Giáo án Tin học 6 - Học kì II - Bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là văn bản dạng bảng.

- Biết thêm một cách để trình bày văn bản.

- Biết về các cách tạo bảng.

2. Kỹ năng

- Thực hiện được thao tác tạo một bảng biểu trong văn bản.

- Biết được một số thao tác về bảng biểu: tạo, thay đổi kích thước cột và hàng.

3. Thái độ

- Rèn luyện khả năng làm việc chính xác và kỷ luật.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa, máy chiếu.

- Học sinh: sách giáo khoa, vở viết

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Mục đích của việc chèn hình ảnh là gì?

- Nêu thao tác thay đổi bố trí hình ảnh trên văn bản?

- Nêu các thay đổi kích thước của hình ảnh?

2. Bài mới

 

docx2 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Học kì II - Bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết PPCT: 60
Tuần: 31
Ngày dạy: 08/4/2014
Lớp: 6A1, 6A2
BÀI 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là văn bản dạng bảng.
- Biết thêm một cách để trình bày văn bản.
- Biết về các cách tạo bảng.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được thao tác tạo một bảng biểu trong văn bản.
- Biết được một số thao tác về bảng biểu: tạo, thay đổi kích thước cột và hàng.
3. Thái độ
- Rèn luyện khả năng làm việc chính xác và kỷ luật.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa, máy chiếu.
- Học sinh: sách giáo khoa, vở viết
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Mục đích của việc chèn hình ảnh là gì?
- Nêu thao tác thay đổi bố trí hình ảnh trên văn bản?
- Nêu các thay đổi kích thước của hình ảnh?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu về cách tạo bảng (25’)
- GV: Để tạo được một bảng biểu thì trước hết ta phải biết được cấu tạo của bảng biểu. 
- GV: Đây là cấu tạo của một bảng biểu (Hình ảnh minh hoạ). 
- GV: Vậy em nào có thể cho thầy biết cấu tạo bảng như thế nào?
- HS: Quan sát – phát biểu
- GV: Nhận xét, bổ sung. Như vậy các em đã tìm hiểu được cấu tạo của bảng biểu. Vậy cách tạo mới một bảng như thế nào? Các em tìm hiểu cách tạo bảng biểu.
- HS: Tìm hiểu SGK, phát biểu cách tạo bảng
- GV: Tạo mới một bảng thông thường có hai cách cơ bản: Dùng hộp thoại Insert table và dùng biểu tượng trên thanh công cụ.
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Thao tác vừa hướng dẫn cách tạo bảng bằng 2 cách.
- HS: Quan sát – thao tác lại
- GV: Tóm lại nội dung chính cho HS ghi bài
- HS: Ghi bài
- GV: Muốn nhập nội dung vào ô nào thì ta nháy chuột chọn ô đo
HĐ 2: Tìm hiểu cách thay đổi kích thước cột và hàng (10’)
- GV: Khi tạo bảng thì kích thước của cột, hàng được quy định sẵn. Nhưng có những trường hợp dữ liệu trong ô được trình bày dài hơn hoặc ngắn hơn thì ta phải làm thế nào?
- HS: Suy nghĩ – phát biểu
- GV: Nhận xét, gặp những trường hợp như thế ta phải thay đổi kích thước cho phù hợp.
- GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện công việc trên bằng hình quan máy chiếu hoặc thức treo tranh
-HS: Lắng nghe – quan sát
- GV: Tóm lại nội dung
- HS: Ghi nội dung
- GV: Thao tác lại và yêu cầu HS thực hiện
- HS: Quan sát thực hiện lại
1. Tạo bảng
a. Cấu tạo bảng
- Bảng gồm có các hàng và các cột. Giao của hàng và cột gọi là ô.
b. Cách tạo bảng
* Cách 1: Dùng biểu tượng trên thanh công cụ
- B1: Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn
- B2: Chọn nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ 
- B3: Kéo rê chuột chọn số hàng và số cột cần tạo
* Cách 2: Dùng Menu lệnh
- B1: Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn
- B2: Chon Table " Insert " Table
"Xuất hiện hộp thoại Insert Table
- B3: Nhập số hàng và số cột
 + Number of columns: Chọn số cột.
 + Number of rows: Chọn số dòng.
- B4: Chọn OK
* Gõ nội dung vào: Nháy chuột để đặt con trỏ soạn thảo vào ô và tiến hành soạn thảo
* Lưu ý: Để di chuyển con trỏ ta dùng các phím mũi tên và phím Tab.
2. Thay đổi kích thước của cột và hàng
- B1: Đặt con trỏ chuột vào đường biên của cột hoặc hàng cho đến khi con trỏ trở thành mũi tên 2 chiều
- B2: Rồi kéo đường biên về phía cần mở rộng hoặc thu hẹp.
+ Cột: kéo sang phải " mở rộng, kéo sang trái " thu hẹp.
+ Hàng: kéo xuống " mở rộng, kéo lên " thu hẹp.
3. Củng cố (4’)
- Khi nào ta cần trình dữ liệu dưới dạng bảng?
- Nêu các bước để tạo bảng trong văn bản?
4. Dặn dò: (1’) 
- Về nhà học kiến thức ngày hôm nay và xem tiếp các phần còn lại của bài để tiết sau học tiếp.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxt 60.docx