Giáo trình nghề Khuyến Nông Lâm - Mô đun 5: Truyền thông trong khuyến nông lâm

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU . 3

MỤC LỤC . 4

Bài 1: Xác định nội dung thông tin truyền thông . 7

Mục tiêu: . 7

A. Nội dung chính: . 7

1. Khái niệm truyền thông . 7

2. Mục đích truyền thông . 8

3. Đặc điểm truyền thông . 8

4. Các yếu tố chính của quá trình truyền thông . 8

4.1. Nguồn thông tin . 8

4.2. Yêu cầu cơ bản của nội dung truyền thông . 9

5. Giám sát việc thực hiện thông tin qua các giai đoạn . 9

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 10

C. Ghi nhớ . 10

Bài 2: Các hình thức truyền thông . 11

Mục tiêu: . 11

A. Nội dung: . 11

1. Truyền thông bằng ấn phẩm . 11

1.1. Tờ rơi . 11

1.1.1. Khái niệm . 11

1.1.2. Các loại tờ rơi và các kiểu thiết kế tờ rơi . 12

1.2. Áp phích . 12

1.3. Nông lịch treo tường . 13

1.4. Báo chí . 13

2. Truyền thông qua đài phát thanh địa phương . 13

2.1. Mục đích . 13

2.2. Các nguyên tắc viết truyền tin qua đài phát thanh . 13

2.3. Xác định nội dung thông tin cần truyền đạt . 13

2.3.1. Xác định mục tiêu truyền thông . 13

2.3.2. Xác định nội dung và cách viết tin bài trong truyền thông . 14

2.4. Hướng dẫn việc thực hiện truyền tin qua loa đài . 14

3. Truyền thông qua băng, đĩa hình . 15

3.1. Đục đích . 15

3.2. Nguyên tắc sử dụng . 155

3.3. Các bước thực hiện truyền thông qua băng, đĩa hình . 15

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 16

C. Ghi nhớ . 16

Bài 3. Kỹ năng viết tin truyền thông . 17

Mục tiêu: . 17

A. Nội dung: . 17

1. Các yếu tố hình thức của ấn phẩm . 17

1.1. Kết cấu . 17

1.2. Ngôn ngữ. 17

2. Nguyên tắc cơ bản của viết tin . 17

3. Viết tin bài truyền thông qua ấn phẩm . 18

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 18

C. Ghi nhớ . 19

I. Vị trí, tính chát của mô đun: . 20

II. Mục tiêu: . 20

III. Nội dung chính của mô đun: . 20

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 21

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 21

VI. Tài liệu tham khảo . 2

pdf23 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình nghề Khuyến Nông Lâm - Mô đun 5: Truyền thông trong khuyến nông lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng truyền thông 
- Thông báo thành phần tham gia: Người dân trong thôn bản, cộng đồng; người 
quan tâm đến tình hình sản xuất, những tiến bộ khoa học kỹ thuật; người không biết 
đọc, hiểu biết còn hạn chế. 
- Địa điểm: Nhà văn hoá thôn bản, nhà cộng đồng, trưởng thôn; câu lạc bộ hội, 
nhóm người sở thích; nhà dân thoáng mát, có đủ phương tiện, nơi ngồi xem phù hợp. 
- Thời gian: Thời gian rỗi rãi, sau vụ thu hoạch, không ảnh hưởng đến sản xuất. 
- Công việc hàng ngày không bận rộn. 
- Kết hợp phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật hoặc đưa thông tin mới cần thiết đến cho 
người dân. 
Bước 3. Tổ chức thực hiện 
 16
- Ổn định nơi tham gia; 
- Vận hành thiết bị, phương tiện nghe nhìn; 
- Sao chép đĩa băng hình có nội dung phù hợp; 
- Chuẩn bị đĩa băng hình có nội dung phù hợp mục đích truyền thông; 
- Băng hình, đĩa hình, đầu máy được kiểm tra trước khi vận hành; 
- Màn hình, thiết bị phù trợ cần đầy đủ và được kiểm tra; 
- Vận hành máy, người dân được xem nội dung của băng, đĩa hình. Kết hợp giải 
thích những vấn đề người dân chưa được hiểu rõ; 
- Thảo luận với người dân nội dung cuốn băng, đĩa hình đã được xem. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Tình huống: 
Để thực hiện công tác tuyên truyền kỹ thuật sản xuất nông nghiệp trong 
trận rét đậm, rét hại năm 2007 - 2008 vừa qua đã ảnh hưởng đến sản xuất nông 
lâm nghiệp. Trạm khuyến nông lâm huyện K đã xây dựng kế hoạch phổ biến kỹ 
thuật kết hợp sản xuất tờ rơi hướng dẫn người dân kỹ thuật làm mạ trên nền 
cứng. 
C. Ghi nhớ 
Phân biệt được tờ rơi với Pano, áp phích, quảng cáo 
 17
Bài 3. Kỹ năng viết tin truyền thông 
Thời gian: 16 giờ 
 Mục tiêu: 
- Giải thích các yếu tố tạo nên nội dung và hình thức của các ấn phẩm 
truyền thông; 
- Vận dụng nguyên tắc cơ bản của viết tin cho một chủ đề cụ thể mà người dân 
quan tâm . 
- Lựa chọn chủ đề và viết một đoạn tin để truyền thông. 
- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực đảm bảo tính khoa học 
A. Nội dung: 
1. Các yếu tố hình thức của ấn phẩm 
1.1. Kết cấu 
 Thông tin có kết cấu tốt khi có khả năng giúp người nông dân tiếp nhận 
các thông tin một cách nhanh nhất, hợp lý và đầy đủ 
1.2. Ngôn ngữ 
- Đảm bảo tính chính xác, khách quan 
- Tiết kiệm, ngắn gọn 
- Tính phổ cập - xã hội, giản dị dễ hiểu theo cach nói của nông dân, tiến địa phương. 
2. Nguyên tắc cơ bản của viết tin 
- Xuất phát từ nhu cầu người đọc: 
 + Người đọc ít có thời gian 
 + Người đọc cần thông tin rõ, mạnh 
 + Người đọc không chấp nhận tin sai, tin khó hiểu 
 + Người đọc chỉ thích cái mình cần. 
- Nội dung tin 
- Nội dung bài viết đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện 
+ Có kết cấu chặt chẽ. Thông tin phải phù hợp với những điều nghe được 
từ cán bộ khuyến nông hoặc các phương tiện nghe nhìn khác. 
+ Chính xác, nhanh ngạy, xúc tích 
+ Cắt đoạn chuyển ý rõ ràng để người đọc có thể hiểu ddwwocj khi vừa 
nghe tin 
+ Không dùng từ hoa mỹ. 
 18
+ Nội dung của một tin cần trả lời được câu hỏi: Việc gì? Ai làm? Ở đâu? 
Khi nào? Tại sao và như thế? 
- Phương thức làm tin, kết cấu tin 
3. Viết tin bài truyền thông qua ấn phẩm 
Bước 1. Thu thập thông tin và viết nội dung truyền thông 
- Tiếp nhận, phát hiện nội dung đề tài cho một bài viết. 
- Xác định chủ đề, mục đích yêu cầu của bài viết. 
- Xác định đối tượng, phạm vi, môi trường tiếp xúc. 
- Chuẩn bị những thiết bị, phương tiện cho chuyến đi thực tế (sổ tay, máy ảnh, 
máy ghi âm, máy ảnh...). 
- Tham khảo các tài liệu, một số nội dung, bài viết có liên quan. 
Bước 2. Kế hoạch, phương thức thực hiện 
- Xây dựng kế hoạch viết bài đưa tin. 
- Quan sát, tiếp xúc, thu tập thông tin, xử lý các số liệu, chụp ảnh, ghi âm, phỏng vấn. 
- Ghi chép, suy đoán so sánh các thông tin. 
- Kiểm tra lại thông tin, thiết lập mối quan hệ cho lần lấy tin sau. 
Bước 3. Thực hiện, hoàn thiện thông tin viết bài 
- Chọn lựa điểm mấu chốt, nội dung, vấn đề và xác định ngôn từ văn phong. 
- Chuẩn bị các số liệu, bảng số liệu, ảnh chụp đưa vào bài viết in. 
- Hoàn thiện bài viết tin theo kế hoạch, mục tiêu, nội dung chuyên đề đã lựa chọn 
và kiểm tra tính phù hợp. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Tình huống: 
Trong năm 2007 dịch hại đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đã gây 
thiệt hại đến chăn nuôi của người dân ở nhiều nơi nhất là dịch hại H5N1. 
Thực hiện: 
Thực hành biên soạn một bản tin có nội dung kỹ thuật phòng chống dịch 
chăn nuôi gia cầm. 
- Phân nhóm, mỗi nhóm 3 người thực hiện công việc thảo luận một nội dung 
ngắn theo chủ đề lựa chọn. 
- Hoàn thành bản tin ngắn theo chủ đề. Liệt kê các nội dung cần thông tin tuyên 
truyền trên thẻ kỹ năng. 
- Viết trên giấy A0 và trình bày trước lớp nội dung bản tin tuyên truyền qua đài 
(hiện trường giả định có đầy đủ trang thiết bị truyền tin). 
 19
C. Ghi nhớ 
- Phân biệt truyền thông qua đài phát thanh địa phương với chương trình của đài 
tiếng nói Việt nam. 
- Phân biệt truyền thông qua đài phát thanh với truyền thông các đĩa, băng hình. 
 20
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chát của mô đun: 
Mô đun Truyền thông trong khuyến nông lâm là một trong những mô đun 
nằm trong chương trình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm trang bị những kiến thức và 
huấn luyện kỹ năng cho người học về cách thức truyền thông và sử dụng các phương 
tiện truyền thông cũng như kỹ năng viết đoạn tin truyền thông nhằm thuyết phục 
người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và 
thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động có lợi cho cộng đồng. 
Mô đun có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác như: Lập kế hoạch 
khuyến nông lâm; Tổ chức tập huấn, hội thảo và mô đun thực hiện các hoạt 
động trình diễn trong khuyến nông lâm. Mô đun này được bố trí sau khi học 
xong 3 mô đun trên. 
- Tính chất: 
Là một phương pháp khuyến nông lâm nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 
cho người dân thông qua hoạt động truyền thông. 
Phổ biến kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật đến đông đảo người dân , 
nâng cao nhận thức, thay đổi cách làm tăng thu nhập bằng chính mô hình sản 
xuất của gia đình hộ dân. 
II. Mục tiêu: 
- Lựa chọn các hình thức/hoạt động/công cụ truyền thông phù hợp với điều 
kiện thực tế để thiết kế các sản phẩm truyền thông đó. 
- Tổ chức thực hiện thành công các hoạt động truyền thông đã đề xuất đến 
đúng với đối tượng mục tiêu nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức của họ. 
- Có tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, 
dám nghĩ, dám làm trong phát triển sản xuất. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 
05-01 
Xác định nội dung 
thông tin truyền 
thông 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 16 3 12 1 
MĐ 
05-02 
Các hình thức truyền 
thông 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 
Hiện 
18 5 12 1 
 21
trường 
MĐ 
05-03 
Kỹ năng viết truyền 
thông 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 
Hiện 
trường 
16 5 9 1 
 Kiểm tra hết mô đun 4 
Cộng 50 13 34 3 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 Bài tập làm theo nhóm, mỗi nhóm 5-7 người để đảm bảo các thành viên 
trong nhóm tham gia tích cực vào hoạt động nhóm và hiểu được phương pháp 
làm và nắm bắt tốt kết quả làm việc nhóm. 
 Phương pháp chia nhóm tùy theo giảng viên; sau khi chia nhóm xong các 
nhóm tự bầu trưởng nhóm và thư ký. Vị trí trưởng nhóm và thư ký được bầu sao 
cho mọi thành viên trong nhóm đều được đóng vai các vị trí này nhằm tạo cơ hội 
học hỏi cho mọi người. 
 Thời gian thực hiện mỗi bài tập là: 20- 30 phút. 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận biết đúng các loại thông tin truyền 
thông. 
- Đối chiếu với mục tiêu bài dạy 
- Những yếu tố chính và yêu cầu nội 
dung cơ bản của thông tin truyền thông. 
- So sánh với công cụ đánh giá theo 
phiếu phân tích công việc. 
5.2. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhu cầu người đọc/sự cần thiết - Đối chiếu với thực tế 
- Nội dung tin - Đối chiếu với nội dung giảng dạy phần 
yêu cầu của tin 
- Thực hiện các bước trong truyền 
thông qua đài truyền thanh 
- Đối chiếu với bài giảng 
- Kỹ năng truyền thông - Nghe, phân tích và đối chiếu với các kỹ 
năng truyền thông 
 22
5.3. Bài 3: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhu cầu người đọc/sự cần thiết - Đối chiếu với thực tế 
- Nội dung tin - So sánh với yêu cầu của viết tin 
- Kết cấu tin - So sánh với yêu cầu của viết tin 
- Độ chính xác - So sánh với yêu cầu của viết tin 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Băng hình của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2006-2007. 
2. Trung tâm khuyến nông Quốc gia - năm 2007 - Lập kế hoạch khuyến 
nông cơ sở và xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia 
3. Phương pháp khuyến nông có sự tham gia (Tài liệu tham khảo dùng để 
đào tạo khuyến nông viên huyện, xã). 
4. Bản thiết kế kỹ thuật xây dựng mô hình trình diễn. 
5. Sổ tay phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia 
6. Hà Thị Minh Thu - 2010 - Bài giảng khuyến nông lâm - Trường Cao đẳng 
nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc 
7. NguyễnThành Vân và Nguyễn Quang Chung - 2010 - Tuyên truyền trong 
khuyến Nông lâm - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông 
Bắc 
 23
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 2744 /QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông: Nguyễn Thành Vân Chủ nhiệm 
2. Ông: Nguyễn Ngọc Thụy Phó chủ nhiệm 
3. Ông: Nguyễn Quang Chung Ủy viên 
4. Bà: Lê Thị Tình Ủy viên 
5. Bà: Nguyễn Thị Duyên Ủy viên 
6. Ông: Nguyễn Kế Tiếp Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, 
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCC ngày29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
 1. Ông: Nguyễn Văn Thực Chủ tịch 
 2. Ông: Phùng Hữu Cần Thư ký 
 3. Ông: Nguyễn Xuân Lới Ủy viên 
 4. Ông: Nguyễn Viết Khoa. Ủy viên 
 5. Ông: Phùng Nhuệ Giang Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfMÐ.05 - Truyen thong trong KNL.pdf
Bài giảng liên quan