Giáo trình Microsoft Excel 2007 - Bài 2.2: Hàm luận lý
AND Trả về TRUE nếu tất cả các điều kiện thõa (TRUE).
=AND(Logical1,Logical2, )
Logical1,Logical2 có từ 1đến 255 điều kiện cần kiểm tra TRUE hay FALSE
Microsoft Excel 2007 Bài 2. Sử dụng Công thức và Hàm Trần Thanh Phong 12 2.2. Hàm luận lý Tất cả các hàm được hướng dẫn sử dụng chi tiết trong tập tin Function2007.xlsm đính kèm. Bảng 2.4. Các hàm luận lý Hàm Công dụng Cú pháp AND Trả về TRUE nếu tất cả các điều kiện thõa (TRUE). =AND(Logical1,Logical2,) Logical1,Logical2 có từ 1đến 255 điều kiện cần kiểm tra TRUE hay FALSE FALSE Trả về giá trị FALSE (=0) =FALSE() IF Trả về giá trị ở đối số thứ 2 nếu điều kiện là TRUE và trả về giá trị ở đối số thứ 3 nếu điều kiện FALSE =IF(logical_test,value_if_true,value_if_false) Logical_test là giá trị hoặc biểu thức mà khi thử sẽ trả về TRUE hoặc FALSE. Value_if_true giá trị này trả về nếu logical_test là TRUE. Value_if_false giá trị này trả về nếu logical_test là FALSE. IFERROR Trả về giá trị do ta nhập vào khi công thức có lỗi, khi công thức không có lỗi thì trả về kết quả. Hàm này dùng để bẫy lỗi trong công thức =IFERROR(value,value_if_error) Value là biểu thức cần kiểm tra lỗi Value_if_error là giá trị trả về khi có lỗi ở công thức kiểm tra. Các lỗi là #N/A, #VALUE!, #REF!, #DIV/0!, #NUM!, #NAME?, hay #NULL!. NOT Nghịch đảo giá trị luận lý =NOT(Logical) Logical là giá trị hay biểu thức mà khi tính sẽ trả về TRUE hoặc FALSE OR Trả về TRUE chỉ cần một trong các điều kiện là TRUE =OR(logical1,logical2,...) Logical1,logical2,... Có từ 1 đến 255 điều kiện cần kiểm tra xem TRUE hay FALSE TRUE Trả về giá trị TRUE (=1) =TRUE() Ví dụ 1: Kiểm tra ngày ở các dòng có thuộc thời đoạn cho trước hay không. Nếu thuộc thời đoạn thì kết quả trả về là TRUE, không thuộc thì trả về FALSE. Dùng hàm AND: Tại ô D32 nhập vào =AND(B32>=$C$28,B32<=$C$29) và chép công thức xuống dưới. Dùng OR kết hợp NOT: Tại ô E32 nhập vào =NOT(OR(B32$C$29)) và chép xuống dưới. Hình 2.15. Minh họa hàm And, Or và Not Microsoft Excel 2007 Bài 2. Sử dụng Công thức và Hàm Trần Thanh Phong 13 Ví dụ 2: Tính xem tháng ở cột A thuộc Quí mấy? Tại ô B2 nhập vào: =IF(OR(A2="Tháng 1",A2="Tháng 2",A2="Tháng 3"),"Quí 1",IF(OR(A2="Tháng 4",A2="Tháng 5",A2="Tháng 6"),"Quí 2",IF(OR(A2="Tháng 7",A2="Tháng 8",A2="Tháng 9"),"Quí 3","Quí 4"))) Hình 2.16. Minh họa hàm If và Or Ví dụ 3: Tính tiền hoa hồng? Biết doanh thu <$100 thì hoa hồng là 3%, doanh thu từ $100 đến $500 thì hoa hồng 5%, doanh thu >$500 thì hoa hồng 8%. Tại ô B2 nhập vào =A2*IF(A2>=500,0.08,IF(A2>=100,0.05,0.03)) Hình 1.17. Minh hịa hàm If Ví dụ 4: Excel phiên bản cũ cho phép lồng tối đa 7 hàm trong hàm IF (Excel 2007 cho phép lồng tới 64 lần). Giải quyết trường hợp này mời các bạn xem ví dụ: tại ô A1 nhập vào số 12 và tại ô B1 nhập vào công thức sau: =IF(A1=1,A1,IF(A1=2,A1*2,IF(A1=3,A1*3,IF(A1=4,A1*4,IF(A1=5,A1*5,IF(A1=6,A1* 6,IF(A1=7,A1*7)))))))+IF(A1=8,A1*8,IF(A1=9,A1*9,IF(A1=10,A1*10,IF(A1=11,A1*11 ,IF(A1=12,A1*12))))) Ví dụ này không có ý nghĩa nào ngoài việc minh họa cách giải quyết vấn đề giới hạn lồng hàm. Nếu có quá nhiều điều kiện rẽ nhánh chúng ta cần nhóm lại 7 hàm lồng nhau thành một nhóm và các nhóm nối nhau là dấu +. Ở trường hợp này kết quả trả về là 144 vì nhóm 7 hàm đầu trả về FALSE (=0) cộng với nhóm hàm sau trả về số 144. Ví dụ 5: Tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế sau Microsoft Excel 2007 Bài 2. Sử dụng Công thức và Hàm Trần Thanh Phong 14 Hình 2.18. Minh họa hàm If Ví dụ 6: Xét một số ví dụ về hàm IfError. Kiểm tra các biểu thức ở cột D nhập vào có lỗi hay không, nếu có lỗi sẽ trả về chuỗi “Có lỗi” còn không thì trả về kết qảu của biểu thức. Hàm minh họa ở dạng thông thường và ở dạng hàm mãng. Hình 1.19. Minh họa hàm IfError
File đính kèm:
- Excel 2007 - Bai 2-2.pdf