Giáo trình Vi sinh vật y học - Phần I: Đại cương vi sinh y học

PHẦN I

ĐẠI CƯƠNG VI SINH Y HỌC

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC

Mục tiêu học tập

1. Trình bày được đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học.

2. Trình bày được lịch sử phát triển của vi sinh vật học và hướng giải quyết bệnh nhiễm trùng

hiện nay.

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VI SINH VẬT HỌC

Vi sinh vật học (Microbiology) là khoa học khảo sát hoạt động của các vi sinh vật (từ

Hylạp micros là nhỏ bé, bios là sự sống và logos là khoa học).

Vi sinh vật là các sinh vật nhỏ bé mắt trần không thấy và chỉ được phát hiện bằng kính hiển vi.

pdf87 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Vi sinh vật y học - Phần I: Đại cương vi sinh y học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n thăm là ổ chứa đầu tiên.
Hầu hết nhiễm trùng bệnh viện xuất phát từ vi khuẩn sống trên cơ thể người bệnh
Các vi khuẩn gây bệnh thường cư trú ở các vị trí gồm: hốc mũi như tụ cầu vàng, tụ cầu 
kháng methicillin; trên da S. epidermidis; ở đường tiêu hoá như enterococci, các vi khuẩn họ 
đường ruột, các loài Candida. Ở đường sinh dục tiết niệu enterococci, vi khuẩn họ đường 
ruột.
Những bệnh nhân bị nhiễm trùng hay ở tình trạng mang các vi khuẩn đề kháng như 
enterococci đề kháng thuốc, tụ cầu kháng methicillin, Clostridium difficile sẽ làm nhiễm bẩn 
môi trường. Và môi trường bị nhiễm bẩn lại trở thành ổ chứa thứ phát. Một số môi trường là ổ 
chứa đầu tiên một số vi khuẩn gây bệnh như: nước chứa vi khuẩn Legionella, các loài 
Pseudomonas; thức ăn chứa các vi khuẩn đường tiêu hoá
4. Sự lây truyền vi sinh vật trong NTBV 
4.1. Lây trực tiếp
Trong bệnh viện, tay nhân viên y tế thường bị nhiễm bẩn tạm thời và thường là môi 
giới truyền vi khuẩn từ người này đến người khác. Những nhân viên y tế khoẻ mạnh thường 
mang các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu vàng, Streptococcus pyogenes, Salmonella enteritidis 
và truyền các vi khuẩn này cho người bệnh. 
4.2. Lây qua dụng cụ
Các dụng cụ như nhiệt kế điện tử, thuốc men, các loai dịch chuyền tĩnh mạch, thức ăn, 
sữa, các loai dung dịch uống có thể truyền các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện cho người 
bệnh.
4.3. Lây qua không khí 
84
Không khí trong bệnh viện, hệ thống thông khí có thể truyền các tác nhân như M. 
tuberculosis, virus varicella-zoster, virus corona gây SARS, các loài nấm Aspergillus. Bụi 
nước bị nhiễm bẩn có thể truyền các vi khuẩn Legionella
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến NTBV
Cũng như phần lớn những nhiễm trùng, NTBV là hậu quả của sự tương tác giữa 2 
nhân tố 
5.1. Yếu tố vi sinh vật: Độc lực và khả năng lan tràn của vi sinh vật gây bệnh, 
5.2. Sự đề kháng của người bệnh: Tuổi, chứng bệnh, sự toàn vẹn của niêm mạc và da và tình 
trạng miễn dịch là những nhân tố chính quyết định tỷ lệ bệnh và hậu quả của NTBV. Những 
cơ chế bảo vệ cơ thể: vật lý (suy giảm trong trường hợp bỏng hoặc chấn thương), hóa học 
(thiếu HCl dịch vị, cắt dạ dày làm giới hạn axit dịch vị) hoặc miễn dịch (bệnh Hodgkin, hóa 
liệu pháp chống ung thư.v.v...) ảnh hưởng mạnh mẽ đến NTBV.
Ngoài người bệnh và vi sinh vật, những nhân tố khác liên quan đến NTBV bao gồm 
các biện pháp chẩn đoán thăm dò chức năng, những phương thức điêu trị, những bệnh nhân 
nhiều nguy cơ NTBV là những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân điều trị với thuốc 
làm giảm sức bảo vệ (corticosteroid .v.v...) và bệnh nhân trong quá trình điều trị là đối tượng 
với nhiều lần can thiệp. Sử dụng ngày càng nhiều những phương pháp chân đoán gây chấn 
thương làm tăng xác suất NTBV.
Nhân viên bệnh viện cũng có nguy cơ NTBV, nhân viên ở phòng xét nghiệm có mẫu 
nghiệm máu có thể mắc bệnh viêm gan virus, HIV và ở những khoa lây (lao, ho gà...).
III. NHỮNG NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN THƯỜNG GẶP
1. Nhiễm trùng đường tiểu 
Nhiễm trùng đường tiểu chiếm khoảng 40% NTBV và thường do đưa dụng cụ vào niệu 
đạo, bàng quang và thận. yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng ngược dòng là đặt ống thông niệu đạo 
làm bất hoạt rào cản bình thường. Khảo sát cho thấy 10-15% bệnh nhân người lớn được thông 
niệu đạo, trong đó nhiều trường hợp không cần thiết đặt. Đường tiết niệu là tiêu điểm nhiễm trùng 
thuờng gặp nhất đưa đến nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm.
2. Nhiễm trùng vết thương
Phần lớn nhiễm trùng vết thương gây nên do vi khuẩn trực tiếp đưa vào mô trong thời 
gian phẫu thuật. Thông thường vi khuẩn có nguồn gốc là khuẩn chí của người bệnh, tuy nhiên 
nhân viên phẫu thuật có thê là nguồn gốc của nhiễm trùng, đặc biệt với liên cầu A và S. 
aureus. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm trùng vết thương bao gồm loại phẫu thuật, 
thời gian phẫu thuật, kỹ năng của thầy thuốc và sức khỏe cơ bản của người bệnh. Phẫu thuật ở 
những vị trí bị nhiễm bẩn như ruột, cơ quan sinh dục nữ thường dễ bị nhiễm trùng hơn là ở 
những vị trí vô trùng trước khi mổ. Phẫu thuật thời gian dài hoặc phẫu thuật trong đó những 
mô chết, vật thể lạ hoặc bướu máu được lấy đi thường tăng tỷ lệ nhiễm trùng vết thương. 
Những nhân tố thuận lợi khác bao gồm người lớn tuổi, tình trạng dinh dưỡng kém, sự hiện 
diện của một tiêu điểm nhiễm trùng ở đâu đó, bệnh đái đường, suy thận và điều trị 
corticosteroid.
Những vết thương không mổ gồm bỏng, loét do nằm, loét ở da do tắc ngẽn tĩnh mạch 
hoặc động mạch cũng là vị trí của NTBV. Những vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng tương tự 
như ở vết thương mổ trừ nhiễm trùng bỏng thường do P. aeruginosa và nhiễm trùng lóet ở 
vùng chậu cũng như những chi dưới thường do khuẩn chí ở ruột.
85
3. Viêm phổi 
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường là nguyên nhân đưa đến tử vong ở NTBV 
mặc dù về tỷ lệ nó đứng thứ ba sau nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng vết thương. 
Những vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn Gram âm và S. aureus, những vi khuẩn này 
thường đến đường hô hấp dưới do từ họng hơn là qua đường máu. Viêm phổi bệnh viện 
thường xảy ra ở các đối tượng sau: 
- Người bệnh trớ mà phản xạ nôn và ho không hiệu quả 
- Người bệnh có chứng bênh phổi hoặc suy tim xung huyết 
- Người bệnh cần dùng dụng cụ hoặc hỗ trợ thông khí.
Sự lây truyền virus đường hô hấp ở bệnh viện cũng hay gặp đặc biệt ở khoa nhi, 
nhưng trừ trường hợp cúm, hợp bào đường hô hấp, gần đây virus corona gây viêm phổi cấp và 
suy hô hấp cấp tính nặng có tỷ lệ tử vong cao trên 10% bệnh nhân bị nhiễm trùng. Nhân viên 
bệnh viện thường nhiễm virus hô hấp của người bệnh và sự lây lan do hit phải hoặc tiếp xúc 
trực tiếp qua niêm mạc các giọt chất tiết có virus từ bệnh nhân khi săn sóc , khi tiếp xúc với 
người bệnh. Các phương thức lây khác như dùng các dụng cu hổ trợ hô hấp, qua tay...Biện 
pháp phòng ngừa sự lây nhiễm các virus hô hấp như SARS gồm phát hiện và cách ly bệnh 
sớm, sử dụng biện pháp bảo vệ như dùng khẩu trang có lọc, mang găng và các trang phục bảo 
vệ mắt, đầu khi săn sóc người bệnh. 
4. Nhiễm khuẩn huyết
Mặc dù nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở bất cứ NTBV nào, nhưng canuyn huyết 
quản bị nhiễm bẩn là nguyên nhân thông thường và dễ phòng ngừa nhất của nhiễm khuẩn 
huyết tiên phát ở bệnh viện. Nhiễm trùng do điều trị tĩnh mạch chiếm khoảng 5% tổng số 
NTBV và 10% của tổng số cấy máu dương tính. Những vi khuẩn gây bệnh thường gặp là S. 
epidermidis, S. aureus, trực khuẩn Gram âm và liên cầu ruột. Lúc dinh dưỡng bằng dịch qua 
ống thông thì Candida cũng là tác nhân quan trọng. Vi khuẩn có thể vào ở bất cứ vị trí nào khi 
có đường chuyền dịch, thường vị trí vào da lúc đặt Canuyn hoặc những thủ thuật sau đó và vi 
sinh vật theo canuyn vào máu. dịch truyền có thể bị nhiễm khuẩn gây nên nhiễm khuẩn huyết 
do một trong những vi khuẩn kém độc lực như Enterobacter, Serratia, Citrobacter freundii, 
những vi khuẩn này có thể phát triển ở dịch truyền chứa 5% glucose.
Nhiễm khuẩn huyết tạm thời sau những thao tác chẩn đoán hoặc điều trị ở miệng, 
đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường sinh dục thường được người bệnh dung nạp tốt. Tuy 
nhiên những người có bệnh tim hoặc van tim bẩm sinh có thể có nguy cơ viêm màng trong 
tim lúc chịu những thao tác nói trên và cần được phòng ngừa bằng kháng sinh.
5. Nhiễm trùng các virus viêm gan B, C và HIV
Nhiễm trùng do virus viêm gan B và virus HIV liên quan không những người bệnh và 
cả nhân viên y tế trong săn sóc bệnh nhân hoặc thao tác mẫu máu của người bệnh. Người 
bệnh nhiều nguy cơ là người bệnh nhận chuyền máu hoặc chế phẩm máu hoặc những bệnh 
nhân qua thẩm phân lọc máu. Việc xét nghiệm sàng lọc để loại trừ những người cho máu bị 
nhiễm trùng các virus này cùng với việc xử lý máu trước khi chuyền để loại trừ HIV làm 
giảm tỷ lệ viêm gan do virus B và C và HIV sau truyền máu. Sự lây nhiễm HIV xảy ra cho 
nhân viên y tế do các tai biến kim tiêm hoăc các dụng cụ sắc nhọn đâm vào tay trong quá 
trình lấy máu, mỗ xẽ..Nhiễm trùng HIV trong nhổ răng từ bác sĩ đến người bệnh cũng đã 
được đề cập 
Những biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng các virus viêm gan và HIV bao gồm:
86
5.1. Cần phổ biến ý thức phòng bệnh để giới hạn sự lây truyền do kim tiêm hoặc tiếp xúc trực 
tiếp.
5.2. Dán nhãn hiệu và thao tác cẩn thận tất cả mẫu máu và mô của người bệnh.
5.3. Khuyến cáo nhân viên có nguy cơ nhiễm trùng nên tiêm phòng vacxin 
5.4. Cần lưu ý những trường hợp nhiễm trùng HIV trong giai đoạn sớm các xét nghiệm sàng 
lọc tìm kháng thể sè cho kết quả âm tính. Những mẫu máu nghi ngờ cần được kiễm tra kỷ 
bằng tìm khánh nguyên hoặc axit nucleic của virus. 
5.5. Tiêm ngay globulin miễn dịch viêm gan B và vacxin viêm gan B cho nhân vien và người 
bệnh có nguy cơ đặc biệt viêm gan B như bị kim tiêm người bệnh viêm gan B đâm vào da.
IV. KIỂM TRA NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
1. Mục tiêu
Kiểm tra NTBV bao gồm những mục tiêu :
1.1. Làm giảm nguy cơ NTBV ở người bệnh.
1.2. Chăm sóc đầy đủ những người bệnh bị nhiễm trùng lây truyền mạnh.
1.3. Giảm đến mức tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở nhân viên bệnh viện.
Phần lớn những bệnh viện thành lập một ban kiểm tra NTBV. Ban này có nhiệm vụ :
- Tìm biện pháp thích hợp để xử lý bệnh nhiễm trùng.
- Xác định và theo dõi những người bệnh bị bệnh truyền nhiễm.
- Phòng ngừa sự lây truyền bệnh nhiễm trùng ở người bệnh và nhân viên.
- Theo dõi việc sử dụng kháng sinh và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các vi 
sinh vật thường gây NTBV.
2. Biện pháp 
Những biện pháp chủ yếu bao gồm rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh, 
cách li thích đáng những bệnh nhiễm trùng dễ lây truyền, áp dụng những biện pháp dịch tễ 
học để xác định và loại bỏ kịp thời những ổ nhiễm trùng.
Những biện pháp phòng ngừa không những áp dụng với người bệnh mà cả với nhân 
viên bệnh viện.
Lúc nhập viện phải chọn lựa riêng người bệnh lây, điều này đặc biệt quan trọng với 
khoa nhi, khoa ung thư và khoa ghép cơ quan vì những bệnh nhiễm trùng ít quan trọng như 
thủy đậu, sởi có thể nguy hiểm với người bệnh ở những khoa đó.
87

File đính kèm:

  • pdfPHAN_001.pdf
  • pdfTAILIEU.pdf
Bài giảng liên quan