Giáo trình Tin học - Phần cứng máy vi tính - Chương 3: Chức năng của mainboard

1. Chức năng của Mainboard

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

.

Mainboard máy vi tính .

Mainboard của máy tính có các chức năng sau đây :

z Là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi

thành một bộ máy vi tính thống nhất .

z Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị

trên .

z Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn chết hoặc cắm

rời trên Mainboard .

2. Sơ đồ khối của Mainboard .

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thíchSơ đồ khối Mainboard Pentium 4

3 . Nguyên lý hoạt động của Mainboard

z Mainboard có 2 IC quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu

nam, chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào

Mainboard như nối giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe

mở rộng PCI v v.

z Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất

khác nhau còn gọi là tốc độ Bus.

Thí dụ trên một Mainboard Pentium 4, tốc độ dữ liệu ra vào CPU

là 533MHz nhưng tốc độ ra vào bộ nhớ RAM chỉ có 266MHz và

tốc độ ra vào Card Sound gắn trên khe PCI lại chỉ có 66MHz .

z Giả sử ta nghe một bản nhạc MP3, đầu tiên dữ liệu của bản nhạc

được nạp từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM sau đó dữ liệu được xử lý

trên CPU rồi lại tạm thời đưa kết quả xuống bộ nhớ RAM trước

khi đua qua Card Sound ra ngoài, toàn bộ hành trình của dữ liệu

di chuyển như sau :+ Dữ liệu đọc trên ổ cứng truyền qua cổng IDE với vận tốc

33MHz đi qua Chipset cầu nam đổi vận tốc thành 133MHz đi qua

Chipset cầu bắc vào bộ nhớ RAM với vận tốc 266MHz, dữ liệu từ

Ram được nạp lên CPU ban đầu đi vào Chipset bắc với tốc độ

266MHz sau đó đi từ Chipset bắc lên CPU với tốc độ 533MHz ,

kết qủa xử lý được nạp trở lại RAM theo hướng ngược lại , sau đó

dữ liệu được gửi tới Card Sound qua Bus 266MHz của RAM, qua

tiếp Bus 133MHz giữa hai Chipset và qua Bus 66MHz của khe

PCI

=> Như vậy ta thấy rằng 4 thiết bị có tốc độ truyền rất khác nhau

+ CPU có Bus (tốc độ truyền qua chân) là 533MHz

+ RAM có Bus là 266MHz

+ Card Sound có Bus là 66MHz

+ Ổ cứng có Bus là 33MHz

đã làm việc được với nhau thông qua hệ thống Chipset điều

khiển tốc độ Bus .

pdf33 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tin học - Phần cứng máy vi tính - Chương 3: Chức năng của mainboard, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
2,5V 
Bảng cho biết tốc độ Bus của CPU và Bus PCI 
khi thiết lập các chân FS0 đến FS3 
 4. IC giao tiếp với cổng COM 
. 
 Hình dáng và các chân IC giao tiếp cổng COM 
Bên trong IC là các mạch Triger và các cổng Logic 
Sơ đồ giao tiếp giữa IC và cổng COM 
 6. Thiết lập tốc độ cho CPU trên Mainboard Pentium 2 và 
 Pentium 3 
 ( Mainboard Pentium 4 không cần thiết lập vì chúng đã tự động 
hoá ) 
z Trong các máy Pentium 2 và Pentium 3 đời đầu thì ta phải thiết 
lập tốc độ cho CPU thông qua các Jumper, nếu ta không thiết 
lập thì máy có thể không chạy ( như hỏng Mainboard ) hoặc 
chạy sai tốc độ của CPU . 
 Vậy thiết lập tốc độ cho CPU như thế nào ? 
z Bạn hãy để ý trên Mainboard có một bảng hướng dẫn về thiết 
lập tốc độ Bus cho CPU như dưới đây : 
Bảng chỉ dẫn thiết lập tốc độ BUS cho CPU trên cho thấy 
 Mainboard này hỗ trợ CPU có BUS 66, 100 và 133MHz 
z Bạn hãy tìm trên Mainboard vị trí Jumper 1 
Jumper 1 trên Mainboard 
để thiết lập tốc độ BUS cho CPU 
z Và chú ý có một bảng hướng dẫn thiết lập số nhân cho CPU 
Bảng chỉ dẫn thiết lập số nhân cho CPU 
z Bạn hãy tìm trên Mainboard vị trí SW1 
Jumper 1
BUS A B
 66 1 - 2 1 - 2
100 2 - 3 1 - 2
133 1 - 2 2 - 3
SW 1
X 1 2 3
x 5,0 ON ON ON
x 5,5 ON ON OFF
x 6,0 ON OFF ON
x 6,5 ON OFF OFF
x 7,0 OFF ON ON
x 7,5 OFF ON OFF
x 8,0 OFF OFF ON
x 8,5 OFF OFF OFF
 SW1 trên Mainboard dùng để thiết 
 lập số nhân tốc độ cho CPU 
z Sau khi đã tìm thấy 2 bảng hướng dẫn và các Jumper1, SW1 
trên ta làm như sau : 
+ Thiết lập tốc độ BUS trên Jumper1 phải bằng tốc độ BUS 
của CPU mà bạn định lắp, nếu bạn thiết lập sai tốc độ BUS => 
máy sẽ không hoạt động ( Như hỏng Mainboard ) 
+ Thiết lập số nhân cho CPU ( Số nhân bằng tốc độ CPU chia 
cho tốc độ BUS của nó ) nếu thiết lập sai số nhân thì CPU vẫn 
chạy nhưng bị sai tốc độ . 
z Thí dụ : 
Nếu bạn lắp CPU có tốc độ là 733 MHz và có BUS là 100MHz 
thì bạn phải thiết lập như sau : 
=> Thiết lập Jumper 1 sao cho có BUS là 100 
=> Thiết lập SW1 sao cho có số nhân là 7,5 
=> Khi đó tốc độ CPU sẽ là 100 x 7,5 = 750MHz ( Thực tế nó 
sẽ chạy ở tốc độ 733MHz ) 
 Nếu bạn thiết lập Jumper 1 có BUS là 66 hoặc 133 thì Máy 
sẽ không chạy ( Như hỏng Mainboard ) 
 Nếu bạn thiết lập đúng BUS nhưng thiết lập số nhân là 6,0 
thì CPU của bạn chạy ở tốc độ = 100 x 6,0 = 600MHz bạn bị 
thiệt về tốc độ . 
 Nếu bạn thiết lập ở số nhân là 8,5 thì CPU của bạn cũng chỉ 
chạy ở tốc độ 733MHz nhưng CPU lại bị nóng do bạn ép tốc 
độ . 
 Bài tập : 
 Có một Mainboard có các bảng hướng dẫn và các vị trí Jumper1, 
SW1 đã được thiết lập sẵn như sau : 
Jumper 1
BUS A B
 66 1 - 2 1 - 2
100 2 - 3 1 - 2
Những biểu hiện hư hỏng Mainbard 
 --------------------------------------------------------------- 
Bạn hãy cho biết CPU đang lắp trên Mainboard trên có tốc 
độ BUS là bao nhiêu ?, tốc độ hoạt động là bao nhiêu ? 
Đáp án cho bài tập 
133 1 - 2 2 - 3
SW 1
X 1 2 3
x 5,0 ON ON ON
x 5,5 ON ON OFF
x 6,0 ON OFF ON
x 6,5 ON OFF OFF
x 7,0 OFF ON ON
x 7,5 OFF ON OFF
x 8,0 OFF OFF ON
x 8,5 OFF OFF OFF
 1. Những biểu hiện của Mainboard hỏng 
 Biểu hiện 1 : 
 Bật công tắc nguồn của Máy tính, máy không khởi động, quạt 
nguồn 
 không quay 
 Biểu hiện 2 : 
 Bật công tắc nguồn, quạt nguồn quay nhưng máy không khởi 
động, 
 không lên màn hình . 
 Biểu hiện 3 : 
 Máy có biểu hiện thất thường, khi khởi động vào đền Win thì 
Reset lại 
 hoặc khi cài đặt Win XP ngang chừng thì báo lỗi làm bạn không 
thể 
 cài đặt . 
 Lưu ý : 
z Các biểu hiện khi hỏng Mainboard rất giống với biểu hiện khi 
hỏng CPU hoặc khi nguồn bị lỗi , do vậy khi gặp các biểu hiện 
trên bạn cần kiểm tra nguồn và CPU để loại trừ . 
z Để loại trừ nguyên nhân do nguồn bạn hãy dùng một bộ nguồn 
tốt để thử . 
z Để thử CPU bạn có thể cắm thử sang một máy khác, nếu là 
CPU của máy Pentium2 hoặc Pentium3 thì bạn cần thiết lập 
cho đúng tốc độ BUS của CPU thì nó mới chạy ( Xem lại phần 
thiết lập tốc độ cho CPU ) 
z Sau khi bạn đã thử và đã chắc chắn rằng : Nguồn và CPU vẫn 
tốt nhưng máy vẫn bị các biểu hiện trên thì chứng tỏ => 
Mainboard của bạn có vấn đề ! 
 2. Các biểu hiện sau thường không phải hỏng 
 Mainboard 
 Máy vi tính có nhiều bệnh khác nhau và bạn lưu ý các bệnh sau 
thường 
 là không phải hỏng Mainboard . 
a. Khi bật công tắc nguồn, máy không lên màn hình nhưng có 
tiếng bíp dài . 
 ( Trường hợp này thường do hỏng RAM hoặc Card màn hình ) 
b. Máy có báo phiên bản BIOS khi khởi động trên màn hình 
nhưng không vào được màn hình Windows 
( Trường hợp này thường do hỏng ổ đĩa ) 
c. Máy hay bị treo khi đang sử dụng . 
( Trường hợp này thường do lỗi phần mềm hoặc ổ đĩa bị bad ) 
d. Máy tự động chạy một số chương trình không theo ý muốn của 
người sử dụng . 
( Trường hợp này thường do máy bị nhiễm Virut ) 
 3. Phương pháp kiểm tra Mainboard 
 Bạn hãy thực hiện theo các bước như sau : 
z Tháo tất cả các ổ đĩa cứng, ổ CD Rom , các Card mở rộng và 
thanh RAM ra khỏi Mainboard, chỉ để lại CPU trên 
Mainboard . 
z Cấp nguồn, bật công tắc và quan sát các biểu hiện sau : 
z Biểu hiện 1 : Quạt nguồn quay, quạt CPU quay, có các tiếng 
bip dài ở loa 
=> Điều này cho thấy Mainboard vẫn hoạt động, CPU vẫn hoạt 
động, có tiếng bíp dài là biểu hiện Mainboard và CPU đã hoạt 
động và đưa ra được thông báo lỗi của RAM ( Vì ta chưa cắm 
RAM ) 
z Biểu hiện 2 : Quạt nguồn và quạt CPU không quay ( Đảm bảo 
chắc chắn là công tắc CPU đã đấu đúng ) 
=> Điều này cho thấy Chipset điều khiển nguồn trên 
Mainboard không hoạt động . 
z Biểu hiện 3 : Quạt nguồn và quạt CPU có quay nhưng không có 
tiếng kêu ở loa . 
=> Điều này cho thấy CPU chưa hoạt động hoặc hỏng ROM 
BIOS nếu bạn đã thay thử CPU tốt vào thì hư hỏng là do ROM 
BIOS hoặc Chipset trên Mainboard 
 Ở trên là các bước giúp bạn xác định là hư hỏng do Mainboard 
hay linh kiện khác của máy nhưng chưa xác định được là hỏng cái gì 
trên Mainboard , để làm được điều này bạn hãy xem tiếp phần sau : 
 Phương pháp kiểm tra Mainboard bằng Card Test 
Card Test Mainboard 
 4. Các bước kiểm tra Mainboard. 
z Kiểm tra lại để xác định cho chính xác hư hỏng là thuộc về 
Mainboard chứ không phải RAM, CPU hay các Card mở rộng . 
Cách xác định này làm theo các bước ở phần kiểm tra 
Mainboard 
z Dùng Card Test Main để xác định xem cụ thể là hỏng cái gì 
trên Mainboard . 
z Các bước tiến hành sửa chữa Mainboard 
 Bước 1 : Kiểm tra để xác định hư hỏng thuộc về Mainboard : 
z Chuẩn bị Mainboard nghi hỏng để kiểm tra ,Dùng một bộ 
nguồn tốt để thử, Dùng CPU tốt để thử . 
z Chưa cắm RAM và bất kỳ một thứ gì khác ( trừ CPU ) vào 
Mainboard 
z Cắm zắc công tắc nguồn của Case vào Mainboard 
z Cấp điện nguồn và bật công tắc Power, quan sát các biểu hiện 
sau : 
z => Quạt nguồn và quạt CPU có quay, có tiếng bíp dài ở loa . 
=> Điều này là biểu hiện Mainboard vẫn bình thường . 
z => Quạt nguồn và quạt CPU không quay hoặc các quạt quay 
nhưng không có tiếng bíp ở loa . 
=> Biểu hiện này cho thấy hư hỏng thuộc về Mainboard, để xác 
định rõ hơn bạn dùng Card Test Main để kiểm tra . 
 Bước 2 : Kiểm tra Mainboard bằng Card Test Main 
 1 - Giới thiệu Card Test Main 
Card Test Main : Card Test Main này bạn có 
thể mua từ các Công ty cung cấp thiết bị tin học 
z Bạn có thể cắm Card Test Main vào khe PCI hoặc ISA ( Main 
đời cũ mới có khe ISA ) để kiểm tra . 
z Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị bởi các đèn Led hoặc đồng hồ 
báo số theo kiểu số Hecxa ( hệ 16) 
Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra 
 * Chú thích các đèn Led : 
z + 5V : Báo có điện áp + 5V 
Đèn này phát sáng khi bật công tắc nguồn, nếu đèn này không 
sáng thì do chập đường nguồn +5V trên Mainboard . 
z 3,3V : Báo có điện áp 3,3V ( Tương tự đường 5V ) 
z - 12V : Báo có điện áp - 12V 
Đèn này phát sáng khi bật công tắc nguồn, nếu đèn này không 
sáng thì do chập đường nguồn - 12V trên Mainboard . 
z + 12V : Báo có điện áp + 12V ( Tương tự đường - 12V ) 
z RST : Báo tín hiệu Reset : Đèn này chỉ chớp sáng rồi tắt khi ta 
bấm nút Reset 
z OSC : Báo tín hiệu dao động của CPU, nếu đèn này không 
sáng nghĩa là CPU không hoạt động . 
z BIOS : Đèn báo BIOS : đèn này không sáng nghĩa là CPU 
không đọc dữ liệu trên BIOS hoặc BIOS hỏng . 
z CLK : Đèn báo xung Clock của Mainboard, đèn này sáng 
thường xuyên kể cả khi không có RAM và CPU, nếu đèn này 
không sáng nghĩa là Chipset trên Mainboard không hoạt động . 
 2 - Các bước thực hiện kiểm tra Mainboard 
z Tháo tất cả các thiết bị ra khỏi Mainboard kể cả RAM và CPU . 
z Cắm Card Test Main vào khe PCI ( Vì khe này có 2 múi nên ta 
không thể cắm ngược ) 
Gắn Card Test Main vào khe PCI 
z Cấp điện nguồn cho Mainboard và bật công tắc Power ( Đấu 
dây Power vào đúng vị trí - xem chỉ dẫn trên Main ) 
z Lúc này chỉ có dãy đèn Led sáng, dựa vào các đèn Led cho ta 
biết tình trạng Mainboard như sau : 
 * Trạng thái bình thường 
Các đèn nguồn báo sáng, đèn CLK báo sáng cho thấy các chế 
 độ điện áp của Mainboard đã có đủ và Chipset đã hoạt động 
* Trạng thái chập nguồn hoặc Chipset không hoạt động . 
 Mainboard bị mất đường nguồn 5V, nếu là nguồn tốt 
 thì có thể do chập đường 5V trên Mainboard 
Mainboard bị mất đường nguồn 3,3V 
Mainboard bị mất đường nguồn 12V, có thể 
do chập đường 12V tren Mainboard 
Có đủ các điện áp nhưng chipset không 
 hoạt động, không có xung CLK 
--------------------------------------------- 
 * Nếu Mainboard kiểm tra ở trạng thái bình thường , ta lắp 
CPU và RAM vào và bật nguồn kiểm tra lại . 
Tất cả các đèn báo sáng, đồng hồ dừng lại ở 
FF cho thấy Mainboard và các linh kiện 
 đã hoạt động bình thường 
Đèn BIOS và OSC không sáng cho thấy CPU chưa 
hoạt động, nếu đã thay CPU tốt thì hư hỏng do mạch 
ổn áp nguồn cho CPU, hoặc thiết lập sai tốc độ BUS cho CPU 
Các đèn báo sáng nhưng đồng hồ dừng lại ở C1 
 cho biết máy bị lỗi bộ nhớ, có thể lỗi bộ nhớ 
RAM hoặc lỗi bộ nhớ Cache gắn trên Mainboard. 
SỬA CHỮA MAINBOARD ( Ở Chương cuối ) 

File đính kèm:

  • pdfChuong-3_Mainboard.pdf
Bài giảng liên quan