Giáo án Tin học 10 tiết 6: Giới thiệu về máy tính

Tên bài giảng: Đ3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức.

- HS biết được cấu trúc chung của một máy tính thông qua một máy vi tính và sơ lược về hoạt động của nó như một hệ thống đồng bộ.

- Biết được máy tính được điều khiển bằng chương trình.

2. Kỹ năng.

- Nhận biết 1 số bộ phận chính của máy tính.

3. Thái độ.

- Qua đó, HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.:

 

doc2 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 6: Giới thiệu về máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn : / /2006	Tiết thứ : 6 
Ngày giảng: / /2006	Tên bài giảng: Đ3. giới thiệu về máy tính
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức.
HS biết được cấu trúc chung của một máy tính thông qua một máy vi tính và sơ lược về hoạt động của nó như một hệ thống đồng bộ. 
Biết được máy tính được điều khiển bằng chương trình. 
2. Kỹ năng.
- Nhận biết 1 số bộ phận chính của máy tính.
3. Thái độ.
- Qua đó, HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.:
II. Phương pháp, phương tiện giảng bài
SGK, SGV, giáo cụ trực quan là máy tính tháo rời. Kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn các hình vẽ trực quan trên màn hình máy chiếu tương ứng với các tình huống trong bài giảng.
Học sinh nghe giảng, đọc tài liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi của giáo viên.
Học sinh làm việc theo nhóm.
III. Nội dung:
1. Kiểm tra bài cũ: (10')
Khái niệm hệ thống tin học? Em hãy nêu các thành phần chính của sơ đồ cấu trúc máy tính? 
Nêu chức năng và các thành phần của Bộ xử lớ trung tõm (CPU – Central processing Unit)?
2. Đặt vấn đề vào bài mới (3’) :
 Trong bài học hụm trước, cỏc em đó được tỡm hiểu Bộ xử lớ trung tõm (CPU – Central processing unit). 
Hụm nay, chỳng ta tiếp tục tỡm hiểu cỏc thành phần cũn lại của mỏy tớnh bao gồm bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, thiết bị ra.
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy và trũ
TG
4. Bộ nhớ trong ( Main Memory).
- Chức năng: Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
- Bộ nhớ trong của máy tính gồm hai phần: 
+ ROM (Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc) chứa một số chương trình hệ thống, thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình 
+ RAM (Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): 
Là phần bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Bộ nhớ trong gồm các ô nhớ được đánh số thứ tự bắt đầu từ 0. 
Số thứ tự của một ô nhớ được gọi là địa chỉ của ô nhớ đó
GV : Nêu chức năng của BNT, cho HS quan sát bộ nhớ RAM
GV : Em hãy phân biệt bộ nhớ ROM và RAM.
HS: TL dựa trên SGK - Tr 21
GV: chốt lại 
+ Dữ liệu trong ROM không xoá được và chỉ dùng để đọc. Khi tắt máy, dữ liệu trong ROM không bị mất đi.
+ Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.
GV: Ngoài ra, khi thực hiện chương trình, máy tính truy cập dữ liệu ghi trong ô nhớ thông qua địa chỉ của nó
Bộ nhớ RAM có dung lượng từ 128 MB đến cỡ hàng Gi-ga-bai.
10’
5. Bộ nhớ ngoài (Secondary memory)
- Chức năng: Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
+ Đĩa cứng (Hard disk): gắn sẵn trong ổ đĩa cứng. Đĩa cứng có dung lượng rất lớn và tốc độ đọc/ghi rất nhanh.
+ ổ đĩa mềm dùng để đọc/ghi đĩa mềm (Floppy Disk) có đường kính 3,5 inch (8,75 cm) với dung lượng 1,44 MB.
+ Đĩa CD có mật độ ghi dữ liệu rất cao
+ Thiết bị nhớ flash có dung lượng lớn với kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng.
GV: dữ liệu ghi ở bộ nhớ ngoài có thể tồn tại ngay cả khi tắt máy (không còn nguồn điện).
GV: Yêu cầu HS phân biệt ổ đĩa và các loại đĩa?
HS: có thể đưa các đĩa mềm hoặc đĩa CD khác nhau vào ổ đĩa tương ứng 
GV: Tuy nhiên để ngắn gọn ta đồng nhất chúng như 
nhau. 
GV: Trong thực tế, thiết bị nhớ flash sử dụng cổng giao tiếp USB nên còn được gọi là USB.
Ngày nay, dung lượng của bộ nhớ ngày càng lớn và kích thước vật lí của nó ngày càng nhỏ
10’
6. Thiết bị vào (Input device)
a) Bàn phím (Keyboard)
- Các phím được chia thành hai nhóm: 
+ nhóm phím kí tự 
+ nhóm phím chức năng 
khi ta gõ một phím nào đó, mã tương ứng của nó được truyền vào máy.
b) Chuột (Mouse)
Bằng các thao tác nháy nút chuột, ta có thể thực hiện một lựa chọn nào đó trong bảng chọn (menu) đang hiển thị trên màn hình. 
c) Máy quét (Scanner)
Máy quét là thiết bị cho phép đưa văn bản và hình ảnh vào máy tính.
d) Webcam
Thu và truyền trực tuyến hình ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy đó. 
GV: Cho HS xem mô hình bàn phím cụ thể. Yêu cầu HS chỉ õ các nhóm phím và chức năng của chúng.
HS: TL ( Gồm 2 nhóm phím : chữ số, chữ cái và các phím F1=>F12)
GV : Đúc kết và đưa ra kết luận.
+ Khi gõ phím kí tự, kí hiệu trên mặt phím xuất hiện trên màn hình. 
+ Một số phím có chức năng đã được mặc định, chức năng của một số phím khác được quy định tuỳ phần mềm cụ thể( F2 đóng trong TP, F12 ghi chương trình trong word...)
GV: Cho HS xem con chuột sau đó quan sáy nút chuột trái, chuột phải, bi lăn ...
GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 17 trang 23
GV: Có phần mềm có khả năng chỉnh sửa văn bản hoặc hình ảnh đã được đưa vào trong máy độ chính xác tới 80 - 90%
Webcam (h. 18) là một camera kĩ thuật số
15’
IV. Củng cố, bài tập: 
Nhắc lại các bộ phận chính của MT: 
Bộ xử lớ trung tõm (CPU – Central processing unit)
Bộ nhớ trong (Main memory)
Bộ nhớ ngoài (Secondary memory)
Thiết bị vào (Input device)
Thiết bị ra (Output device)
Bài tập: 
V. Rút khinh nghiệm giảng dạy:

File đính kèm:

  • docTIET 6.doc
Bài giảng liên quan