng kì ở giảm phân lần 1, lần 2.

2. Kĩ năng:

* Rèn luyện các kĩ năng sau:

- Quan sát tranh

- Hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Các hình ảnh mô tả diễn biến quá trình nguyên phân.

- Giáo án điện tử.

- Phiếu học tập.

- Phiếu kiểm tra - đánh giá.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài 10.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sinh học lớp 9 - Tiết 10 - Bàì 10: Giảm Phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 10, Baì 10: GIẢM PHÂN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân.
- Nêu được điểm khác nhau của từng kì ở giảm phân lần 1, lần 2.
2. Kĩ năng:
* Rèn luyện các kĩ năng sau:
- Quan sát tranh 
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Các hình ảnh mô tả diễn biến quá trình nguyên phân.
- Giáo án điện tử.
- Phiếu học tập.
- Phiếu kiểm tra - đánh giá.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn bài 10.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
	1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	* Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân?
	3. Giới thiệu bài mới: 
* Giảm phân cũng là một trong các hình thức phân bào. Vậy quá trình này xảy ra ở đâu? Diễn biến như thế nào? Có ý nghĩa gì?
	4. Nội dung bài mới:
PHƯƠNG PHÁP
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về giảm phân: 
- HS quan sát kì trung gian ở H10, cho biết: 
 + Quá trình giảm phân xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?
 + Quá trình giảm phân gồm bao nhiêu lần phân bào?
 + Kì trung gian có đặc điểm gì?
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những biến đổi cơ bản của NST trong giảm phân
- Cho HS lần lượt quan sát các kì của giảm phân. Sau khi HS quan sát băng hình, yêu cầu rút ra nhận xét và hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS trả lời - GVnhận xét, bổ sung.
- Kết quả của quá trình nguyên phân?
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân:
- Tại sao trong giảm phân các TB con lại có bộ NST giảm một nửa (n)?
- Có ý nghĩa gì?
- Nhằm mục đích gì?
HĐ1: Tìm hiểu về giảm phân: 
- Là hình thức phân bào xảy ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
- Trung thể nhân đôi.NST nhân đôi tạo thành NST kép.
HĐ2: Tìm hiểu những biến đổi cơ bản của NST trong giảm phân:
- HS lần lượt quan sát các kì của giảm phân. Sau khi HS quan sát băng hình, rút ra nhận xét và làm phiếu học tập.
- HS trả lời, hoàn thiện phiếu học tập.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân:
- Chỉ có 1 lần nhân đôi NST ở kì trung gian lần 1, mà lại thực hiện 2 lần phân bào liên tiếp nên số lượng NST chỉ là (n).
- Chính là cơ chế tạo các giao tử (n).
- Để khi thụ tinh có sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng sẽ tạo hợp tử có bộ NST (2n).
I. GIẢM PHÂN:
- Là hình thức phân bào xảy ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. Mỗi lần phân bào gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Trước khi bước vào lần phân bào thứ nhất:
 + Trung thể nhân đôi.
 + NST nhân đôi tạo thành NST kép.
II. NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN:
- Diến biến: xem phiếu học tập.
- Kết quả: Từ một tế bào sinh dục (2n NST) , trải qua giảm phân, tạo ra 4 tế bào sinh dục đơn bội (giao tử) đều có n NST (số lượng NST giảm đi một nửa).
III. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN:
 - Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST.
- Khi thực hiện quá trình thụ tinh bộ NST được khôi phục trở lại (2n) để hình thành cơ thể mới.
5. Tổng kết - Củng cố: 
- Cho HS làm phiếu kiểm tra – đánh giá.
	I. Bài tập 1: So sánh nguyên phân và giảmphân?
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
- Gồm ..phân bào
- Tạo ra ..có bộ NST.
- Xảy ra ở .
- Gồn .phân bào liên tiếp.
- Tạo ra ..có bộ NST
.
II. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì nào?
	a. Kì trung gian
	b. Kì đầu
	c. Kì giữa
	d. Kì sau và kì cuối
2.Ruồi giấm có 2n = 8.Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân I.Tế bào đó có bao nhiêu NST kép trong các trường hợp sau?
	a. 4
	b. 8
	c. 16
	d. 32
3. Ruồi giấm có 2n = 8.Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II.Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau?
	a. 2
	b. 4
	c. 8
	d. 16
4. Kết quả của giảm phân tạo ra loại tế bào nào:
	a. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n.
	b. Giao tử có bộ NST n
	c. Tinh trùng có bộ NST n
	d. Trứng có bộ NST n
6. Nhận xét - Dặn dò: 
6.1 Nhận xét: Nhận xét về tinh thần, ý thức học tập của HS.
	6.2 Dặn dò:
	- Học và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc kĩ bài 11.Yêu cầu: 
+ Đọc kĩ phần I, cho biết kết quả của nội dung I
+ Nêu khái niệm của sự thụ tinh.
 + Giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa gì? 

File đính kèm:

  • docTIET10.SINH9.doc