Giáo trình Pháp luật xây dựng

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT XÂY DỰNG

1.1. MỤC ĐÍCH CỦA PHÁP LUẬT XÂY DỰNG

Nước ta từ khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế có tốc độ

tăng trưởng ngày càng cao, cùng với sự phát triển kinh tế đó là tốc độ tăng trưởng về

xây dựng, giá trị xây dựng hàng năm đều rất lớn, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng các công trình nhà ở của

nhân dân. Việc quản lý Nhà nước về xây dựng tuy đã được cải tiến, đổi mới từng

bước, song tình trạng vi phạm trong xây dựng vẫn còn nhiều mang lại những hậu quả nghiêm trọng.

Để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và trách nhiệm của mọi người trước pháp

luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế -

xã hội của mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, sử

dụng tiềm năng lao động và mọi tiềm năng khác của đất nước, đảm bảo an toàn cho

đời sống sức khỏe cho nhân dân trong một môi trường sinh thái lành mạnh với một

nền kiến trúc hài hòa thẩm mỹ, đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. Trong những năm

gần đây, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến hoạt

động xây dựng, đó là những văn bản "Pháp luật về xây dựng", những văn bản này

điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động xây dựng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm:

pdf10 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 3690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Pháp luật xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ựng theo đúng thiết kế. 
- Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với 
nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu 
vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi 
chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn 
hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. 
- Sự cố công trình xây dựng là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho 
phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn 
bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế. 
- Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây 
dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. 
- Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - 
kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và 
các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để 
áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp 
dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng. 
1.3.5. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng 
Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản 
sau đây: 
- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công 
trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc 
7 
điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc 
phòng, an ninh; 
- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; 
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài 
sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; 
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ 
tầng kỹ thuật; 
 - Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thóat và các tiêu cực khác 
trong xây dựng. 
1.3.6. Loại và cấp công trình xây dựng 
Công trình xây dựng được phân thành 5 loại như sau: 
* Công trình dân dụng: 
- Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ; 
- Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình 
y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục 
vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng 
truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại. 
* Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công 
trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí 
hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế 
tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công 
nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây 
dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp. 
* Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công 
trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay. 
* Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường 
ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại. 
* Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy 
xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác 
thải; công trình chiếu sáng đô thị. 
Cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào 
tầm quan trọng và quy mô của công trình. 
Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ 
thuật về xây dựng (QCVN 03:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, 
phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hại tầng kỹ thuật đô thị, ban 
hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009). 
8 
1.3.7. Năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng 
- Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt 
động xây dựng. Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia 
hoạt động xây dựng. 
- Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc trên cơ 
sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh 
nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo 
sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng, khi hoạt động độc lập 
phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc 
của mình. 
- Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở 
năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động 
xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. 
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội 
Chủ nghĩa Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan quản lý nhà 
nước có thẩm quyền về xây dựng cấp giấy phép hoạt động. 
- Chính phủ quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành 
nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân 
phù hợp với loại, cấp công trình. 
1.3.8. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân 
- Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện 
năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định. 
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về 
năng lực: 
+ Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; 
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 
+ Thiết kế quy hoạch xây dựng; 
+ Thiết kế xây dựng công trình; 
+ Khảo sát xây dựng công trình; 
+ Thi công xây dựng công trình; 
+ Giám sát thi công xây dựng công trình; 
+ Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; 
+ Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; 
+ Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và 
chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. 
9 
Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng 
nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về 
năng lực phù hợp với công việc đảm nhận. 
- Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù 
hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. 
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, 
thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát 
thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy 
hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có 
chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng 
nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 
-. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt 
động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công 
việc cụ thể. 
- Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở 
năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động 
xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. 
Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ 
chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả 
nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. 
- Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, 
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế 
bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công 
trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây 
dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất 
lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được 
người quyết định đầu tư cho phép. 
- Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, 
chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực và phải chịu trách 
nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện 
năng lực phù hợp với công việc. 
1.3.9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng 
Trong hoạt động xây dựng nghiêm cấm các hành vi sau đây: 
- Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình 
lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu 
di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp 
10 
luật; xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình 
xây dựng để khắc phục những hiện tượng này; 
- Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có 
giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng 
công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp; 
- Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, 
năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề 
xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc; 
- Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; 
- Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi 
trường trong xây dựng; 
- Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã 
có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố; 
- Ðưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ 
lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng 
công trình trong đấu thầu; 
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao 
che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng; 
- Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật; 
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng. 

File đính kèm:

  • pdfC1 2012.pdf
  • pdfC2 2012.pdf
  • pdfC3 2012.pdf
  • pdfC4 2012.pdf
  • pdfC5 2012.pdf
  • pdfC6 2012.pdf
  • pdfC7 2012.pdf
  • pdfLoi noi dau.pdf
  • pdfmuc luc.pdf
Bài giảng liên quan