Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lớp 12 Môn thi: Lịch sử
1919 - Phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều
1923 - Đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì;
- Tư sản, địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến;
- Thanh niên Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu thành lập Tâm tâm xã.
t Minh có vai trò hết sức to lớn trong việc chuẩn bị cũng như trong tiến hành khởi nghĩa... 0,5đ - Đi đôi với việc xây dựng lực lượng chính trị, Người chú trọng xây dựng lực lượng quân sự(tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, biên soạn tài liệu về chiến thuật du kích, chỉ thị tổ chức “Nam tiến”..., thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944)...). Người là cha đẻ của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Lực lượng vũ trang phối hợp với lực lượng chính trị thúc đẩy cách mạng phát triển... 0,5đ - Sau ngày Nhật đảo chính, hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương(sự kiện mà Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã dự kiến từ trước), Người cùng Trung ương Đảng phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa... 0,5đ - Người còn chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6/1945), đề ra 10 chính sách xây dung Khu giải phóng thành căn cứ địa cách mạng cho cả nước. Người trực tiếp lãnh đạo Khu giải phóng, mầm mống của nước Việt Nam mới đang hình thành... 0,25đ - Nhận được tin Nhật Bản sắp đầu hàng, Người cùng Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập “Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc”, ra “Quân lệnh số 1”...phát lệnh Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương... 0.5đ + Tại Hội nghị toàn quốc của Đảng (14-15/08/1945, tại Tân Trào- Tuyên Quang), Người cùng Trung ương Đảng vạch ra những phương châm, nguyên tắc tiến hành khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền... 0,5 đ + Người chủ toạ Đại hội quốc dân (16-17/08/1945, tại Tân Trào- Tuyên Quang), tranh thủ được sự nhất trí hoàn toàn của Đại hội đối với chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và Mặt trận Việt Minh. Người đảm nhận trọng trách lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam mà Đại hội quốc dân đã uỷ thác... 0,25đ + Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu ... 0,25đ - Ngày 02/09/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập do Người thảo ra, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám 1945. 0,5 đ Câu 3 Những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954). (3.0 điểm) - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì tự lực cánh sinh và giành thắng lợi trên các mặt trận, trong đó có mặt trân ngoại giao. 0,25đ - Trước việc thực dân Pháp câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc, kí Hiệp ước Hoa- Pháp (28/02/1946), để đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược khôn khéo, mềm dẻo, hoà hoãn với thực dân Pháp, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946... 0,5đ + Với Hiệp định Sơ bộ, mặc dù ta không buộc được Pháp công nhận Việt Nam độc lập, thống nhất, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhưng đã buộc được Pháp công nhận Việt Nam tự do, để ta có cơ sở pháp lí tiếp tục đấu tranh với Pháp; ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi với thực dân Pháp, mượn tay Pháp đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, để có thêm thời gian chuẩn bị đánh thực dân Pháp về sau... - Sau đó, để tiếp tục kéo dài thời gian hoà hoãn..., ta đã kí với Pháp Tạm ước 14/09/1946. 0.5đ - Cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, ngày càng được sự đồng tình, ủng hộ của thế giới. Từ năm 1950, nước ta bắt đầu được nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, đầu tiên là Trung Quốc ngày 18/01/1950, Liên Xô ngày 30/01/1950, tiếp theo là các nước dân chủ nhân dân khác... 0,25đ + Sự giúp đỡ của các nước cho cuộc kháng chiến của ta cũng bắt đầu từ đó và ngày càng to lớn. Cách mạng nước ta thoát khỏi thế bị bao vây. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta có thêm hậu phương là các nước xã hội chủ nghĩa... 0,5đ - Bước vào Đông – Xuân 1953-1954, đồng thời với cuộc tiến công quân sự, ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao...Trên cơ sở thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta giành thắng lớn về ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ (21/07/1954). 0,5đ + Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp phải rút hết quân về nước, chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ trên đất nước ta; miền Bắc được giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cách mạng cả nước và là hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam... 0,5 đ Câu 4 Điểm khác nhau cơ bản ( về nhiệm vụ chiến lược, vị trí, vai trò) của cách mạng hai miền Nam, Bắc được xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960). (3.0 điểm) *. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hai miền Nam, Bắc: - Tháng 9/1960, Đại Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền... 0,5đ - Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước... 0,25đ - Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước... 0,25đ b. Điểm khác nhau cơ bản về nhiệm vụ chiến lược, vị trí, vai trò giữa cách mạng hai miền... - Cách mạng miền Bắc thuộc chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa, là hậu phương có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. 0,5đ - Cách mạng miền Nam thuộc chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước... 0,5đ c. Sở dĩ có điểm khác nhau như vậy là vì: - Xuất phát từ đặc điểm tình hình và yêu cầu cách mạng của mỗi miền: Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, có điều kiện xây dựng CNXH; làm cho miền Bắc ngày càng vững mạnh, chi viện sức người, sức của cho miền Nam....; miền Nam vẫn còn chịu ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, phải tiến hành chiến tranh nhân dân, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc... 0,75đ - Tuy mỗi miền thực hiện nhiệm vụ chiến lược khác nhau, song cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, nằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước... 0,25đ Câu 5 (4.0 điểm) a. Kết cục của Chiến tranh thế giới thư hai (1939- 1945) - Phe phát xít thất bại hoàn toàn, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh và các dân tộc trên thế giới, trong đó trụ cột quyết định là Liên Xô, Mỹ, Anh. 0,5đ - Chiến tranh để lại hậu quả vô cùng nặng nề: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế; nhiều thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế bị tàn phá... 0,5đ b. Chiến tranh thế giới thư hai kết thúc đã ảnh hưởng... *. Đối với thế giới: - Chiến tranh kết thúc đã tạo ra những chuyển biến lớn trong tình hình thế giới. 0,5đ + Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu á... 0,25đ + Thế và lực trong hệ thống tư bản chủ nghĩa thay đổi: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; Mỹ trở thành siêu cường ... 0,25đ + Cổ vũ và tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa...thành lập các quốc gia độc lập... 0,25đ - Xoá bỏ Trật tự Vecxai- Oasinhtơn, tạo điều kiện thiết lập Trật tự thế giới mới- Trật tự hai cực Ianta. 0,25đ *. Đối với Việt Nam: - 3/1945, phát xít Nhật hoàn thành xâm lược Việt Nam, tăng cường thống trị, áp bức, bóc lột nhân dân ta... Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với phát xít Nhật rất sâu sắc... 0,5đ - 15/08/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho nhân dân Việt Nam nổi dậy giành độc lập. 0,5đ - Trên cơ sở lực lượng cách mạng được chuẩn bị đầy đủ và đã sẵn sàng, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật, giành chính quyền trong cả nước, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà... 0,5đ Câu 6 Trình bày những biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt (2.0 điểm) - Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt(12/1989), Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại...tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp. 0,5đ - Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành... 0,25đ - Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế... 0,25đ - Mỹ có lợi thế tạm thời..., ra sức thiết lập một trật tự thế giới đơn cực để làm bá chủ thế giới... 0,25đ - Hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài... 0,25đ Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 đặt các quốc gia dân tộc trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố, làm cho tình hình chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế thêm phức tạp. 0,25đ - Thời cơ phát triển thuận lợi cũng như những thách thức vô cùng gay gắt đang đặt ra đối với các quốc gia- dân tộc. 0,25đ Điểm toàn bài 20 điểm Lưu ý khi chấm bài: - Tổng điểm toàn bài là 20 điểm (không làm tròn số); - Cân nhắc kĩ mức độ thí sinh đã làm được, đối chiếu với yêu cầu của từng nội dung và số điểm quy định cho từng nội dung để cho điểm một cách đúng mức; - Phần trả lời ở mỗi câu phải thể hiện đầy đủ nội dung như đã nêu trong hướng dẫn, lời văn phải đúng chính tả, ngữ pháp, chữ viết phải rõ ràng thì mới cho điểm tối đa của câu đó; - Nêú bài làm thiếu, sai về nội dung kiến thức và lập trường tư tưởng chính trị, vận dụng các kỹ năng, phương pháp ...thì tuỳ theo mức độ trừ điểm thích hợp.
File đính kèm:
- Dap an. mon Su 12( 08- 09)- Chinh thuc.doc