Kỹ năng viết bài Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là thể văn phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ con người trong đời sống xã hội, nhằm tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. So với kiểu bài nghị luận văn học thường gặp, kiểu bài này vừa mới, vừa khó đối với học sinh. Trong cấu trúc đề thi của Bộ giáo dục mấy năm gần đây, kiểu bài nghị luận xã hội là một phần thi bắt buộc dành cho cả thi Tốt nghiệp THPT, thi Đại học và thi Học sinh giỏi. Ý thức được điều này, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ phải rèn luyện thành thạo kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi đã rút ra cho các em cách làm bài như sau:
ập nhật. Bởi vậy, học sinh khi trình bày phải đưa ra được những tư liệu sống động, thuyết phục, thậm chí còn cần phải nêu cả số liệu cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ. Cho nên, việc tiếp cận những thông tin, tri thức mới luôn cần được chú trọng. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, những nhân vật, sự kiện quan trọng phải được ghi chép lại một cách cẩn thận, đầy đủ, có hệ thống. Giáo viên có thể phân công cán sự phụ tránh môn Văn làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc và báo cáo kết quả về việc làm này. Bên cạnh đó, cách phân tích các hiện tượng, tìm ra nguyên nhân, giải pháp cũng cần phải làm một cách có bài bản. Học sinh có thể tham khảo cách bình luận của các phóng viên, bình luận viên trên báo đài, tìm hiểu những dư luận xã hội xung quanh mình. Khi nghe các thông tin, học sinh cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và xử lí thông tin một cách hiệu quả, dựa trên một lập trường, quan điểm vững vàng, tránh chạy theo dư luận, gây nhiễu thông tin. Cũng cần lưu ý tới các mặt khách quan và chủ quan của hiện tượng được nêu ra. Về cơ bản, bên cạnh việc nắm vững các bước cơ bản trong quá trình làm bài, người viết cần thể hiện rõ quan điểm cá nhân, cách đánh giá rõ ràng, sắc sảo, tạo sức thuyết phục cho người đọc. Bài viết nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống cũng cần chú trọng phần liên hệ bản thân, gắn với ý thức trách nhiệm của cá nhân học sinh trước một vấn đề xã hội cụ thể. Đây cũng là phần được đánh giá cao trong bài làm của học sinh. III. Luyện tập Đề bài số 1: Có ý kiến cho rằng: "Sự lười biếng không bao giờ dẫn con người đến với thành công" Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên? Gợi ý bài làm: * Giải thích - Sự lười biếng: không chăm chỉ, ỷ lại, ngại khổ, ngại khó, thụ động trong lao động. - Thành công: những kết quả tốt đẹp, mãn nguyện trong công việc, sự nghiệp và cuộc sống - ý nghĩa: Khẳng định vai trò, giá trị của sự chăm chỉ và nỗ lực phấn đấu trong lao động, sẽ quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. * Bàn luận - Khẳng định sự đúng đắn của câu nói. - Vì sao sự lười biếng không bao giờ dẫn con người đến thành công? + Những người lười biếng luôn có cảm giác ngại ngần, chán nản khi bắt tay vào việc gì vì thụ động, ỷ lại, thiếu mục tiêu, ý chí và nghị lực phấn đấu. Ngược lại, những người chăm chỉ, cần cù luôn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong mọi việc làm. Họ quyết tâm vượt qua khó khăn trở ngại, không nản chí và cố gắng ở mức độ cao nhất để hoàn thành công việc. Vì thế, con người luôn nỗ lực lao động có ý chí vươn lên tất yếu sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong khi những người lười biếng không bao giờ biết đến thành công. ở đây, ta nhận ra một bài học sâu sắc, một chân lí được rút ra từ cuộc sống thực tế. - Nêu những tấm gương trong lịch sử bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong lao động sản xuất, trong học tập ... nhờ kiên trì phấn đấu không mệt mỏi đã vượt qua bao khó khăn thử thách, khẳng định ý nghĩa lớn lao của lao động và sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần cho bản thân và xã hội. * Liên hệ, mở rộng - Để thành công cần phải chăm chỉ. Tuy nhiên, thành công là kết quả của nhiều yếu tố: năng lực, bản lĩnh, may mắn, thời cơ ... nhưng thiếu sự cần cù, chăm chỉ, rèn giũa thì thành công không bền vững, thậm chí còn dễ dẫn đến thất bại. - Phê phán thực trạng một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay còn lười học, ỷ lại, đua đòi, gây những hậu quả xấu. Đề bài số 2: Quan niệm của anh (chị) về lòng dũng cảm. Gợi ý bài làm: * Giải thích - Thế nào là lòng dũng cảm? => lòng dũng cảm là đức tính đẹp, cần được phát huy và nuôi dưỡng trong mỗi con người. - Dũng cảm là không hèn nhát, không trốn tránh, chối bỏ khó khăn, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống. * Bình luận - Khẳng định đây là một đức tính tốt, đẹp của mỗi con người. - Lòng dũng cảm biểu hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống: + Đấu tranh trước sự bất bình, chịu xông pha vào hiểm nguy + Sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, loại bỏ cái xấu. + Xả thân vì nghĩa, ra tay tương trợ + Luôn giúp đỡ, bênh vực kẻ yếu. - Trong cuộc sống, chiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng chính bản thân mình. Bởi vậy, người dũng cảm cũng còn là người biết vượt qua, chiến thắng được chính những khó khăn trở ngại của mình. - Người dũng cảm là người dám đi đầu, dễ giành được chiến công, khẳng định được vị thế vinh quang. - Người dũng cảm luôn được mọi người tôn trọng, yêu quí. * Liên hệ, mở rộng - Nêu dẫn chứng những tấm gương dũng cảm trong lịch sử, cuộc sống. Đề bài số 3: Nhà văn Pháp, La - phông - ten nói: "Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn" Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu nói trên. Gợi ý bài làm * Giải thích - Tính ích kỉ là một tính xấu, một người có tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác. - Giải thích tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn. Tình bạn xuất phát từ sự bình đẳng, sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau trong mọi tình huống, khi vui cũng như khi buồn, khi vui vẻ cũng như khi bất hạnh. Nếu trong những tình huống ấy chỉ biết lợi ích của mình thì mối quan hệ bạn bè sẽ không còn. * Bình luận - Khẳng định tính đúng đắn của câu nói. - Thước đo của tình bạn là lòng thương yêu, sự cảm thông chia sẻ, hiểu biết và hi sinh vì nhau. - Phê phán tính ích kỉ trong tình bạn, chỉ ra những biểu hiện về tính ích kỉ, phân tích các nguyên nhân cụ thể. - Câu nói trên là lời khuyên răn mỗi người về cách ứng xử trong mối quan hệ bạn bè, gia đình và ngoài xã hội. Trong cộng đồng, người có tính ích kỉ cần phải đấu tranh, phê phán, loại bỏ. - Câu nói cũng nêu lên tiêu chuẩn chuẩn mực để đánh giá về tình bạn ở mọi thời đại, mọi thế hệ khác nhau. * Liên hệ, mở rộng Đề bài số 4: Suy nghĩ của anh (chị )về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp trong nhà trường của học sinh. Gợi ý bài làm: * Giải thích - Trong nhịp sống gấp gáp của xã hội hiện đại, có rất nhiều vấn đề cấp thiết, nhức nhối cần được giải quyết một cách hiệu quả. Trong đó, vấn đề về môi trường xanh - sạch - đẹp là vấn đề được quan tâm hàng đầu. - Trong nhà trường, môi trường xanh - sạch - đẹp là một môi trường trong lành, sạch sẽ, thoáng mát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập, lao động, vui chơi của cả giáo viên và học sinh. * Bình luận - Xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc bảo vệ môi trường, phối kết hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường, ban quản sinh, giáo viên và học sinh toàn trường để đạt được hiệu quả cao nhất. - Phát động thi đua trong toàn trường, xây dựng chỉ tiêu thi đua của từng đơn vị lớp, làm các khẩu hiệu, biểu ngữ về môi trường xanh - sạch - đẹp. - Thực hiện những việc làm hữu ích cụ thể như quét dọn, lau chùi, trồng cây, giữ gìn bảo vệ của công ... - Điều quan trọng chính là việc rèn luyện nâng cao ý thức của học sinh, không tuỳ tiện vứt rác bừa bãi, không phá hoại cảnh quan môi trường. - Trong nhà trường, môi trường xanh - sạch - đẹp sẽ tạo được môi trường học tập tốt cho học sinh, khơi dậy niềm tự hào, thái độ tôn trọng, yêu mến với mái trường. - Phê phán những học sinh ý thức kém, phá hoại môi trường. Đề ra qui định xử phạt nghiêm khắc đối với những học sinh này. - Biểu dương, cổ vũ, khích lệ bằng nhiều hình thức với những tấm gương giữ gìn và bảo vệ tốt môi trường, phát động phong trào giữ môi trường xanh - sạch - đẹp. * Liên hệ, mở rộng - Từ môi trường xanh - sạch - đẹp trong nhà trường, hướng tới việc xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp của cộng đồng, xã hội. Qua đó, giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm đồng thời bồi dưỡng nhân cách tâm hồn của mỗi một học sinh. Đề bài số 5: Quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc. * Giải thích - Có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc, tuỳ thuộc vào cảm nhận chủ quan của mỗi người. Chẳng hạn: + Hạnh phúc là có được nhiều tiền, vì có tiền là có tất cả. + Hạnh phúc là được làm những điều gì mình thích, mình muốn, không phụ thuộc vào ai, vào cái gì. + Hạnh phúc là sự hài hoà giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, giữa cái tôi và cái ta. + Hạnh phúc là được sống cống hiến, sống cho lí tưởng, hoài bão của mình. Như vậy, hạnh phúc có thể được hiểu là sự thoả mãn, niềm vui, sự sung sướng của con người có được trong cuộc sống. Tuy nhiên, cần phân biệt, "hạnh phúc" và "thoả mãn" (nếu "thoả mãn" là khái niệm có tính bản năng, nhất thời, thì "hạnh phúc" là khái niệm có tính văn hoá, bền vững). * Bình luận - Hạnh phúc có ngay trong trái tim, tâm hồn mỗi một con người. Hạnh phúc không phải là một khái niệm trừu tượng, mơ hồ, xa lạ mà là những điều nhỏ bé, giản dị, gần gũi, thân thiết. - Hạnh phúc là sự chia sẻ. Người hạnh phúc phải là người biết chia sẻ hạnh phúc với những người xung quanh. Nềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa. Hạnh phúc được sẻ chia sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều lần. - Hạnh phúc luôn vươn tới sự hướng thiện, vươn tới những điều lí tưởng đẹp đẽ. Tuy vậy, hạnh phúc có thể được tìm thấy ngay trong cay đắng, đau khổ. Từ bóng tối, người ta nhìn thấy ánh sáng, trong thất vọng lại nảy mầm hi vọng. Hạnh phúc có từ trong đau khổ thì hạnh phúc càng có giá trị vĩnh cửu. - Hạnh phúc chân chính chỉ có được bằng con đường đúng đắn, hợp với lẽ phải. Hạnh phúc không thể có bằng cướp đoạt, tranh giành. Như thế, niềm vui hạnh phúc của con người rất ngắn ngủi, không trường tồn. - Hạnh phúc của con người muốn có được phải trải qua một quá trình kiếm tìm gian khó bền bỉ và tin tưởng. - Hạnh phúc có được rất khó khăn. Bởi vậy, mỗi người đều phải biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn hạnh phúc của mình. * Liên hệ, mở rộng - Nêu dẫn chứng thực tế. - Quan niệm về hạnh phúc chân chính khuyên con người hướng tới lối sống đẹp, cá nhân hạnh phúc, xã hội hạnh phúc. Nhìn chung, kiểu bài nghị luận xã hội là một kiểu bài khó đối với các em học sinh. Với mong muốn, tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng niềm tin của các em khi làm kiểu bài này, trên đây là một số gợi ý cơ bản của chúng tôi. Tuỳ theo yêu cầu của từng đề bài, học sinh có thể áp dụng phương pháp làm bài một cách cụ thể, hợp lí để đạt được hiệu quả cao nhất. Hải Phòng, ngày 22 tháng 4 năm 2010.
File đính kèm:
- KiNangVietBaiNghiLuanXaHoi.doc