Giáo án Vật lí 6 - Tuần 7-12 - Huỳnh Thanh Tú

I. Mục tiêu bài học : Giúp HS :

 - Hiểu được trọng lượng hay trọng lực là gì?

 - Nêu được phương và chiều của trọng lực

 - Nắm được đơn vị đo cường độ lực là Niutơn

 - Biết sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên :

 + Mỗi nhóm: 1 giá treo, 1quả nặng 100 g có móc treo, 1 lò xo, 1 dây dọi, 1 khay nước, 1 thước eke

 - Học sinh: Sgk và vở ghi chép

 

doc20 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 6 - Tuần 7-12 - Huỳnh Thanh Tú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hồi rất tốt, khi kéo dãn nó có thể tạo ra một lực đàn hồi lớn đủ để đẩy viên sỏi đi xa.
 5.Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và làm bài tập trong Sbt
 - Chuẩn bị bài tiết sau
IV.Rút kinh nghiệm: 
Tổ trưởng
Nguyễn Thanh Biểu
...
Tuần 11
Tiết 11
Bài 10: LỰC KẾ-PHÉP ĐO LỰC .
 TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
NS:
NG:
I.Mục tiêu bài học : Giúp HS :
-Nhận biết cấu tạo của lực kế , xác định GHĐ và ĐCNN của lực kế
-Sử dụng được lực kế để đo lực
-Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó và ngược lại
II.Chuẩn bị :
 -Giáo viên : +Cả lớp : bảng phụ có bài tập vận dụng công thức P=10m
 +Mỗi nhóm: 1 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh nhẹ, 1 cung tên, 
 1xe lăn, 1vài quả nặng
 -Học sinh : sgk và vở ghi chép
III.Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định (1 phút) KTSS
 2.Kiểm tra: ( 3 phút )
-CH: Lò xo bị kéo dãn thì lực mà lò xo tác dụng lên vật tiếp xúc với nó gọi là gì? Và nó có phương chiều như thế nào?
-CH: Lực đàn hồi có đặc điểm gì? 
-TL: Lò xo bị kéo dãn tác dụng lên vật tiếp xúc với nó một lực đàn hồi. Lực này có phương dọc theo trục lò xo, có chiều từ dưới lên
-TL: Lực đàn hồi có đặc điểm là : lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng
 3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Ghi bảng
ĐVĐ: ( 2 phút )
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ ở đầu bài
-Làm thế nào để đo được lực mà dây cung tác dụng vào mũi 
-Giới thiệu: Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về lực kế và xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
-Quan sát tranh vẽ ở đầu bài
-Suy nghĩ và đưa ra phương án
-Lắng nghe
-Ghi bài 
Tiết11: LỰC KẾ PHÉP ĐO LỰC. KHỐI LƯƠNG VÀ TRỌNG LƯỢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu lực kế
-Thông báo: như đã giới thiệu lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. Có nhiều loại lực kế khác nhau. Ở bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về lực kế lò xo là loại lực kế hay dùng.
-Yêu cầu học sinh quan sát lực kế của nhóm mình và điền vào chỗ trống ở câu C1
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1
-Nhận xét và thống nhất câu trả lời
-Yêu cầu học sinh đọc và làm C2 tìm GHĐ và ĐCNN của lực kế
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C2
-Nhận xét 
-Lắng nghe
-Ghi bài 
-Hoạt động theo nhóm quan sát lực kế và điền vào chỗ trống ở C1
-Trả lời câu hỏi C1 
-Ghi bài 
-Đọc và làm C2 
-Trả lời câu hỏi C2
-Ghi bài 
I.Tìm hiểu lực kế
 1.Lực kế là gì?
-Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực
2.Mô tả lực kế lò xo đơn giản
-C1: (1)lò xo
 (2)kim chỉ thị
 (3)bảng chia độ
-C2: GHĐ
 ĐCNN
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế 
-Sử dụng lực kế để đo trọng lượng 1 vật. Qua đó giới thiệu cho học sinh biết cách sử dụng lực kế để đo lực 
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C3
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C4
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C5
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C5
-Nhận xét 
-Hướng dẫn học sinh dùng lực kế để đo một số lực nằm ngang
-Quan sát và lắng nghe
-Đọc và làm câu C3
-Trả lời câu hỏi C3
-Ghi bài 
-Đọc và thực hiện C4
-Trả lời kết quả đo
-Đọc và thực hiện C5
-Trả lời câu hỏi C5
-Ghi bài 
-Thực hiện đo lực kéo theo phương nằm ngang
II.Đo lực bằng lực kế 
 1.Cách đo lực
 (C3 / Sgk)
 2.Thực hành đo lực 
-C5: Khi đo cần phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng
Hoạt động 3: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng 
-Yêu cầu học sinh đọc và làm C6
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C6
-Nhận xét 
-Thông báo: “nếu ta dùng m để kí hiệu cho khối lượng và P để kí hiệu cho trọng lượng thì ta có :
 m=100g P=1N
 m=1kg P=10N 
-Vậy từ ví dụ này, em hãy rút ra mối liên hệ giữa m và P
-Gọi học sinh đưa ra công thức
-Nhận xét 
-Đọc và làm C6
-Trả lời câu hỏi C6 
-Ghi bài 
-Lắng nghe
-Đưa ra mối liên hệ giữa m và P
-Trả lời: P=10m
-Ghi bài
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
-C6:
a) m=100 P= 1N
b) m=200g P=2N
c) m=1kg P= 10N 
-Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: 
 P = 10 m
 Trong đó:
 +m: khối lượng(kg)
 +P: trọng lượng(N)
Hoạt động 4: Vận dụng ( 5 phút )
-Yêu cầu học sinh vận dụng công thức P=10m để thực hiện câu C9
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C9
-Nhận xét
-Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C7
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C7
-Nhận xét 
-Vận dụng công thức để làm C9
-Trả lời câu hỏi C9
-Ghi bài 
-Đọc và làm C7
-Trả lời câu hỏi C7 
-Ghi bài 
IV. Vận dụng 
-C9: m=3,2 tấn
 =3200kg
 P= 32000 N
-C7 : vì trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của nó nên trên bảng chia độ của lực kế có thể không ghi đơn vị N mà ghi đơn vị kg. Thực chất cân bỏ túi là 1 lực kế lò xo.
 4.Củng cố: 
 - Gọi học sinh đọc mục “có thể em chưa biết”
 - Lực kế dùng để làm gì?
 - Nêu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
* Học sinh lớp 6A làm bài tập 2 trang 56, bài tập 4 trang 57, bài tập 5 trang 61 SVLNC THCS Vật lý 6:
- Bài tập 2 trang 56 SVLNC THCS Vật lý 6: 
Hướng dẫn: a. Vật có khối lượng 120g thì có trọng lượng 1,2N
b. Một túi bánh có khối lượng 200g thì có trọng lượng 2N
c.Một túi đường có khối lượng 1,8kg thì có trọng lượng 18N
- Bài tập 4 trang 57 SVLNC THCS Vật lý 6: 
Hướng dẫn: Xe tải có khối lượng 3,6 tấn = 3600kg có trọng lượng là:
 P = 10m = 10 . 3600 = 36000N
- Bài tập 5 trang 61 SVLNC THCS Vật lý 6: 
Hướng dẫn: Với vật m2 lực kế chỉ 18N. Với vật m3 lực kế chỉ 3N
 5.Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài. Làm bài tập 10.1 đến 10.4/ sbt
 - Chuẩn bị bài tiết sau
IV.Rút kinh nghiệm: 
...
Tổ trưởng
Nguyễn Thanh Biểu
Tuần 12
Tiết 12
 Bài 11 KHỐI LƯỢNG RIÊNG - BÀI TẬP
NS:
NG:
I.Mục tiêu bài học : Giúp HS :
 - Sử dụng được bảng số liệu để tra D và d của một chất
 - Vận dụng được các công thức m=D.V
II.Chuẩn bị :
 -Giáo viên :
 +Cả lớp: bảng khối lượng riêng của một số chất
 +Mỗi nhóm: bình chia độ (GHĐ250 cm3)
 -Học sinh : sgk và vở ghi chép
III.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định (1 phút) KTSS
 2. Kiểm tra: ( 3 phút )
-CH: Để đo lực ta dùng dụng cụ đo nào? Nêu nguyên tắc cấu tạo của nó.
-Gọi học sinh chữa bài tập 10.3 và 10.4/ Sbt
-TL: Để đo lực ta dùng lực kế . Lực kế có cấu tạo gồm 1 chiếc lò xo,1 kim chỉ thị, bảng chia độ
-1 học sinh lên bảng chữa bài tập 10.3 và 10.4/sbt , các học sinh còn lại chú ý theo dõi và nhận xét 
 3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
ĐVĐ: ( 2 phút )
-Gọi học sinh đọc mẫu chuyện ở đầu bài
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời thích hợp
-Nhận xét và chốt lại: “mẫu chuyện đó cho ta thấy vấn đề cần nghiên cứu của chúng ta ở bài học này là: khối lượng riêng và trọng lượng riêng” 
-Đọc mẫu chuyện ở đầu bài
-Suy nghĩ tìm câu trả lời
-Lắng nghe
-Ghi bài 
Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng (KLR), và công thức tính khối lượng của vật theo khối lượng riêng 
-Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi C1
-Gợi ý cho học sinh cách tính
-Gọi học sinh lên bảng điền số liệu
-Nhận xét 
-Nhắc lại :
+V=1m3 sắt có m= 7800kg
-Thông báo: “7800kg của 1m3 sắt gọi là KLR của sắt”
-CH: “Vậy KLR của chất là gì?”
-Nhận xét 
-CH: “Đơn vị của KLR là gì?”
-Nhận xét 
-Giới thiệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bảng KLR của một số chất
-CH: Qua bảng KLR của một số chất , em có nhận xét gì?
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh làm C2
-Gọi học sinh lên bảng làm C2 
-Nhận xét 
-CH: Muốn biết khối lượng của một vật có nhất thiết phải cân không ?
-CH: Vậy không cần cân ta phải làm thế nào?
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh thực hiện C3
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3 
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh dựa vào công thức đó rút ra công thức tính D và V
Bài tập 1: 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước 
Bài tập 2: Tính khối lượng riêng của một chiếc dà sắt có thể tích 60dm3
-Đọc và trả lời câu hỏi C1
-Tính:
+V=1dm3 m=7,8kg
+V=1m3 m=7800kg +V=0,9m3 m=7020kg
-Lắng nghe
-TL:KLR của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó
-Ghi bài 
-TL: Đơn vị của KLR là kg/m3
-Ghi bài 
-Lắng nghe
-TL: cùng một thể tích V=1m3, các chất khác nhau thì KLR khác nhau
-Làm C2 
-Một học sinh lên bảng làm C2 :
 1m3 đá m=2600kg
0,5m3 đá m=1300kg
-TL: muốn biết khối lượng của một vật không nhất thiết phải cân
-TL: ta dựa vào KLR và thể tích vật
-Thực hiện C3 
-Trả lời câu hỏi C3 
-Ghi bài 
-Đưa ra công thức tính D và V: 
 V=m /D , D=m /V
Học sinh là bài tập
Học sinh là bài tập
I.Khối lượng riêng. Tính khối lượng của vật theo KLR 
 1.Khối lượng riêng
-KLR của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (m3) chất đó
-Đơn vị của KLR là: kilôgam/mét khối
 (kí hiệu:kg/ m3)
 2.Bảng KLR của một số chất 
 ( Sgk)
 3.Tính khối lượng của vật theo KLR 
-Công thức:
 m.=D.V
Trong đó:
 +m là khối lượng (kg) 
 +D là khối lượng riêng (kg/m3)
 +V là thể tích của vật (m3) 
V= 900cm3 = 0,0009 m3
D = kg/m3
Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 nên khối lượng riêng của kem giặt VISO lớn hơn khối lượng riêng của nước. 
Trả lời:
Tra bảng ta biết sắt có khối lượng riêng D = 7800 kg/m3 
Thể tích dầm sắt 60dm3 = 0,06 m3
Khối lượng đầm sắt tính từ : D= suy ra 
m = D . V
 Thay số : m = 7800 . 0,06 = 468 kg
 4.Củng cố: 
 - KLR của một chất là gì?Nói KLR của nhôm là 2700kg/m3 nghĩa là gì?
 - TLRcủa một chất là gì? Công thức liên hệ giữa D và d như thế nào?
* Học sinh lớp 6A làm bài tập 6 trang 65, bài tập 1 trang 66 SVLNC THCS Vật lý 6:
- Bài tập 6 trang 65 SVLNC THCS Vật lý 6: 
Hướng dẫn: Khối lượng sữa : m = 379g = 0,379kg
Thể tích sữa : V = 320cm3 = 0,00032m3
Khối lượng riêng của sữa : 
- Bài tập 1 trang 66 SVLNC THCS Vật lý 6: 
Hướng dẫn: Tra bảng ta biết sắt có khối lượng riêng D = 7800kg/m3
Thể tích dầm sắt : V = 60dm3
Khối lượng dầm sắt tính từ : 
Trọng lượng của dầm sắt : P = 10.m=10.468=4680N
 5.Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài .Làm bài tập
 - Chuẩn bị nội dung bài thực hành
IV.Rút kinh nghiệm: 
...
Tổ trưởng
Nguyễn Thanh Biểu

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 6 LOP CHON tuan 7-12.doc