Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Chương Trình Tích Hợp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trong Môn Vật Lý- THCS Lớp 7

- Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn.

- Ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn ánh sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo .) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như: lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm (tại các đô thị lớn), tâm lý con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt, .

- Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần:

+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ so với yêu cầu.

+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.

+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.

+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.

 

doc24 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Chương Trình Tích Hợp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trong Môn Vật Lý- THCS Lớp 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 vật này sang vật khác.
- Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp tạo ra glucôza và các chất hữu cơ khác. Động vật ăn thực vật. Đến lượt mình, con người lại sử dụng thực vật và động vật làm nguồn thức ăn. Như vậy, con người cũng gián tiếp sử dụng năng lượng Mặt Trời để sống và làm việc. Khi ánh sáng quá gay gắt hoặc quá yếu, cây cối không thể quang hợp nên không sinh sôi phát triển. Do sự nóng lên của khí hậu, nên năng suất, sản lượng lương thực sẽ suy giảm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống trên hành tinh.
- Khi thực vật và động vật chết đi, xác của chúng bị vùi lấp trong các lớp đất đá và bị phân hủy dần dần. Qua hàng triệu năm chúng tạo ra các nguồn năng lượng cơ bản (than đá, dầu mỏ, khí đốt) cho con người sử dụng ngày nay. Như vậy, các nguồn năng lượng cũng chính là kết tinh của năng lượng mặt trời, khi sử dụng chúng con người đã giải phóng năng lượng mặt trời được kết tinh đó. Nhưng các nguồn năng lượng đó không vô tận mà ngày càng cạn kiệt (than đá chỉ sử dụng được trong 200 năm, dầu lửa sử dụng trong 60 năm nữa). Nếu không có biện pháp sử dụng hợp lý, sẽ đến lúc hành tinh này không còn nguồn năng lượng.
- Xét theo quan điểm năng lượng, con người cũng là một mắt xích trong chuỗi năng lượng, trong đó năng lượng Mặt Trời là trung tâm. Trong sự sống của mình, con người cần tuân theo các quy luật khách quan của chuỗi năng lượng đó.
- Xét về nguồn gốc, tất cả các dạng năng lượng đang được con người sử dụng đều có nguồn gốc từ Mặt Trời (gồm than đá, dầu mỏ, khí đốt, gió, nước). Năng lượng Mặt Trời có thể sử dụng trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Cần tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời một cách rộng rãi hơn.
Bài 61: Sản xuất điện năng-Nhiệt năng và thủy điện
- Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành điện năng.
- Các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu lửa, khí đốt) để tạo ra điện năng. Việc sử dụng các nguồn năng lượng này đã tạo ra những hậu quả môi trường nghiêm trọng. Hiện tượng nhiệt từ các nhà máy nhiệt điện là tác nhân chính làm nóng khí quyển, làm cho bầu không khí bị ô nhiễm và làm thủng tầng ôzôn. Nhiệt cũng làm cho mực nước các dòng sông tăng lên do sự ô nhiễm nhiệt, khiến cho hàm lượng ôxi trong nước giảm, gây ảnh hưởng đến sự hô hấp của các loài sinh vật sống dưới nước, làm các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật bị xáo trộn dẫn đến tình trạng các sinh vật này không phát triển được hoặc bị chết hàng loạt.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Xây nhà máy nhiệt điện xa khu dân cư.
+ Tích cực tìm các phương pháp khác để sản xuất điện năng (điện gió, điện mặt trời,).
- Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành điện năng.
- Những ảnh hưởng của nhà máy thủy điện đối với môi trường. Nhà máy thủy điện không hoàn toàn sạch đối với môi trường, chúng có thể gây ra những tác hại sau:
+ Tác động đến nguồn lợi đất và hệ sinh thái trên đất.
+ Tác động đến thế giới động vật.
+ Tác động đến hệ sinh thái dưới nước.
+ Tác động đến ngư trường.
+ Biến đổi khí hậu trong khu vực nhà máy.
+ Ảnh hưởng đến xã hội.
- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của công trình thủy điện đối với môi trường:
+ Chia nhỏ kênh xả nước theo mức sử dụng năng lượng.
+ Xây dựng đập bảo vệ công trình.
+ Xây dựng công trình bảo vệ cá, tạo điều kiện cho cá qua lại và tạo lập cơ sở thức ăn cho cá.
+ Làm tường vây che nước ở các độ sâu khác nhau trong hồ chứa nước nhằm làm giảm khoảng cách không gian ảnh hưởng của nước nông.
+ Các biện pháp đền bù thảo đáng, tạo điều kiện về đất đai và các phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm đối với những hộ gia đình phải di dời phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện.
Bài 62. Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân 
- Máy phát điện gió biến cơ năng của gió thành điện năng
- Ưu điểm và hạn chế của năng lượng gió:
+ Ưu điểm: Trong các nguồn năng lượng, gió là nguồn năng lượng sạch nhất vì chúng không có chất thải gây hại đến môi trường.
+ Hạn chế: Những người dân sống gần các tuabin gió thường gặp phải trình trạng ô nhiễm tiếng ồn do tiếng động từ các cánh quạt tạo ra và hiện tượng nhiễu sóng phát thanh và truyền hình. Các tuabin gió được xây dựng ở bờ biển có thể cản trở sự qua lại của các tàu thuyền. Cường độ gió không ổn định, chi phí lắp đặt quạt gió quá cao.
- Giải pháp GDBVMT:
+ Xây dựng các trạm điện gió tại sa mạc, hoặc núi cao nơi có ít người sinh sống và các phương tiện qua lại.
+ Xây dựng các nhà máy điện gió ở ngoài khơi, với các tuabin đặt nổi trên bè. Điện năng sản xuất ra được đưa vào đất liền thông qua các đường cáp điện đặt ngầm dưới biển. 
- Các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. 
- Ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời:
+ Ưu điểm: Là nguồn năng lượng sạch không tạo ra những chất thải gây hiệu ứng nhà kính và không tiêu tốn nhiên liệu hóa thạch. Mặt khác, nguồn năng lượng mặt trời hầu như vô tận.
+ Nhược điểm: Các loại pin mặt trời sử dụng các chất bán dẫn như: silicon, gali, catmi,các chất này là quý hiếm và đòi hỏi nhiều năng lượng và chúng thải ra môi trường nhiều chất độc hại cho môi trường.
Hiệu suất pin mặt trời thấp nên đòi hỏi phải sử dụng nhiều diện tích lắp đặt chúng. Chi phí lắp đặt pin mặt trời cao không thích hợp với việc sử dụng công suất điện lớn.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Lắp đặt pin mặt trời trên các mái nhà cao tầng, trên sa mạc để tiết kiệm diện tích đất đai sử dụng.
+ Tìm ra các chất bán dẫn mới rẻ tiền, nhanh chóng đưa ra các pin mặt trời vào sản xuất hàng loạt nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện, có thể cho công suất rất lớn nhưng phải có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn các tia phóng xạ có thể gây nguy hiểm chết người.
- Những ưu điểm và nhược điểm của nhà máy điện hạt nhân:
+ Ưu điểm: Không tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính, nguồn năng lượng hạt nhân tương đối dồi dào.
+ Nhược điểm: Tiềm ẩn các nguy cơ rò rỉ chất phóng xạ nghiêm trọng. Các sự cố hạt nhân nếu xảy ra thường rất nghiêm trọng và để lại hậu quả to lớn. Mặt khác, các chất thải của các nhà máy nhà máy điện hạt nhân chứa đựng các chất phóng xạ khó phân hủy nên chúng tồn tại lâu dài trong môi trường. Việc xử lí các chất thải và tiêu hủy các lò phản ứng đã hết hạn sử dụng đòi hỏi chi phí cao và kĩ thuật phức tạp. Chi phí xây dựng nhà máy rất lớn.
- Giải pháp GDBVMT:
+ Các nước khó khăn về nguồn nhiên liệu khác có thể nghiên cứu để lắp đặt nhà máy điện hạt nhân.
+ Cần đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, kiểm soát để hạn chế thấp nhất sự rò rỉ phóng xạ và cần chuẩn bị các phương án ứng phó khi xảy ra sự cố.
+ Có biện pháp xử lí hiệu quả, toàn diện các chất thải hạt nhân để bảo vệ môi trường.
II/. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔN VẬT LÝ
(Xem tài liệu từ trang 51 đến trang 57)
III/. MỘT SỐ BÀI SOẠN TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Xem tài liệu từ trang 57 đến trang 94)
Một số lưu ý về dạy học vật lý
1. Các bài thực hành vật lý có phương pháp chung là:
B 1. Kiểm tra phần chuẩn bị lý thuyết của HS cho bài thực hành. Cụ thể là kiểm tra HS trả lời các câu hỏi phần 1 của mẫu báo cáo. 
B 2. Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm thực hành trên một bộ dụng cụ TN.
B 3. Đối với từng TN, GV cần yêu cầu HS nêu rõ mục tiêu, dụng cụ TN và các bước tiến hành, sau đó mới tiến hành cụ thể. 
B4. GV theo giỏi nhắc nhở lưu ý các kỹ năng thực hành cho các nhóm làm TH.
B5. HS hoàn thành báo cáo thực hành.
B 6. Cuối giờ học thu báo cáo thực hành, HS thu dọn dụng cụ TH, GV nhận xét giờ thực hành.
Các bước dạy học chung cho dạy học tiết bài tập vật lý là:
B1. Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải chung đối với bài tập vật lý (Tìm hiểu và tóm tắt đề bài - Phân tích các dữ kiện của bài toán cho, tìm các kiến thức liên quan đến các đại lượng cần tìm trong bài toán - Vận dụng các công thức để giải bài toán - Kiểm tra biện luận kết quả) 
B2. Đối với việc giải những bài tập hoặc những phần của một bài tập mà chỉ cần áp dụng một công thức, vận dụng hiểu biết một hiện tượng vật lý (các bài tập đơn giản) GV yêu cầu HS tự lực giải GV chỉ theo giỏi nhắc nhở những sai sót nếu có và để HS khác nhận xét bổ sung đi đến thống nhất lời giải. Đối với những bài tập có nội dung phức tạp khó GV cần tập trung cho HS Phân tích kỹ bài toán và đi đến thống nhất lời giải.
B3. Khuyến khích HS giải bài tập theo các cách khác nhau nếu cách giải này hợp lý sau đó GV cần cho HS nhận xét và so sánh ưu nhược điểm của các cách giải để rút ra cách giải tốt nhất.
Phương pháp dạy học đối với tiết tổng kết chương
Đối với bài TKC, chủ yếu là GV tổ chức các hoạt động tự lực của từng cá nhân HS và trao đổi, thảo luận trong cả lớp.
Điều quan trọng hàng đầu của giờ học này là GV cần làm việc với HS toàn bộ phần Tự kiểm tra (HS đã chuẩn bị ở nhà). Cụ thể là:
GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
Không cần dành nhiều tg cho những kiến thức và kĩ năng mà mọi HS đã nắm vững.
GV cần tập trung dành nhiều thời gian cho những câu hỏi của phần Tự kiểm tra liên quan tới những kiến thức kĩ năng mà có nhiều HS chưa nắm vững, bằng cách để cho các HS phát biểu, trao đổi , thảo luận những suy nghĩ và hiểu biết riêng của mình. GV là trọng tài cho việc trao đổi thảo luận này và là người cuối cùng khẳng định câu trả lời cần có.
Đối với phần vận dụng, GV cần yêu cầu HS tập trung làm các câu hỏi liên quan tới những kiến thức và kĩ năng mà HS chưa nắm vững ở phần Tự kiểm tra và làm các câu đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức và kĩ năng thuộc yêu cầu mà HS cần đạt qua học tập chương này.
Môi trường có những chức năng cơ bản nào?
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

File đính kèm:

  • docTICH HOP GDBVMT TRONG MON VAT LY PHAN 3.doc
Bài giảng liên quan