Giáo án Tuần 8 lớp 2

 Tiết 2 + 3: Tập đọc

Bài 22, 23 : Người mẹ hiền

I- Mục đích- yêu cầu:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Kính trọng, yêu quý thầy cô giáo.

II. Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ cho bài dạy.

- Nhóm 2,4, cá nhân , cả lớp .

 

doc29 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 8 lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 nội dung bài tập
- HS nói tên con vật và đồ vật trong mỗi câu .
- Tìm đúng các từ chỉ hoạt động và chỉ trạng thái của loài vật , của sự vật trong câu .
Bài 2 : (32/ VBT) Nêu yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm bài đồng dao
- Suy nghĩ điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- Chữa bài : Cả lớp đọc đồng thanh bài đồng dao .
Bài 3 : (32/ VBT) 1 HS đọc yêu cầu
- Đọc liền 3 câu thiếu dấu phẩy không nghỉ hơi
- Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người ? Các từ ấy trả lời cho câu hỏi gì ?
- Để tách rõ 2 từ cùng trả lời cho câu ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào?
- Cả lớp làm vào phiếu bài tập .
3. Củng cố, dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS giờ sau.
1. Ngạch dưới các từ chỉ hoạt động , trạng thái của loài vật , sự vật trong những câu đã cho
a. Con trâu ăn cỏ. 
b. Đàn bò uống nước dưới sông.
c. Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ .
2. Điền từ thích hợp giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn vào mỗi ô trống trong bài đồng dao :
 Con mèo , con mèo .
 Đuổi theo con chuột 
 Giơ vuốt nhe nanh
 Con chuột chạy quanh
 Luồn hang, luồn hốc.
3. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong mỗi câu sau
- Giữa học tập tốt và lao động tốt .
a. Lớp em học tập tốt , lao động tốt .
b. Cô giáo chúng em rất yêu thơng, qúy mến học sinh .
c. Chúng em luôn luôn kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo .
 Tiết 3: Hoạt động tập thể 
 Sinh hoạt sao
__________________________________________________________________
 Ngày soạn: Ngày 14 tháng 10 năm 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
 Tiết 1: Tập làm văn
Bài 8: Mời, nhờ yêu cầu, đề nghị- Kể ngắn theo câu hỏi.
I. Mục đích- yêu cầu:
- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản 
( BT1). 
- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo ( cô giáo) lớp 1 của em ( BT2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo ( thầy giáo) lớp 1 ( BT3). 
- Giáo dục học sinh biết sử dụng trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ ,phiếu bài tập .
- Cả lớp, cá nhân .
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét 
B. Bài mới:
1. GV giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Làm miệng
- Giúp HS nắm yêu cầu của bài.
a. Em mở cửa mời bạn vào nhà chơi
- Từng cặp thể hiện.
b. Em thích bài hát mà bạn thuộc em nhờ bạn chép lại cho mình.
c. Bạn ngồi cạnh nói chuyện. Em yêu cầu bạn giữ trật tự để cô giáo giảng bài.
Bài 2: Nêu miệng
- GV nêu yêu cầu 
- GVđưa ra 4 câu hỏi, cả lớp suy nghĩ
- YC một HS hỏi một HS trả lời .
- Bình chọn những HS kể hay nhất
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài
- Viết khoảng 4, 5 câu
- GV chấm 1 số bài và nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hành nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với ngời xung quanh thể hiện thái độ lịch sự.
- Tập nói lời mời khi bạn đến nhà chơi
- Nhiều HS được nói 
- YC nói khác nhau
- Nhiều học sinh nêu ( đề nghi bạn trật tự để cô giáo giảng bài)
- HS suy nghĩ và trả lời 
- Nhiều học sinh nêu theo suy nghĩ của mình 
- HS khác nhận xét .
- Viết lại những điều em vừa kể
- HS viết bài
- Nhiều HS đọc bài viết của mình
- HS khác nhận xét đánh giá
 __________________________________________
 Tiết 2: Thủ công
Tiết 8 : Gấp thuyền phẳng đáy không mui (T2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
- HS khéo tay gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui.
- Qui trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. Giấy để HD gấp.
 II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng của HS
- Nhận xét ý thức chuẩn bị đồ dùng của HS.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui, trang trí sản phẩm.
2. Thực hành:
- Nêu quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
a ) HS QS và nhận xét
- HS QS thuyền phẳng đáy không mui
- 1 HS làm và nêu quy trình
- Nhận xét, đánh giá.
3. Thực hành:
- Thực hành theo nhóm 4
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ.
- Trang trí sản phẩm theo ý thích.
4. Đánh giá sản phẩm:
- Đánh giá theo nhóm. 
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh.
HS để đồ dùng GV kiểm tra.
+ Bước 1: Gấp các nét gấp cách đều
+ Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền
+ Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
Chỉ tranh quy trình nêu các bước.
Học sinh thực hành trong nhóm.
Trang trí sản phẩm.
Quan sát nhóm bạn, đánh giá bài của các bạn.
 ________________________________________
 Tiết 3 : Toán 
Bài 40 : Phép cộng có tổng bằng 100
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cách tính phép cộng có tổng bằng 100.
- Học sinh biết vận dụng vào làm các phép tính và giải toán .
- Giáo dục học sinh ý thức học .
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng nhóm.
- Nhóm, cá nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy - học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Cho học sinh làm bài 
- Chữa bài nhận xét .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài .
- GT phép cộng 83 + 17 = ?
- GV thao tác trên que tính và HD học sinh thực hiện .
- HD đặt tính .
 83
 +
 17
 100
 83 + 17 = 100
b. Thực hành .
Bài 1 : Tính 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện .
Bài 2 : Tính nhẩm ( theo mẫu ) :
Mẫu : 60 + 40 = ?
Nhẩm : 6 chục + 4 chục = 10 chục
 10 chục = 100
Vậy : 60 + 40 = 100
Bài 3 : Số ? 
- Giáo viên hướng dẫn .
- Chia nhóm giao nhiệm vụ .
- Chữa bài nhận xét - công nhận nhóm thắng cuộc .
Bài 4 : Bài toán .
- Cho học sinh đọc đề - phân tích đề .
- HD học sinh tóm tắt - giải .
- Chữa bài nhận xét .
3. Củng cố - dặn dò .
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Giao bài về nhà .
- Học sinh làm BC - BL
8 + 4 + 1 = 13
7 + 4 + 2 = 13
8 + 5 = 13
7 + 6 = 13
- Học sinh nghe
- Học sinh thao tác trên que tính 
tìm ra kết quả 
- Học sinh nêu cách thực hiện
+ 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 , nhớ 1.
+ 8 cộng 1 bằng 9 , thêm 1 bằng 10, viết 10
- Một số học sinh nhắc lại .
- Học sinh làm BC- BL 
- Học sinh nhẩm và nêu miệng .
60 + 40 = 100 30 + 70 = 100
80 + 20 = 100 90 + 10 = 100
- Học sinh làm bài theo nhóm 2 
a) +12 + 30
 58 70 100
b) +15 - 20
 35 50 30
- Học sinh đọc đề và phân tích đề 
 Tóm tắt 
Buổi sáng : 85 kg
Chiều nhiều hơn sáng : 15 kg
Buổi chiều : ... kg ?
 Bài giải 
Số đường buổi chiều bán là: 
 85 + 15 = 100 ( kg )
 Đáp số : 100 kg đường 
Tiết 4: Thể dục 
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
 ___________________________________________
Chiều
 Tiết 1: Tập làm văn *
Bài 8. Mời, nhờ yêu cầu, đề nghị- Kể ngắn theo câu hỏi.
I. Mục đích- yêu cầu:
- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản 
( BT1). 
- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo ( cô giáo) lớp 1 của em ( BT2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo ( thầy giáo) lớp 1 của em. 
- Giáo dục học sinh biết sử dụng trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- Vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét 
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: ( VBT/34)
- Giúp HS nắm yêu cầu của bài.
a. Em mở cửa mời bạn vào nhà chơi
- Từng cặp thể hiện.
b. Em thích bài hát mà bạn thuộc em nhờ bạn chép lại cho mình.
c. Bạn ngồi cạnh nói chuyện. Em yêu cầu bạn giữ trật tự để cô giáo giảng bài.
Bài 2: ( VBT/34)
- Nêu yêu cầu của bài
- Viết khoảng 4, 5 câu
- GV chấm 1 số bài và nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hành nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với ngời xung quanh thể hiện thái độ lịch sự.
- Tập nói lời mời khi bạn đến nhà chơi
a. Thu đấy à! Bạn vào đi.
- Nhiều HS được nói 
b. Nhờ cậu chép giúp mình bài ánh trăng hoà bình mà bạn thuộc với nhé.
 c. Nhiều học sinh nêu ( đề nghi bạn trật tự để cô giáo giảng bài)
- Viết đoạn văn từ 4,5 câu nói về thầy (cô) giáo lớp 1 của em. - HS viết bài
- Nhiều HS đọc bài viết của mình
- HS khác nhận xét đánh giá
 ____________________________________________________
 Tiết 2 : Toán 
Bài 40 : Phép cộng có tổng bằng 100
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cách tính phép cộng có tổng bằng 100.
- Học sinh biết vận dụng vào làm các phép tính và giải toán .
- Giáo dục học sinh ý thức học .
II. Đồ dùng dạy- học:
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: ( VBT/ 42)
- Nêu cách đặt tính, cách tính.
Bài 2: ( VBT/ 42)
Nêu cách nhẩm
Nhẩm ghi KQ vào VBT
Bài 3: ( VBT/ 42)
- Nêu cách làm 
- Làm trong vở BT.
Bài 4: ( VBT/ 42)
 Tóm tắt
 Lớp 1 : 88 học sinh
 Lớp 2 nhiều hơn 1: 12 học sinh
 Lớp 2 :  học sinh?
C.Củng cố, dặn dò:
- NHận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
* Đặt tính rồi tính:
 98 77 65 39
 + + + +
 2 23 35 61
100 100 100 100
* Tính nhẩm:
 80 + 20 = 100 40 + 60 = 100
 70 + 30 = 100 10 + 90 = 100
* Số?
 +16 + 20
 64 80 100
 +3 - 40
 87 90 50
Đọc bài, phân tích, tóm tắt, giải.
 Bài giải
 Lớp 2 có số học sinh là:
 88 + 12 = 100 ( học sinh)
 Đáp số: 100 học sinh
_____________________________________________
 Tiết 3: Sinh hoạt cuối tuần
 Sinh hoạt tuần 8
I. Mục tiêu:
- Nhận xét một số ưu nhược điểm trong tuần. 
- Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 10.
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Đi học đúng giờ, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần .
- Chuẩn bị bài và làm bài ở nhà tương đối tốt.
- Trong lớp chú ý nghe giảng. Có ý thức xây dựng bài. 
- Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập .
- Trực nhật vệ sinh lớp học và khu vực sạch sẽ, tự giác.
- Thực hiện tốt các hoạt động đầu giờ và hoạt động giữa giờ.
- Có tiến bộ trong học tập: Ong Linh. Mai.
- Chữ viết có tiến bộ: Giang, Trần Linh.
2. Tồn tại
- Làm bài chưa cẩn thận: Uyên
- Viết chậm: Nam Dương.
3. Hoạt động văn nghệ:
- Thi hát các bài hát về mẹ, cô, trường lớp.
- Nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm thực hiện tốt.
- Chơi trò chơi 
3. Kế hoạch tuần 9
- Dạy và học đúng theo thời khoá biểu.Ôn tập tốt để thi GH kì I ( 22/ 10)
- Duy trì mọi nền nếp dạy và học, nề nếp bán trú.
- Thực hiện tốt các hoạt động của Đội. Sơ kết thi đụa.

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Bài giảng liên quan