Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THCS Môn: Lịch sử

- Đầu thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam phát triển lên một bước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Đại biểu cho khuynh hướng cứu nước mới là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

- Phan Bội Châu (1867- 1940), sinh ra trong gia đình có truyền thống nho học ở Nam Đàn-Nghệ An, được đào tạo theo khuôn mẫu “Trung quân ái quốc”, yêu nước thương dân sâu sắc, sớm tham gia chống Pháp

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THCS Môn: Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
, lập chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác”, đưa Cường Để, con cháu hoàng tộc làm minh chủ 
-> Đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng của Phan Bội Châu từ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến: mượn danh nghĩa hoàng tộc để tập hợp lực lượng
0,75 đ
- Năm 1905 thực hiện phong trào Đông du, đến 1909 phong trào tan rã, trong thời gian này cách mạng Trung Quốc phát triển và thắng lợi (1911), ông phấn khởi hướng về Trung Quốc
- Năm 1912 ông lập Việt Nam Quang phục hội, mục đích “Đánh Pháp, khôi phục Việt Nam, lập cộng hòa dân quốc”, từ đây ông đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ, chuyển từ quân chủ lập hiến sang cộng hòa tư sản, đây là bước tiến quan trọng trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu
0,75 đ
- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đến với ông như luồng ánh sáng mới -> Tuy chưa trở thành người cộng sản nhưng ông có cảm tình với nước Nga Xô viết, đặt niềm tin vào sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, niềm tin vào lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
0,5 đ
- Năm 1925, khi chưa thể thay đổi được tổ chức, phương pháp đấu tranh thích hợp với sự chuyển biến mới của đất nước và thời đại, ông bị Pháp bắt giam lỏng tại Huế...
* Phan Bội Châu luôn vươn lên tìm kiếm con đường cứu nước, ông đã cống hiến cả cuộc đời mình vì sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc
0,25 đ
b. Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX 
- Cần lựa chọn con đường phát triển phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới
0,5 đ
- Xác định đúng kẻ thù, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng; đề ra phương pháp cách mạng đúng đắn 
0,25 đ
- Xác định đúng lực lượng cách mạng, giai cấp lãnh đạo và vấn đề liên minh với cách mạng thế giới 
0,25 đ
Câu 2
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam 
(6,5 đ)
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là Cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo, thấm đượm tính dân tộc, nhuần nhuyễn tính giai cấp, trong đó độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.
0,25 đ
- Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng TSDQ Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến, trong đó nhiệm vụ chống đế quốc tay sai là quan trọng nhất
0,5 đ
1930-1935:
- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ảnh hưởng đến Việt Nam, Pháp đàn áp đẫm máu khởi nghĩa Yên Bái, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp gay gắt làm bùng nổ phong trào cách mạng trong cả nước, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo, các cuộc đấu tranh đã nêu cao khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc”, “Đả đảo phong kiến” 
0,5 đ
- 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất BCHTƯ lâm thời Đảng CSVN thông qua Luận cương chính trị, xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ĐD là chống phong kiến, chống đế quốc, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất(hạn chế của Luận cương).
0,5 đ
- Từ tháng 10/1930 đến đầu 1931, phong trào cách mạng có ảnh hưởng tư tưởng Luận cương (đặc biệt ở Nghệ Tĩnh)...
- Từ 1932 – 1935 diễn ra phong trào đấu tranh phục hồi cách mạng, phục hồi tổ chức Đảng
0,25 đ
*1936-1939:
- CNPX xuất hiện, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đề ra chủ trương mới..., trong nước đời sống nhân dân khó khăn, bọn Pháp phản động bóp nghẹt quyền tự do dân chủ
0,25 đ
- Hội nghị BCHTƯ Đảng CSĐD tại Thượng Hải, Trung Quốc (7/1936) chủ trương tạm gác khẩu hiệu chiến lược “Độc lập dân tộc”, “ Người cày có ruộng ”, xác định nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo hòa bình
0,5 đ
- Từ 1936-1939 phong trào dân chủ diễn ra sôi nổi nhằm vào kẻ thù chính trước mắt là bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, dân sinh, chống phát xít,(Phong trào Đông Dương Đại hội, đón Gôđa, báo chí, nghị trường)
0,25 đ
*1939-1945:
- CTTG2 bùng nổ, Pháp thi hành chính sách thời chiến ở ĐD. Nhật xâm lược ĐD, Pháp-Nhật cấu kết bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết, nhiệm vụ giải phóng dân tộc trở nên cấp bách 
0,5 đ
- Hội nghị BCHTƯ Đảng 11/1939 xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ĐD là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày
0,5 đ
- Hội nghị BCHTƯ Đảng 11/1940 tiếp tục thực hiện nghị quyết Hội nghị 11/1939, xác định rõ kẻ thù chính trước mắt là Pháp - Nhật
0,25 đ
- Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 8 tháng 5/1941 nhấn mạnh hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày
0,5 đ
- Từ 9/1940 đến 1/1941 diễn ra khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương bước đầu thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc 
0,25 đ
- Sau Hội nghị TƯ 8, Đảng và Mặt trận VM bắt tay chuẩn bị lực lượng mọi mặt tiến tới khởi nghĩa vũ trang đánh đổ Pháp-Nhật và tay sai 
0,25 đ
- 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Đảng xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước
0,25 đ
- Từ 9/3/1945 đến giữa tháng 8/1945 diễn ra khởi nghĩa từng phần, lật đổ chính quyền đế quốc, tay sai ở nhiều địa phương
0,25 đ
- Giữa tháng 8/1945 thời cơ chín muồi, lệnh Tổng khởi nghĩa ban bố, Tổng khởi nghĩa diễn ra và nhanh chóng giành thắng lợi lật nhào xiềng xích Pháp-Nhật, ngai vàng PK
0,5 đ
Tóm lại: Từ 1930 đến 1945 Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong đó nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai đặt lên hàng đầu, nhờ đó cách mạng đã từng bước giành thắng lợi
0,25 đ
Câu 3:
 Điểm giống nhau, khác nhau 
(4,5 đ)
- Để sửa chữa thiếu sót, sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa (tháng 12/1978), Liên Xô tiến hành cải tổ (3/1985) 
0,25
* Điểm giống: 
- Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm. 
0,25
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường XHCN có sự điều tiết của nhà nước
0,25
- Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
0,25
* Điểm khác:
- Liên Xô chủ trương đẩy mạnh ứng dụng thành tựu KHKT đưa kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất của thế giới về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả (nóng vội, chưa phù hợp với điều kiện của Liên Xô)
0,5
 Trung Quốc cải cách - mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh (phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, bản sắc của Trung Quốc)
0,5
- Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai
0,25
 Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: CNXH; chuyên chính dân chủ nhân dân; ĐCS lãnh đạo; CNMLN và tư tưởng Mao Trạch Đông.
0,25
* Kết quả: 
 - Trung Quốc: sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế phát triển nhanh: GDP tăng 9,6% năm, bình quân đầu người tăng, tỉ trọng xuất nhập khẩu tăng 15 lần (1997 so với 1978); KHKT, VHGD đạt nhiều thành tựu, chính trị ổn định, địa vị nâng cao trên trường quốc tế 
0,5
 - Liên Xô: sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi đúng đắn, xa rời nguyên tắc CNMLN nên đất nước khủng hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo, tháng 12/1990 cải tổ thất bại -> Liên Xô tan rã 
0,5
* Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam:
 Từ thắng lợi của cải cách ở Trung Quốc và thất bại của cải tổ ở Liên Xô, ta rút ra những bài học kinh nghiệm:
- Đổi mới phải kiên định mục tiêu CNXH, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp 
0,5
- Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS Việt Nam; nắm vững nguyên lí CNMLN và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc
0,25
- Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng
0,25
Câu 4:
*Thế nào là dạy học theo nhóm? 
(4 đ)
- Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học tích cực, trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ một cách thích hợp, học sinh được học tập thông qua giao tiếp, hợp tác, trao đổi, tranh luận, chia sẻ với nhau nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ. Giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập, gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh nắm bắt kiến thức, kĩ năng bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. 
0,75 đ
*Nêu các bước
- Giáo viên nêu vấn đề, chia nhóm, giao nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho các nhóm
0,25 đ
- Các nhóm thảo luận, lựa chọn đáp án đúng nhất ghi vào phiếu học tập.
0,25 đ
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, giáo viên đánh giá và kết luận.
0,25 đ
* Tác dụng của dạy học theo nhóm:
- Hoạt động nhóm tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân, tác động tích cực tới tất cả các đối tượng HS (giỏi, khá, TB, yếu, kém)
0,5 đ
- Qua hoạt động nhóm HS có cơ hội để rèn luyện kĩ năng, trau dồi kiến thức
0,25 đ
- Tạo quan hệ gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh, học sinh với nhau
0,25 đ
*Vận dụngvào bài: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 
(Yêu cầu: chọn câu hỏi thảo luận nhóm và nêu kiến thức để giải quyết câu hỏi đó)
- Mục 1: 
+ Câu hỏi thảo luận nhóm: Lí do nhà Lý dời đô về Thăng Long?
+ Kiến thức cần đạt: nêu được vị trí chiến lược, đặc điểm địa lý, chính trị - xã hội của vùng đất Đại La (Thăng Long- Hà Nội)
0,75 đ
- Mục 2: 
+ Câu hỏi thảo luận nhóm: Sự cần thiết và tác dụng của bộ luật Hình thư?
+ Kiến thức cần đạt: Khi chưa có luật Hình thư, quan lại xử kiện thiếu khách quan, dân bị oan uổng; luật Hình thư ra đời củng cố sức mạnh nhà nước, giữ nghiêm kỉ cương phép nước, bảo vệ quyền lợi vua, bảo vệ của công và tài sản của dân, bảo vệ sản xuất 
0,75 đ
----Hết----

File đính kèm:

  • docDAPAN SU.DOC
Bài giảng liên quan