Hệ thống 3 lãnh giới

Vi khuẩn cổ tuy thuộc dạng tế bào nhân sơ nhưng chúng có nhiều điểm khác biệt với vi khuẩn

 Thành tế bào không có cấu tạo là peptiđôglican

 Trong hệ gen thì có các đoạn intron như hệ gen của tế bào nhân

thực và cơ chế nhân đôi giống sinh vật nhân thực.

 Trong tế bào vi khuẩn cổ chứa hệ prôtêin PACE giống sinh vật nhân thực.

 Vi khuẩn cổ sống trong các môi trường rất khắc nghiệt như nhiệt độ rất cao (100oC) hay nhiệt độ rất thấp, độ muối cao, áp suất cao, pH cao, phương thức dinh dưỡng đa dạng

  Về mặt tiến hóa, Vi khuẩn cổ gần với Sinh vật nhân thực hơn

Học thuyết tế bào hiện đại như sau:

 Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước bằng cách phân bào.

 Các hoạt động sống đều diễn ra ở trong tế bào dù là cơ thể đơn bào hay đa bào.

 Tất cả các tế bào đều được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống 3 lãnh giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HỆ 
THỐNG 
5 GIỚI 
SINH 
VẬT 
HỆ THỐNG 3 LÃNH GIỚI 
Căn cứ vào sự khác nhau ở hệ gen và cấu trúc thành tế bào 
Vi sinh vật cổ (Archaea) 
Tổ tiên chung 
Nấm (Fungi) 
Nguyên sinh (Protista) 
Vi khuẩn (Bacteria) 
Thực vật (Plantae) 
Động vật (Animalia) 
Sinh vật nhân thực(Eukarya) 
Vi khuẩn (Bacteria) 
Vi sinh vật cổ (Archaea) 
Vi khuẩn cổ tuy thuộc dạng tế bào nhân sơ nhưng chúng có nhiều điểm khác biệt với vi khuẩn 
 Thành tế bào không có cấu tạo là peptiđôglican 
 Trong hệ gen thì có các đoạn intron như hệ gen của tế bào nhân thực và cơ chế nhân đôi giống sinh vật nhân thực. 
 Trong tế bào vi khuẩn cổ chứa hệ prôtêin PACE giống sinh vật nhân thực. 
 Vi khuẩn cổ sống trong các môi trường rất khắc nghiệt như nhiệt độ rất cao (100oC) hay nhiệt độ rất thấp, độ muối cao, áp suất cao, pH cao, phương thức dinh dưỡng đa dạng 
  Về mặt tiến hóa, Vi khuẩn cổ gần với Sinh vật nhân thực hơn 
Tính chất 
Vi khuẩn 
Vi sinh vật cổ 
Thành tế bào có peptiđôglican (murein) 
+ 
- 
Tổ chức bộ gen có in tron 
- 
+ 
KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO 
Năm 1665, Robert Hook là người đầu tiên mô tả tế bào khi ông dùng kính hiển vi để quan sát lát mỏng của cây bấc. 
Vài năm sau, nhà tự nhiên học người Hà Lan – Antonie Van Leeuwenhoek) đã quan sát những tế bào sống đầu tiên . 
Năm 1938, Mathias Schleiden khi nghiên cứu các mô thực vật đã đưa ra học thuyết tế bào: Tất cả các cơ thể thực vật đều có cấu tạo từ tế bào. 
Theodor Schwarm cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật đều có cấu tạo từ tế bào. 
Học thuyết tế bào hiện đại như sau: 
 Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước bằng cách phân bào. 
 Các hoạt động sống đều diễn ra ở trong tế bào dù là cơ thể đơn bào hay đa bào. 
 Tất cả các tế bào đều được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. 
Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải là từ 1 số ít tế bào có kích thước lớn? 
Nhiều tế bào nhỏ cơ thể được điều khiển có hiệu quả hơn: 
Mỗi tế bào nhỏ sẽ duy trì được sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả 
VD: nhân truyền lệnh đến tất cả các bộ phận của tế bào, nếu tế bào có kích thước lớn thì phải mất nhiều thời gian thì các tín hiệu mới tới được vùng ngoại biên 
Nhiều tế bào nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V( tổng diện tích bề mặt / thể tích ) lớn  trao dổi chất và thông tin với môi trường tốt hơn 
Tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào 
Tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh chóng 
Thế giới sống được cấu tạo bởi hai loại tế bào đó là: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực 
Tế bào nhân sơ(Procaryota) 
Tế bào nhân thực(Eucaryota) 
Plasma membrane 
Golgiapparatus 
Ribosomes 
Nucleus 
Smooth endoplasmicreticulum 
Roughendoplasmicreticulum 
Mitochondrion 
Flagellum 
Lysosome 
Centriole 
Peroxisome 
Microfilament 
Cấu trúc của tế bào 
TẾ BÀO NHÂN SƠ 
(Tế bào vi khuẩn) 
I. HÌNH DẠNG TẾ BÀO VI KHUẨN 
 Đa số đơn bào, có nhiều hình dạng khác nhau 
 Có kích thước trung bình là 1 – 3 μ m 
 Các tế bào có thể liên kết với nhau tạo thành chuỗi hay nhóm nhỏ 
A. Hình que - trực khuẩn (Bacillus)B. Hình cầu (coccus) tạo thành chuỗi (strepto-) - liên cầu khuẩn (Streptococcus).C. Hình cầu tạo đám (staphylo-) - tụ cầu khuẩn (Staphylococcus).D. Hình tròn sóng đôi (diplo-) - song cầu khuẩn (Diplococcus).E. Hình xoắn - xoắn khuẩn (Spirillum, Spirochete).F. Hình dấu phẩy - phẩy khuẩn (Vibrio). 
II. CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN 
	Tế bào vi khuẩn gồm những thành phần chính là: thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân (thể nhân – nuclêôit). Ngoài ra, còn có vỏ nhầy, lông, roi. 
1. Thành tế bào: 
Có độ dày từ 10 – 20 nm 
TPCT chủ yếu: peptidđôglican (các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn) 
Tùy theo cấu tạo của lớp peptidđôglican mà thành có tính chất nhuộm màu phân biệt với thuốc nhuộm Gram. 
1. Thành tế bào: 
VK Gram + 
VK Gram - 
Màng ngoài 
Màng sinh chất 
Khoang chu chất 
(Bắt màu hồng hoặc đỏ ) 
(Bắt màu tím ) 
Màng ngoài 
Màng sinh chất 
Khoang chu chất 
Màng sinh chất 
Thành phần 
Tỷ lệ % đối với khối lượng khô của thành tế bào 
G + 
G - 
Peptidoglycan 
30-95 
5-20 
Axit teicoic (Teichoic acid) 
Cao 
0 
Lipid 
Hầu như không có 
20 
Protein 
Không có hoặc có ít 
Cao 
1.1 VK Gram dương: 
*Peptidoglycan là loại polyme xốp, khá bền vững, cấu tạo bởi 3 thành phần: 
 - N-A c etylgluco s amin 
  - Acid N-Acetylmuramic 
  - Tetrapeptid chứa cả D- và L- acid amin 
*Axit teichoic là polime của ribitol và glixerol photphat : vận chuyển các ion dương vào ra tế bào, giúp tế bào dự trữ phot phat, có liên quan đến kháng nguyên bề mặt và tính gây bệnh của 1 số vk gram dương. 
1.2. VK Gram âm: có 3 lớp: màng ngoài, không gian chu chất, peptiđôglican 
Màng ngoài : lipopolisaccarit( LPS): gồm 3 thành phần : 
+ LipitA : 2 phân tử N-acetyl glucozamin, 5 chuỗi dài axit béo. Lipit A là nội độc tố của vi khuẩn, gây sốt, tiêu chảy, phá hủy hồng cầu 
+ Polisaccarit lõi 
+ Kháng nguyên O : phần polisccarit vươn khỏi màng vào môi trường. Quyết định nhiều đặc tính huyết thanh của các vi khuẩn có chứa 1LPS và vị trí gắn thụ thể của thể thực khuẩn 
	Màng ngoài còn có thể có 1 số loại prôtein: prôtein cơ chất: vd porin (protein lỗ)ở E. coli, protein màng ngoài có năng lực vận chuyển chuyên biệt các phân tử lớn và lipoprotein : liên kết giữa lớp peptiđôglican bên trong với màng ngoài 
Không gian chu chất: 
	+ Chứa các protein tham gia vào sự thu nhận chất dinh dưỡng: vd các enzim proteinaza, nucleaza,các protein vận chuyển qua màng, protein thụ thể( làm chỗ bám của thể thực khuẩn) 
	+ Các vi khuẩn phản nitrát hóa và hóa tự dưỡng vô cơ thường chứa các protein của chuỗi vận chuyển điện tử 
	+ Chứa các enzim tham gia vào sự tổng hợp peptiđôglican và cải biến các hợp chất độc tố có thể gây hại cho tế bào. 	 
Các vi khuẩn gram dương có thể không chứa 1 khoảng chu chất rõ rệt  chúng tiết ra các enzim ngoại bào (giống với enzim chu chất của VK gram âm) 
Peptiđôglican mỏng 
 Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau? 
1.3. Chức năng của thành tế bào 
Thành tế bào giúp duy trì hình thái của tế bào 
Hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao 
 Giúp tế bào đề kháng với áp suất thẩm thấu, hỗ trợ quá trình phân cắt tế bào 
Cản trở sự xâm nhập của một số chất có phân tử lớn 
Liên quan đến tính kháng nguyên, tính gây bệnh, tính mẫn cảm với Thực khuẩn thể 
2. Màng sinh chất 
Chứa khoảng 45% lipit và 55% prôtêin 
Có cấu trúc và chức năng tương tự màng sinh chất của tế bào nhân thực 
( DNA trần dạng vòng) 
3.Tế bào chất 
+ chứa 65 – 90 % nước, các chất vô cơ và hữu cơ khác nau. 
+ Có ribôxôm loại 70S và các hạt dự trữ. 
+ Không có các bao quan có màng và hệ thống nội màng, không có khung tế bào 
+ Nhiều chỗ MSC gấp nếp lồi lõm vào tế bào chất tạo nên các mêzôxôm – bào quan có vai trò trong sự phân bào, hô hấp hiếu khí. 
+ chứa ADN khác gọi là plasmit – qui định một số đặc tính của vi khuẩn (tính kháng thuốc) 
3.Tế bào chất 
4. Vùng nhân (thể nhân – nuclêôit) 
 Không có màng nhân, thường chỉ có 1 phân tử ADN vòng, trần (không liên kết với histon). 
 Chức năng: lưu trữ thông tin di truyền của vi khuẩn 
5. Vỏ nhầy 
 Có ở 1 số vi khuẩn 
 Thành phần chủ yếu là nước, polysaccarid, ngoài ra cũng có polypeptid và protein. 
- Chức năng chính: bảo vệ tế bào vk 
 Ngoài ra còn có chức năng: 
 + Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn khi thiếu thức ăn 
 + Là nơi tích luỹ một số sản phẩm trao đổi chất (dextran, xantan...) 
 + Giúp vi khuẩn bám vào giá thể 
( DNA trần dạng vòng) 
6. Lông nhung và roi: 
6. Lông nhung và roi: có ở một số vi khuẩn 
 - Lông: 
+ Có chức năng như các thụ thể: tiếp nhận virut, tham gia vào quá trình tiếp hợp 
+ Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt tế bào chủ 
- Roi: 
+ Giúp vi khuẩn di chuyển 
TẾ BÀO NHÂN THỰC 
Giống nhau: gồm 3 phần cấu trúc cơ bản : màng, TBC và nhân 
Tế bào nhân sơ 
Tế bào nhân thực 
Kích thước bé( 1 – 10 μ m) 
Cấu tạo đơn giản 
Chưa có màng nhân 
Chỉ có thể nhân (nuclêôit) 
Vật chất di truyền là phân tử ADN dạng vòng, không chứa prôtêin loại histon 
Kích thước lớn (10 – 100 μ m) 
Cấu tạo phức tạp 
Có màng nhân 
Có nhân (nucleus): trong nhân chứa NST và hạch nhân 
Vật chất di truyền: NST dạng thẳng chứa ADN + prôtêin loại histon 
So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực 
Khác nhau 
Tế bào nhân sơ 
Tế bào nhân thực 
Chưa có các bào quan có màng, hệ thống nội màng và bộ khung tế bào 
Ribôxôm có 1 loại 70S 
Phương thức phân bào đơn giản = phân đôi 
Có lông, roi cấu tạo đơn giản từ protein flagenlin 
Có các bào quan có màng, hệ thống nội màng và khung xương tế bào 
Ribôxôm có 2 loại: 70S ở bào quan ( ti thể, lục lạp) và 80S ở tế bào chất 
 Phương thức phân bào phức tạp (NP và GP) với bộ máy phân bào là thoi phân bào 
Có lông và roi có cấu tạo vi ống phức tạo theo kiểu 9+2 
So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực 
Tế bào thực vật 
Tế bào động vật 
Có thành xenlulôzơ 
Có lục lạp  quang tự dưỡng 
Chất dự trữ là tinh bột 
Không có trung thể 
Phân bào không có sao và phân chia tế bào chất bằng vách ngang ở trung tâm 
Hệ không bào phát triển 
Không có thành xenlulôzơ 
Không có lục lạp  dị dưỡng 
Chất dự trữ là glicôgen 
Có trung thể 
Phân bào có sao và phân chia tế bào chất bằng eo thắt ở trung tâm 
Ít khi có không bào 
So sánh đặc điểm của tế bào thực vật và tế bào động vật 

File đính kèm:

  • ppthe_thong_3_lanh_gioi.ppt
Bài giảng liên quan