Giáo trình Vi sinh vật y học - Phần II: Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp

PHẦN II

CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP

CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNH

Mục tiêu học tập

1. Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của một số cầu khuẩn gây bệnh.

2. Nêu được khả năng gây bệnh của các cầu khuẩn này.

3. Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với các cầu khuẩn gây bệnh.

Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi

khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh

mủ đều Gram dương.

pdf73 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Vi sinh vật y học - Phần II: Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ương của tế bào vật chủ. Sau đó tế bào bị vỡ và giải phóng 
ra các tiểu thể. Trên nuôi cấy tế bào, tế bào vật chủ bị chết và tự ly giải 40 - 60 giờ sau khi 
nhiễm trùng.
1.2. Đặc tính hóa học và chuyển hóa
Chlamydia thích nghi mạnh mẽ với sự sống ngoại bào và sự phát triển nội bào. Chúng 
phụ thuộc nhiều vào tế bào vật chủ. Chúng cản trở sự tổng hợp protein và ADN của tế bào vật 
chủ. Chúng tạo nên những đại phân tử riêng của chúng nhưng sử dụng năng lượng chuyển hóa 
của tế bào vật chủ.
1.3. Kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên đặc hiệu nhóm: có thể phát hiện trong dịch thủy phân vi khuẩn.
- Kháng nguyên đặc hiệu typ: liên quan đến lớp ngoài cùng của vỏ ở Chlamydia nguyên 
vẹn.
1.4. Miễn dịch
Bệnh Chlamydia có xu hướng mạn tính và có quá trình tái phát nếu không được điều trị. 
Tính chất mạn tính của sự nhiễm trùng cho thấy sự đáp ứng miễn dịch không hiệu quả, nhưng 
thông thường người bệnh có thể hạn chế hoặc khu trú chứng bệnh mà không phát sinh di 
chứng nghiêm trọng. Kháng thể trung hòa kết hợp với kháng nguyên vỏ của Chlamydia ngăn 
cản sự lan tràn nhiễm trùng Chlamydia đến những tế bào nhạy cảm nhưng không làm bất hoạt 
Chlamydia nằm bên trong tế bào. Người bị nhiễm trùng tiềm tàng tương đối miễn dịch với sự 
tái nhiễm nhưng có thể tiếp tục phóng thích vi khuẩn và tạo nên người lành mang trùng.
1.5. Phân loại
- Tác nhân gây bệnh mắt hột (Trachome): Chlamydia trachomatis.
nhđn tế bào 
thể 
cơ 
bản
Phagolysosome
thể lưới
hạt vi
Hnh1. Sơ đồ chu kỳ nhân lên của Chlamydia
1 2
34
5
157
- Tác nhân gây bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu ở bẹn (Lymphogranulomatose 
venerienne) do Chlamydia lymphogranulomatosis.
- Tác nhân gây bệnh sốt vẹt sốt chim (Ornithose- psittacose) do Chlamydia psittasi.
- Tác nhân bệnh tăng tế bào lympho lưới lành tính còn gọi là bệnh mèo cào 
(Lymphoreticulose benigne).
- Tác nhân gây viêm niệu đạo, cổ tử cung và kết mạc thể vùi do Chlamydia 
oculogientalis
2. Một số bệnh do chlamydia gây nên
2.1. Bệnh do Chlamydia trachomatis gây ra
Chlamydia trachomatis gồm 18 typ huyết thanh được ký hiệu từ A đến K và L1,2,3 
2.1.1. Bệnh mắt hột
Viêm kết mạc do mắt hột do Chlamydia trachomatis typ A-C. Bệnh lưu hành ở các xứ 
nóng, trên thế giới có khoảng 460 triệu người mắc bệnh, trong đó có 6 triệu người bị biến 
chứng mù hoàn toàn.
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Viêm kết mạc thể nang thường kèm theo bội nhiễm vi khuẩn.
- Giai đoạn 2: Viêm kết mạc thể hạt.
- Giai đoạn 3: Có những biến chứng cơ học như sẹo, loét và bội nhiễm.
- Giai đoạn 4: Hồi phục kèm theo sẹo kết mạc, loét giác mạc và có thể bị mù lòa nếu 
không được điều trị tích cực.
Điều trị bằng thuốc mỡ tetracylin.
2.1.2. Bệnh viêm đường tiết niệu - sinh dục lây nhiễm qua đường tình dục
Do Chlamydia trachomatis typ D - K. Hiện nay bệnh tăng về số lượng và gây nhiều 
biến chứng nặng. Ở nam giới biểu hiện đầu tiên là viêm niệu đạo, sau đó có thể dẫn đến viêm 
mào tinh hoàn. Ở nữ giới biểu hiện viêm trong cổ tử cung, sau đó dẫn đến viêm niệu đạo, nếu 
không được điều trị tốt sẽ dẫn đến viêm đường sinh dục thấp, rồi viêm vòi trứng có thể đưa 
đến biến chứng có thai ngoài tử cung.... Ở trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm từ người mẹ qua rau 
thai hoặc sau khi đi qua cổ tử cung, âm đạo của người mẹ bị bệnh gây nên viêm kết mạc mắt 
trẻ sơ sinh.
2.1.3. Bệnh lymphogranulomatose
Đây là tác nhân gây bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu ở bẹn hay bệnh Nicolas Favre 
do Chl.trachomatis typ huyết thanh L1, 2, 3 . Bệnh lây truyền qua đường sinh dục, sau 3 - 26 
ngày tiếp xúc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau: tổn thương khu trú đường sinh dục biểu 
hiện một vết loét nhỏ ở quy đầu, hậu môn, âm hộ... Vết loét thoảng qua sau đó lành mà không 
có sẹo, sau đó từ 1 - 2 tháng có nhiều hạch bẹn, tập trung thành khối lớn rồi bị dò ra như một 
áp xe, miệng chỗ dò như tổ ong hoặc miệng bình tưới. Viêm hạch bẹn lành không để sẹo. Tuy 
nhiên thương tổn có thể gây biến chứng: hẹp hậu môn - trực tràng, chân voi, viêm não - màng 
não, đau khớp... kèm theo dấu hiệu toàn thân là sốt và lách to.
2.2. Bệnh sốt vẹt - sốt chim (Psittacosis - Ornithosis)
 Bệnh do Chlamydia psittaci. Ủ bệnh 1 - 2 tuần, bệnh phát đột ngột hoặc âm ỉ. Ớn lạnh, 
sốt đau đầu và viêm phổi không điển hình. Mầm bệnh có ở các loài chim nuôi như bồ cầu, gà, 
vịt, vẹt và một vài loài chim hoang dại. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc do vết thương. Vi 
khuẩn vào máu rồi đến phổi, từ đó lây sang người khác qua đường hô hấp.
Điều trị bằng tetracyclin. Sulfamid và streptomycin không có tác dụng.
158
2.3. Bệnh do Chlamydia pneumoniae gây ra
Với viêm phổi kẽ, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng thường gặp ở tuổi vị thành 
niên và thanh niên, ở người già thường biểu hiện lành tính và không triệu chứng.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Do vi khuẩn ký sinh nội bào nên mẫu nghiệm cần phải nhiều các tế bào biểu mô như: 
- Dịch nạo niệu đạo, dịch tiền liệt tuyến, tinh dịch, dịch trong cổ tử cung, mẫu sinh thiết 
vòi trứng, dịch túi cùng âm đạo
- Dịch nạo kết mạc mắt trong bệnh mắt hột
- Dịch tiết mũi hầu, dịch tiết phế quản phổi, dịch rửa phế quản
Mẫu nghiệm cần phải được bảo quản ở 40C
Nhuộm soi mẫu nghiệm trên tiêu bản nhuộm bằng phương pháp Giêm sa hoặc 
Machiavello, thấy những tiểu thể hạt ưa kiềm trong hoặc ngoài tế bào. Có thể phân lập 
Chlamydia trên các nuôi cấy tế bào hoặc cấy vào trứng gà ấp để quan sát tính chất xâm nhiễm. 
Xác định bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp để phát hiện 
Chlamydia, có thể dùng kỹ thuật miễn dịch enzyme (ELISA) để phát hiện kháng nguyên của 
Chlamydia. Hiện nay có thể dùng phương pháp khuếch đại gen (kỹ thuật PCR) để chẩn đoán 
nhiễm trùng do Chlamydia trachomatis
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
- Phản ứng vi lượng miễn dịch huỳnh quang (micro-immunofluorescence) để xác định 
kháng thể và cho phép chẩn đoán loài nhiễm trùng, đặc biệt loài Chlamydia trachomatis. 
- Ngoài ra người ta còn sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể và phản ứng ELISA để phát 
hiện kháng thể kháng lipopolysaccharide. Tuy nhiên phải lấy huyết thanh làm 2 lần cách nhau 
2 tuần để tìm hiệu giá kháng thể.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
- Đối với bệnh mắt hột: cần phải tăng cường các biện pháp vệ sinh như không dùng 
khăn chung, đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt...
- Đối với bệnh sinh dục tiết niệu dễ lây lan do quan hệ tình dục do đó cần phát hiện sớm 
và điều trị kịp thời và có biện pháp phòng bệnh cho vợ hoặc chồng, bài trừ mãi dâm, giáo dục 
giới tính 
Việc phòng bệnh bằng vaccine hiện nay vẫn đang được nghiên cứu
4.2. Điều trị
Điều trị bằng tetracyclin, sulfamid, erythromycin tuỳ theo từng loài Chlamydia.
III. MYCOPLASMA
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc 
nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước 
nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Mycoplasma có thể phát triển trên môi trường có hoặc không có tế bào sống, hiếu khí 
hoặc kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 35 - 37oC, pH 7 - 7,8. Trên môi trường lỏng khó 
quan sát vi khuẩn mọc vì canh khuẩn trong suốt. Trên môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc có 
trung tâm tối và dày, mọc lấn xuống thạch, rìa khuẩn lạc mỏng và bẹt.
159
1.3. Cấu trúc hóa học
- Chứa ADN và ARN, tỷ lệ ARN/ADN nhỏ hơn 1
- Không có vách tế bào nhưng có một vỏ mỏng như màng nguyên tương của vi khuẩn
- Quá trình nhân lên khá phức tạp và phụ thuộc vào môi trường, người ta quan sát thấy 
cả hiện tượng song phân và hiện tượng nảy chổi. Trên nuôi cấy tế bào, vi khuẩn hầu hết phát 
triển trên bề mặt tế bào.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Người ta tách ở vi khuẩn những thành phần hóa học mang tính chất khác nhau. Mỗi 
thành phần hóa học có khả năng tham gia vào một loại phản ứng huyết thanh nhất định.
1.5. Sức đề kháng
Mycoplasma tương đối bền vững lúc bị đông băng rồi tan băng. Trong huyết thanh vi 
khuẩn có thể tồn tại ở 56oC trong 2 giờ, chúng dễ bị phá huỷ bởi siêu âm. Nhạy cảm với pH 
axit hoặc pH kiềm.
2. Khả năng gây bệnh 
Ở người Mycoplasma có một ái tính với niêm mạc hô hấp và niêm mạc đường sinh dục. 
Đa số loài sống hoại sinh. Chỉ có 4 loài gây bệnh chắc chắn ở người đó là: Mycoplasma 
pneumoniae gây bệnh hô hấp, Mycoplasma hominis, Mycoplasma genitalium và Mycoplasma 
(Ureaplasma) urealyticum là tác nhân của bệnh đường sinh dục. Còn các loài khác khả năng 
gây bệnh chưa biết rõ.
- M.pneumoniae là tác nhân gây bệnh viêm phổi tiên phát không điển hình ở người. Các 
triệu chứng chính là sốt, rét run, toát mồ hôi, ho khan dữ dội, khó thở và đau ngực. Bệnh có 
thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em. M.pneumoniae thường gây nên các 
vụ dịch nhỏ vào mùa xuân và thu.
- M. urealyticum, M. genitalium gây viêm niệu đạo áp xe tuyến Bartholin, viêm vòi 
trứng. M. hominis gây viêm khung chậu ở phụ nữ có thai, có thể gây sẩy thai. Trẻ sơ sinh có 
thể bị viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não... do mẹ bị nhiễm trùng sinh dục bởi vi 
khuẩn này. 
- Khả năng gây bệnh của các Mycoplasma khác như M.fermentens, M.penetrans chưa 
được xác định một cách rõ ràng.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm thích hợp như dịch rửa phế quản, chất bài tiết của phổi 
cũng có thể chất dịch từ cơ quan sinh dục.
- Bệnh phẩm nuôi cấy trên các môi trường chọn lọc đặc biệt. Sau đó định loại bằng cách 
phát hiện những canh khuẩn điển hình bằng thuốc nhuộm Dienes, tìm khả năng tan máu và 
hấp thụ hồng cầu, tính chất lên men glucose... 
- Có thể chẩn đoán huyết thanh bằng các phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ức chế 
ngưng kết hồng cầu, ELISA...Phải tìm động lực kháng thể
4. Phòng bệnh và điều trị
- Chưa có vaccine phòng bệnh: đang nghiên cứu vaccine đa giá phối hợp.
- Điều trị bằng kháng sinh macrolide, tetracyclin, chloramphenicol, furadantin, 
spiramycin, fluoroquinolon...
160

File đính kèm:

  • pdfPHAN_002.pdf
Bài giảng liên quan