Giáo án Tin học 6 - Học kì I - Bài 1: Thông tin và tin học

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Bước đầu giúp học sinh làm quen với môn tin học, hình dung khái quát về môn tin học và rút ra phương pháp học bộ môn này.

- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động của con người.

- Hiểu rõ hơn về mô hình xử lí thông tin, cách thức mà con người tiếp nhận và truyền thông tin.

- Học sinh được khái niệm hoạt động thông tin và tin học là gì?

2. Kỹ năng

- Hình thành cho học sinh khả năng nhận xét và xử lý thông tin.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.

- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, yêu thích tìm hiểu và tư duy khoa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì I - Bài 1: Thông tin và tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết PPCT: 01 - 02
Tuần: 01
Ngày dạy: 01/8/2014
Lớp: 6A1, 6A2
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu giúp học sinh làm quen với môn tin học, hình dung khái quát về môn tin học và rút ra phương pháp học bộ môn này.
- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động của con người.
- Hiểu rõ hơn về mô hình xử lí thông tin, cách thức mà con người tiếp nhận và truyền thông tin.
- Học sinh được khái niệm hoạt động thông tin và tin học là gì?
2. Kỹ năng
- Hình thành cho học sinh khả năng nhận xét và xử lý thông tin.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, yêu thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (3’)
2. Bài mới	
* Giới thiệu bài mới: (2’)
- Chúng ta biết rằng tin học có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển lịch sử loài người. Sử phát triển của tin học được gắn liền với sự phát triển của các thế hệ máy tính điện tử. Máy tính điện tử là một thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm để lưu trữ và xử lí thông tin. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được mối quan hệ giữa thông tin và tin học.
* Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin là gì? (20’)
- GV: Đặt vấn đề về thông tin là gì?
+ Xung quanh ta có rất nhiều thông tin và những thông tin này được xuất từ nhiều nguồn khác nhau. Để hiểu rõ thông tin là gì chúng ta tìm hiểu một số ví vụ sau:
+ Tiếng trống trường sẽ báo cho em biết giờ ra chơi hay vào lớp.
+ Ta di ngang qua ngã tư đường gặp đèn tín hiệu giao thông báo màu đỏ cho ta biết không thể qua đường.
+ Xem dự báo thời tiết trên Ti vi ta có thể biết được khí hậu ngày mai là nắng hay mưa,
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Từ các ví vụ trên em nào cho biết thông tin có xung quanh ta không?
- HS: Thông tin có ở xung quanh chúng ta
- GV: Thông tin có giúp ít cho chúng ta trong cuộc sống không? Cho ví vụ?
- HS: Trả lời theo hiểu biết
- GV: Vây thông tin là gì?
- HS: Đọc khái niệm
HĐ 2: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người (20’)
- GV: 
+ Quyển sách chứa rất nhiều thông tin khi các em đọc và tìm hiểu những kiến thức trong sách, nghĩa là các em đã tiếp nhận thông tin trong đó.
+ Khi giải được bài toán nào đó thì em nhớ được phương pháp của bài toán đó nghĩa là các em đã lưu trữ thông tin. Sau đó các em lại so sánh kết quả, trao đổi cách làm với nhau → trao đổi thông tin.
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Cho ví vụ hoạt động thông tin là gì?
- HS: Trả lời theo hiểu biết.
- GV: Chốt lại vấn đề (Mỗi hành động việc làm của con người đều gắn liền với hoạt động thông tin cụ thể. Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất.
- HS: Nghe giảng – ghi chép
- GV: Giải thích mô hình xử lí thông tin:
+ Thông tin vào: là thông tin trước khi xử lí. Đây là cơ sở của quá trình xử lí thông tin.
+ Xử lí: chính là việc tiếp nhận thông tin. Đây là nội dung xử lí thông tin.
+ Thông tin ra: là kết quả của thông tin sau khi được xử lí. Đây là mục đích của quá trình xử lí thông tin.
- HS: Quan sát – ghi nhớ
1. Thông tin là gì?
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về một sự kiện, một hiện tượng,..nào đó về thế giới xung quanh ta hoặc về chính con người.
- VD: tiếng trống trường, tiếng chim hót,..
- Có nhiều nguồn thông tin khác nhau đó là: các bài báo, bản tin, thời sự, tín hiệu đèn xanh đèn đỏ,
II. Hoạt động thông tin của con người
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ, truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
- Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết của con người.
Tiết 2
HĐ 3: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người (tt) (10’)
- GV: Treo mô hình xử lí thông tin để giải thích:
+ Con người đưa thông tin vào bằng gì? (bằng các giác quan: tai, mắt, mũi,..)
+ Con người xử lí thông tin bằng gì? (bằng cơ chế thần kinh bộ não)
+ Con người đưa thông tin ra bằng gì? (bằng lời nói, chữ viết, hành động, biểu cảm,,..)
- HS: Lắng nghe – ghi chép
- GV: Yêu cầu HS cho ví vụ về việc tiếp nhận, truyền thông tin bằng các giác quan.
- HS: Phát biểu theo hiểu biết
HĐ 4: Tìm hiểu hoạt động thông tin và tin học (15’)
- GV: Giải thích hoạt động thông tin của con người tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não.
+ Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin.
+ Bộ não thực hiện việc xử lí và lưu trữ thông tin thu nhận được.
→ Khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động th6ng tin thì có hạn.
HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Hãy nêu những hạn chế của các giác quan và bộ não?
- HS: Phát biểu theo hiểu biết
- GV: Ngày nay con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn. Đây là nguyên nhân ra đời của máy tính điện tử.
HS: Lắng nghe – ghi chép
II. Hoạt động thông tin của con người (tt)
- Mô hình xử lí thông tin gồm 3 giai đoạn:
+ Thông tin vào: bằng các giác quan tai, mắt, mũi,
+ Xử lí thông tin bằng não
+ Thông tin ra bằng lời nói, hành động, chữ viết,
III. Hoạt động thông tin và tin học
- Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
- Máy tính hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như giải trí, làm việc,
3. Củng cố: (4’)
- Tìm thêm ví vụ về thông tin?
- Nêu quá trình xử lí hoạt động thông tin của con người?
- Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
- Làm các bài tập trong SGK/5.
4. Dặn dò: (1’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay.
- Tìm hiểu thêm bài đọc thêm “SỰ PHONG PHÚ CỦA TIN HỌC” 
- Về xem trước nội dung bài 2 “THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN”.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 01 02.doc