Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10 cả năm

Tiết :1 – 2

Bài dạy:Tiếng Việt NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT; THỰC HÀNH SỬA LỖI.

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường.

-Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực hành.

- Trò: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy nhắc lại những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt?

 

doc39 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hư 12 sứ quân .
+ Văn học phê phán mạnh mẽ tầng lớp thống trị, phản ánh sâu sắc khát vọng hoà bình, thống nhất. Gắn liền với tiếng nói yêu nước là sự khẳng định giá trị nhân đạo ở những giai đoạn mà quyền sống của con người được đề cao
- Giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII hết thế kỉ XIX.
+ Ý thức đề cao con người, đề cao hạnh phúc đời thường, xu thế đòi giải phóng tình cảm cá nhân và ước vọng vượt lên mọi quy luật tù túng của xã hội phong kiến.
=> Nội dung yêu nước và nhân đạo vừa gắn liền vừa đan xen vừa tiếp nối vừa phát triển -> quyết định bản sắc và truyền thống văn học.
VD: Hịch, cáo, chiếu, biểu, văn thư binh vận, thơ ca chiến trận- > nghiêng về nội dung yêu nước.
+ Văn học trữ tình và thế sự: Thiền, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói -> tiếng nói nhân đạo.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được quá trình hình thành nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.
- Bài tập về nhà: Ôn lại giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học trung đại được học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
CHỦ ĐỀ 6
Ngày soạn: 10/3/09.
Tiết : 28 - 29
Bài: Đọc văn NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN 
 HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG 
 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 ( Tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những đặc điểm lịch sử xã hội tác động đến sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam. 
 Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.
 Thấy được vai trò, ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học dân tộc.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, phân tích một vấn đề văn học.
- Thái độ: Có ý thức trong việc kết hợp giữa yếu tố thời đại, văn học sử với tác phẩm văn học trung đại.
II. CHUẨN BỊ.
-Thầy:Chuẩn bị nội dung bài dạy, các phương án tổ chức lớp học.
-Trò:Ôn tập lại bài Khái quát văn học trung đại Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
-Ổn định tổ chức ( 1 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Nêu các thời kì phát triển của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
40
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung yêu nước.
GV: Em hãy kể tên các tác phẩm văn học trung đại được học thiên về nội dung yêu nước?
GV: Nội dung yêu nước trong các tác phẩm vừa nêu thể hiện ở những phương diện nào?
HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời.
II. Sự thể hiện nội dung yêu nước và nhân đạo qua một số tác phẩm văn học.
1. Nội dung yêu nước.
* Thể hiện rõ nét qua các tác phẩm:
- Vận nước (Sư Pháp Thuận): Vận nước gắn liền với ngôi vua.
- Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi): Khẳng định chính nghĩa vốn được xây nền từ truyền thống văn hiến, từ vị thế chủ động của một đất nước có chủ quyền và niềm tự hào trước thế hệ anh hùng hào kiệt.
- Phú sông Bạch Đằng( Trương Hán Siêu): 
+ Khái quát những quy luật lớn lao của cõi sông nước.
+ Khẳng định cơ sở chiến thắng là con người, tài trí con người.
+ Ca ngợi hai vị vua như là biểu tượng của người tài đức, văn võ song toàn.
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão): Khí thế ba quân và hình ảnh võ tướng, người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ, đo đếm bằng chiều kích của giang sơn, của núi rộng sông dài.
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi): Khát vọng về đất nước thái bình nhân dân được ấm no hạnh phúc.
45
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung nhân đạo.
GV: Em hãy kể tên các tác phẩm văn học trung đại được học thiên về nội dung nhân đạo?
GV: Nội dung nhân đạo trong các tác phẩm vừa nêu thể hiện ở những phương diện nào?
GV: Giúp học sinh khái quát lại giá trị nội dung của Truyện Kiều và các đoạn trích được học.
HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời.
2. Nội dung nhân đạo.
- Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn): Tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương chồng đi chinh chiến phương xa .
- Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều): 
+ Lê án chế độ cung tần mĩ nữ trong cung vua phủ chúa ngày xưa. 
+ Nỗi đau của người cung nữ bị vua ruồng bỏ.
- Truyện Kiều (Nguyễn Du): 
 + Là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lý.
+ Tiếng khóc thương cho số phận con người, khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ, khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan, cho nhân phẩm bị chà đạp, thân xác con người bị đày đọa.
+ Khẳng định các giá trị đích thực của nhân sinh.
+ Bản cáo trạng đanh thép với các thế lực đen tối.
 + Truyện Kiều còn là tiếng nói hiểu đời, thể hiện tấm lòng bao dung cảm thông sâu sắc cho số phận con người.
* Các đoạn trích trong Truyện Kiều:
- Trao duyên: Thể hiện quan niệm đẹp về tình yêu, yêu không chỉ là vì mình mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu, đồng thời đoạn trích còn nói lên nỗi đau đến cực độ của Kiều khi tình yêu tan vỡ.
 - Nỗi thương mình: Đoạn trích thể hiện cảm giác đau đớn xót xa của Kiều trước thân phận, nhân phẩm bị chà đạp ở lầu xanh. Qua đó ta thấy được nhân cách cao đẹp của Kiều.
- Chí khí anh hùng:Qua nhân vật Từ Hải, tác giả thể hiện ước mơ công lý trong xã hội không có công lý.
=> Nhìn chung nội dung yêu nước và nhân đạo gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau và là những giá trị luôn tồn tại trong nhau, làm nên hai dòng chủ lưu trong nền văn học dân tộc.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm, đoạn trích được học.
- Bài tập về nhà: Ôn lại những giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học trung đại được học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
CHỦ ĐỀ 7
Ngày soạn: 20/3/09
Tiết : 30	
Bài: Tiếng Việt	 LUYỆN TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và khắc sâu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật qua một số đoạn thơ quen thuộc.
- Thái độ: Có ý thức trong việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
II. CHUẨN BỊ.
-Thầy:Chuẩn bị nội dung bài dạy, các phương án tổ chức lớp học.
-Trò: Ôn lại các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
-Ổn định tổ chức ( 1 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
30
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK, SBT.
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 4 SGK. Gợi ý:
- Về hình tượng, mỗi đoạn thơ có sự khác nhau như thế nào?
- Cảm xúc của mỗi nhà thơ trước cảnh vật mùa thu có gì khác nhau?
- Nhận xét về từ ngữ trong mỗi đoạn thơ?
- Khái quát về phong cách thơ của mỗi nhà thơ?
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 7 SBT, gợi ý các câu hỏi:
Xưa phù du mà nay đã phù sa,
Xưa bay đi mà nay không trôi mất.
Cho đến được lúa vàng, đất mật,
Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.
(Nay đã phù sa – Chế Lan Viên).
- Tính hình tượng trong đoạn thơ thể hiện qua những hình ảnh nào? Các hình ảnh này có đặc điểm ra sao?
- Tìm ra các tầng nghĩa của đoạn thơ.
HS: Đọc bài tập SGK, thảo luận và trả lời theo gợi ý của giáo viên.
HS: Đọc bài tập, thảo luận phát biểu.
1) Bài tập 4 (SGK, tr 102).
- Về hình tượng: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến là hình tượng bầu trời bao la, trong xanh tĩnh lặng:Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, mọi sự chuyển động đều nhẹ nhàng, uyển chuyển: lơ phơ; hắt hiu,Còn mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư là âm thanh xào xạc, và lá vàng lúc chuyển mùa. Trong thơ Nguyễn Đình Thi thì tràn trề sức sống mới.
- Về cảm xúc: Nguyễn Khuyến thích cảm nhận cảnh thu trong sáng, tĩnh lặng. Lưu Trọng Lư mơ màng với sự thay đổi nhẹ nhàng và hình ảnh đặc trưng của mùa thu: lá vàng rơi. Nguyễn Đình Thi cảm nhận sự hồi sinh của cả dân tộc trong mùa thu.
- Về từ ngữ: Thơ Nguyễn Khuyến ưa dùng những từ chỉ khoảng cách, màu sắc, trạng thái hoạt động. Thơ Lưu Trọng Lư lại dùng âm thanh để gợi cảm xúc. Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.
- Về phong cách: Thơ Nguyễn Khuyến tiêu biểu cho phong cách thơ cổ điển, thơ Lưu Trọng Lư tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn, thơ Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn cách mạng.
2) Bài tập 7 ( SBT, tr 55).
- Tính hình tượng của đoạn thơ thể hiện qua các hình ảnh đối lập nhau:
phù du - phù xa
bay đi – không trôi mất
trận gió mưa – lúa vàng, đất mật.
 Đó là sự đối lập giữa cái xưa và cái nay, cái lợi và cái hại.
- Tầng nghĩa thứ nhất: Nói về thiên nhiên, phù du thì vô bổ, phù sa thì mang lại những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ ( đất mật), và những vụ mùa bội thu (lúa vàng). Tuy nhiên để có được những vụ mùa như vậy, cánh đồng đó phải trải qua những trận mưa gió phũ phàng.
- Tầng nghĩa thứ hai: Nỗi ưu tư, trăn trở của nhân vật trữ tình (nhà thơ). Cuộc sống xưa thật vô nghĩa, sớm nở tối tàn như kiếp phù du. Còn cuộc sống ngày nay thì thật đáng sống: Thấy mình như chất phù sa mang lại lợi ích cho ruộng đồng, mùa màng. Tuy nhiên có được thành quả như ngày nay thì cũng đã trải qua nhiều vật lộn, sóng gió.
10
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập vận dụng.
 Phân tích tính hình tượng và các tầng ý nghĩa trong khổ thơ sau đây:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá,
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
 (Từ ấy – Tố Hữu).
HS: Đọc bài tập, thảo luận, trả lời.
3) Bài tập vận dụng.
* Gợi ý: 
- Từ ấy: Từ khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
- Tính hình tượng thể hiện qua các hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim,
- Tầng nghĩa thứ nhất: Một khu vườn rực rỡ, tràn đầy hương sắc, âm thanh và ánh sáng mặt trời.
- Tầng nghĩa thứ hai: Từ khi được ánh sáng lý tưởng của Đảng soi rọi, tâm hồn nhà thơ bừng lên một sự nhận thức mới, một tư tưởng, tình cảm mới như vườn hoa tràn đầy hương sắc, âm thanh và ánh sáng.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được cách phân tích những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Bài tập về nhà: Làm các bài tập còn lại trong SGK, SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docTỰ CHỌN 10.doc