Kỹ năng thiết kế mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục nhà trường phổ thông

Các yếu tố bên trong nhà trường gồm có:

- Đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng

- Đặc điểm của người học về học lực và phẩm chất, nhu cầu, định hướng

- Cơ sở vật chất và nguồn lực hỗ trợ hoạt động giáo dục

- Năng lực tổ chức và quản lý giáo dục của nhà trường .

 

pptx40 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng thiết kế mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 mới căn bản toàn diện GD" và kết quả phân tích bối cảnh ở nội dung 1 cho một trường phổ thông cụ thể để thiết kế mục tiêu chung: mô tả sản phẩm giáo dục sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông cụ thể đó.Phần 1: Nội dung mục tiêu chương trình giáo dục của một nhà trường phổ thông cụ thể gồmMục tiêu chung: mô tả sản phẩm giáo dục sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông cụ thể nào đó.2. Mục tiêu cụ thể: mô tả chương trình giáo dục nhà trường phổ thông sẽ trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng và thái độ gì (trên cơ sở Mục tiêu và chuẩn chương trình giaaso dục quốc gia) để tạo năng lực cho người học đáp ứng sản phẩm giáo dục mô tả ở mục tiêu chung sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông đóVí dụ về mục tiêu chung"Chương trình giáo dục nhà trường X ... nhằm giáo dục và rèn luyện người học trở thành những công dân tương lai: mạnh về thể chất, sáng về trí tuệ, giàu có về tâm hồn, có kỹ năng sống tốt, phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học, tinh thần trách nhiệm của học sinhSo sánh mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông của một số nướcÔxtrâylia (Tr 61 – 62) Các học viên thành côngphát triển năng lực của học sinh để học tập và đóng vai trò tích cực trong quá trình học tập của bản thân có các kỹ năng thiết yếu về đọc viết và số học; là người sử dụng sáng tạo và thành công các công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông, làm cơ sở cho sự thành công trong mọi lĩnh vực học tậpCác cá nhân tự tincó ý thức về giá trị bản thân, tự nhận thức và tính cách cá nhân cho phép họ quản lý sự phát triển toàn diện về cảm xúc, tinh thần, trí óc và thân thể.có ý thức lạc quan về cuộc sống và tương lai - dám nghĩ dám làm, thể hiện sáng kiến và sử dụng năng lực sáng tạo bản thânCác công dân tích cực và đủ thông tinhành động với sự chính trực về đạo đức đề cao tính đa dạng về xã hội, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của Ôxtrâylia, hiểu biết về hệ thống chính quyền, lịch sử và văn hóa ÔxtrâyliaNhật Bản: HS Nhật Bản phải: có được kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực và văn hóa, nuôi dưỡng cảm giác phong phú và ý thức về đạo lý, và phát triển một cơ thể khỏe mạnh phát triển năng lực của cá nhân, nuôi dưỡng tinh thần tự chủ và độc lập, và nhấn mạnh các mối liên hệ giữa nghề nghiệp và đời sống thực tế. nuôi dưỡng thái độ coi trọng công lý và trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác, sự bình đẳng giữa nam và nữ, và tinh thần công dânnuôi dưỡng thái độ trân trọng cuộc sống và tự nhiên, và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.nuôi dưỡng thái độ tôn trọng các truyền thống và văn hóa đất nước, lòng yêu nước và vùng đất đã nuôi dưỡng họ, tôn trọng các quốc gia khác. góp phần vào hòa bình thế giới và sự phát triển của cộng đồng quốc tếXingapoMột người tự tin có ý thức mạnh mẽ về đúng và sai, dễ thích nghi và kiên cường, hiểu rõ bản thân, khách quan trong nhận định, tư duy độc lập và phê phán, và giao tiếp hiệu quả;Một người học biết tự định hướng - người chịu trách nhiệm về việc học tập của bản thân, biết đặt câu hỏi, suy nghĩ và kiên trì trong theo đuổi việc học;Một người đóng góp tích cực - người có khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm, chủ động, chấp nhận rủi ro có tính toán, sáng tạo và nỗ lực vươn tới sự xuất sắc; và,Một công dân biết quan tâm - người gắn bó với đất nước Xingapo, có ý thức công dân mạnh mẽ, được thông tin đầy đủ, và đóng vai trò tích cực để làm cuộc sống của những người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.Việt NamGiáo dục Trung học cơ sở giúp học sinh: Có tình yêu quê hương đất nước Việt Nam. Tự hào với và sẵn sàng thúc đẩy các giá trị và tập quán truyền thống của đất nước. Tôn trọng các nền văn hóa khác và người dân của các nước khác.Trở thành các công dân tốt, tôn trọng và yêu mến người khác. Có kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt. Tự trọng và tự tin trong giao tiếp và hoạt động hằng ngày. Có ý thức học tập tốt và ứng dụng kiến thức đã học vào đời sống. Bắt đầu phát triển các đặc điểm chủ yếu của một người tốt, như: chăm chỉ, sáng tạo, trung thực, có trách nhiệm, có nguyên tắc, hợp tác và chuyên nghiệp. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng.Có ý thức thẩm mỹ, yêu mến và đánh giá cao cái đẹpHOẠT ĐỘNG 2 Thiết kế mục tiêu cụ thể của chương trình giáo dục nhà trường phổ thôngNHIỆM VỤ- Làm việc cá nhân: mỗi cá nhân căn cứ vào mục tiêu chung tự phác thảo mục tiêu cụ thể của một lĩnh vực được phân công để đưa ra thảo luận nhóm .- Làm việc theo nhóm: thảo luận nhóm để thống nhất mục tiêu cụ thể của chương trình giáo dục cho nhà trường phổ thông cụ thể nêu trênVí dụ mục tiêu cụ thể của chương trình Nhà trường XTrang bị cho học sinh các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chú trọng năng lực vận dụng kiến thức môn học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai một cách linh hoạt. -	Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa nghệ thuật và các hoạt động khác để phát huy tối đa năng khiếu và năng lực cá nhân của học sinh.-	Tổ chức các hoạt động giáo dục - dạy kỹ năng sống, giá trị sống, các hoạt động giáo dục theo chủ đề để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.-	Phối hợp các hoạt động giáo dục của chương trình nhằm làm cho học sinh tốt nghiệp phổ thông có năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, biết cảm thụ cái đẹp, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và giao tiếp thuyết phục.* Lưu ý: Xem thêm mục “Thông tin nguồn cho hoạt động 1”KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2: văn bản mục tiêu cụ thể của chương trình giáo dục cho nhà trường phổ thông cụ thểNỘI DUNG 3THIẾT KẾ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNGHOẠT ĐỘNG 1: Xây dựng, đề xuất chương trình liên mônNHIỆM VỤ - Làm việc cá nhân: mỗi cá nhân căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục của nhà trường cụ thể đề xuất một chương trình liên môn sẽ đưa vào chương trình giáo dục để đưa ra thảo luận nhóm .- Làm việc theo nhóm: thảo luận nhóm để thống nhất các chương trình liên môn sẽ đưa vào nội dung chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông đã xác định ở các nội dung trướcVí dụ minh họa về chủ đề liên môn(tr 67 – 71) Tên chủ đề : Nước trong môi trường xung quanh - lớp 6Mục tiêu Kiến thức: Biết rằng trong môi trường xung quanh, nước có thể tồn tại ở khắp nơi (trong cơ thể, sinh vật, thức ăn...) và ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Nhận biết được một số thể đó;Biết rằng nước cần thiết với đời sống con người, bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi một lượng nước vô cùng lớn nhưng nước dùng được với con người lại rất khan hiếm và cần được bảo vệ;Có hiểu biết sơ bộ về nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và ở địa phương.Kĩ năng: Thu thập và xử lí thông tin: tìm kiếm các tư liệu, phân tích thông tin để rút ra kết luận,...đọc các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, các thông tin thời tiết...Thái độ:Ý thức sử dụng nước tiết kiệmÝ thức bảo vệ các nguồn nưNội dung dạy học:Nước trong tự nhiên và các trạng thái của nước (Vật lí, Địa lí)2. Vai trò của nước đối với sự sống, đối với con người (sinh học, công nghệ)3. Nguồn nước (địa lí, hóa)4. Bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nướcQuan hệ với nội dung trong chương trình các môn hiện tạiPhương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Thời lượng: Khoảng 6-10 tiếtThời điểm: cuối HK1 lớp 6Giáo viên: Vì chủ đề đơn giản nên GV các môn Lí, Hóa, Sinh , Công nghệ và địa lí đều có thể dạy được.Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy họcKẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 1: Các thiết kế về chương trình liên môn của chương trình giáo dục cho nhà trường phổ thôngHOẠT ĐỘNG 2: Xây dựng, đề xuất một hoạt động giáo dục cho nhà trường phổ thôngNHIỆM VỤ- Làm việc cá nhân: mỗi cá nhân căn cứ vào bối cảnh, sứ mạng, mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục đã thiết lập, đề xuất một hoạt động giáo dục dự kiến bổ sung vào nội dung chương trình giáo dục nhà trường phổ thông để đưa ra thảo luận nhóm.- Làm việc theo nhóm: thảo luận nhóm thống nhất các hoạt động giáo dục đề xuất để đưa vào nội dung chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông cụ thểVí dụ một hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông (tr 73-77)KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC HỌC SINH LẦN THỨ II - TRƯỜNG THPT ATên chủ đề: “KHOA HỌC VÌ CON NGƯỜI”I. Mục tiêu1. Kiến thức- Làm rõ và nâng cao kiến thức những môn khoa học tự nhiên trong nhà trường.- Vận dụng những kiến thức khoa học vào thực tiến cuộc sống.2. Kĩ năng - Khai thác, xử lí thông tin khoa học.- Thực hành, chế tạo sản phẩm khoa học.- Làm việc theo nhóm3. Thái độ- Trân trọng những giá trị của khoa học mang lại- Sáng tạo cống hiến trong NCKH với mục tiêu: “Vì con người”4. Năng lực- Năng lực sáng tạo- Năng lực hợp tác- Năng lực thuyết trìnhII. Đối tượng tham giaHọc sinh toàn trườngIII. Các nội dung triển khai cụ thểSTTNội dung công việcThời gianNgười phụ tráchPhối hợp thực hiệnSản phẩm1Bài báo trên website giới thiệu về các sản phẩm tham gia hội thảo khoa học học sinh lần thứ nhất, nhấn mạnh các sản phẩm đã đạt giải tại triển lãm nghiên cứu KH tại Singapore.Tuần đầu Tháng 8Thầy giáo phụ trách Website đ/c cố vấn ĐoànBài báo trên website2Thông báo về hội thảo khoa học học sinh lần 2 tới học sinh toàn trường (Thể lệ tham gia, dự kiến thời gian đăng ký, sơ loại, hội thảo, yêu cầu báo cáo, cử giáo viên hướng dẫn, Hội đồng khoa học,)Tuần cuối Tháng 8đ/c cố vấn ĐoànGiáo viên CN(Triển khai trong cuộc họp giáo viên chủ nhiệm)Bản thông báo tới các lớpVI. DỰ KIẾN BAN TỔ CHỨC, HỘI ĐỒNG KHOA HỌCBAN TỔ CHỨCHỘI ĐỒNG KHOA HỌCBAN THÔNG TIN HỘI THẢO Tham gia triển khai công việc tiến tới hội thảo và các công việc sau hội thảoChấm, lựa chọn các sản phẩmThường xuyên có bài viết trên Website, Bảng tin sau mỗi giai đoạn từ khâu chuẩn bị, tuyên truyền, đăng ký, sơ loại, hội thảo, sau hội thảo1. Chỉ đạo: Ban Giám hiệu 1. GV môn Hóa học1. BCH Đoàn trường2. Cố vấn Đoàn2. GV môn Tiếng Anh2. CLB Phóng viên3. GV môn Tin học 3. Bí thư CĐ Cán bộ4. GV môn Sinh Học KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2: Các ví dụ hoạt động giáo dục đưa vào nội dung của chương trình giáo dục cho nhà trường phổ thông cụ thể.

File đính kèm:

  • pptxKI NANG PHAT TRIEN CHUONG TRINH NHA TRUONG 2.pptx
Bài giảng liên quan