Ma trận đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học - Khối 10

-Tính chất hóa học của Clo,Brom,iot HCl,muối clorua.điều chế nước

giaven Viết được các phương trình hóa học chứng minh họa

 

doc6 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học - Khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 SỞ GD&ĐT SƠN LA
TRƯỜNG THPT BẮC YÊN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Hóa học - Khối: 10
Thời gian: 45 phút 
Năm học: 2013 - 2014
Kiểm tra học kì II lớp 10 năm 2013-2014.
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở
mức cao hơn
Nhóm Halogen
-Tính chất hóa học của Clo,Brom,iot HCl,muối clorua.điều chế nước 
giaven Viết được các phương trình hóa học chứng minh họa
- Nhận biết ion halogen
Số câu hỏi
1
1/2
3/2
Số điểm
3đ
1,5
4,5
Tỉ lệ %:
30%
15%
45%
Oxi-lưu huỳnh 
--Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của H2SO4 sunfuric loãng, đặc.
Bài toán phân biệt ion sunfat, ionsunfit, ion sunfua
Bài tập tổng hợp tính toán liên quan đến khối lượng ,thể tích SO2,CM dung dịch H2SO4 
Số câu hỏi
1/3(3a) 
1/2
2/3(3b,c)
3/2
Số điểm
1
1,5
2
4,5
Tỉ lệ %:
10%
15%
20%
45%
Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
+ Dự đoán hiện tượng khi làm thay đổi một hoặc một vài yếu tố, 
- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi
Số câu hỏi
1
1
Số điểm
1đ
1
Tỉ lệ %:
10%
10%
Tổng số câu hỏi
1
1/3
2
2/3
4
Số điểm
3
1
4
2
10
Tỉ lệ %:
30%
10%
40%
20%
100%
Đề số 1:
I. Phần chung
Câu 1: (3điểm) Viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ sau ? ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
 HClCl2 FeCl3NaClAgCl
 (5)
 Br2 I2
Câu 2 : (3 điểm) 
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ dung dịch mất nhãn không màu đựng các chất sau :HCl, NaOH, Na2SO4, Na2SO3, NaNO3?Viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có?
Câu 3: ( 1 điểm)
Sản xuất vôi trong công nghiệp và thủ công đề dựa trên phản ứng hóa học
CaCO3 CaO + CO2 H > 0
Em hãy cho biết bằng những biện pháp kĩ thuật nào được sử dụng để nâng cao hiệu suất quá trình nung vôi 
II. Phần riêng
Câu 4( 3điểm) ( Dành cho học sinh lớp 10A3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10)
Cho 11 gam hỗn hợp Fe và Al tác dụng với dung dịch H2SO4loãng dư thì thu được 8,96lít khí H2(ở đktc)
Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Tính khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu ?
Tính thể tích dung dịch H2SO4 4M đã tham gia các phản ứng
( Fe = 56,Al = 27, S= 32, H = 1, O= 16)
Câu 5: ( 3điểm) ( Dành cho học sinh lớp 10A1, 2)
Cho 11 gam hỗn hợp Fe và Al tác dụng với dung dịch H2SO4loãng dư thì thu được 8,96lít khí H2(ở đktc)
Tính khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu ?
Tính thể tích dung dịch H2SO4 4M đã tham gia các phản ứng
Nếu cho 11 gam hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì thu được bao nhiêu lít khí SO2(đktc)
( Fe = 56,Al = 27, S= 32, H = 1, O= 16)
Đề số 2: 
I. Phần chung
Câu 1: (3điểm) Viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ sau ? ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
 MnO2Cl2 I2HIKIAgI
 (6)
 NaClO
Câu 2 : (3 điểm) 
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ dung dịch mất nhãn không màu đựng các chất sau :HBr, KOH, K2SO4, K2SO3, KNO3?Viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có?
Câu 3: ( 1 điểm)
 Trong phản ứng tổng hợp NH3 : 
N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) H < 0
 Em hãy cho biết bằng những biện pháp kĩ thuật nào được sử dụng để nâng cao hiệu suất
 quá trình tổng hợp NH3? 
II. Phần riêng
Câu 4:( 3 điểm) ( Dành cho học sinh lớp 10A3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10)
 Cho 13,35 gam hỗn hợp Zn và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 
6,72 lít khí H2(ở đktc)
a)Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b)Tính khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu ?
c)Tính thể tích dung dịch H2SO4 3M đã tham gia các phản ứng
Câu 5:( 3 điểm) ( Dành cho học sinh lớp 10A1, 2)
 Cho 13,35 gam hỗn hợp Zn và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 
6,72 lít khí H2(ở đktc)
a)Tính khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu ?
b)Tính thể tích dung dịch H2SO4 3M đã tham gia các phản ứng
c)Nếu cho 13,35 gam hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc nguội thì thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc)
( Zn = 65, Mg = 24, S= 32, H = 1, O= 16)
Đáp án đề số 1:
I. Phần chung
Câu 1: (3điểm) 
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O 	( 0,5 điểm)
2Fe + 3Cl2 2 FeCl3	( 0,5 điểm)
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl	( 0,5 điểm)	
NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3	( 0,5 điểm)
Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 	( 0,5 điểm)
Br2 + 2NaI 2NaBr + I2 	( 0,5 điểm)
Câu 2: (3điểm) 
- Lấy 5 ống nghiệm khô và sạch đựng 5 hóa chất riêng biệt rồi đánh dấu theo thứ tự 
- Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm 1 mẩu quỳ tím, chất nào làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là NaOH, chất nào làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ là HCl (1,0 điểm)
- Ba chất còn lại không có hiện tượng gì cho tác dụng với dung dịch HCl chất nào phản ứng có khí không màu mùi xốc bay ra là Na2SO3
 Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + SO2 + H2O ( 1,0 điểm)
- Hai chất còn lại không có hiện tượng gì cho tác dụng với dung dịch BaCl2 chất nào phản ứng có kết tủa màu trắng xuất hiện là Na2SO4
Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4 
- Chất còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3	( 1,0 điểm)
Câu 3: (1 điểm) 
Để nâng cao hiệu suất quá trình nung vôi người ta thường dùng các biện pháp kĩ thuật sau:
- Tăng nhiệt độ đến nhiệt độ thích hợp (0,25 điểm)
- Làm giảm nồng độ CO2 (0,25 điểm)
- Thổi không khí nén (trong công nghiệp). Chọn hướng gió thích hợp để tăng nồng độ khí O2 cung cấp cho phản ứng đốt cháy than củi ( thủ công ) (0,25 điểm)
- Tăng diện tích tiếp xúc của chất rắn CaCO3 bằng cách đập nhỏ đá vôi đến kích thước thích hợp	(0,25 điểm)
II. Phần riêng
Câu 4: (3điểm) 
Gọi số mol của Fe và Al lần lượt là x và y mol
Fe + H2SO4l FeSO4 + H2 (1)	(0,5 điểm)
 x x x
2Al+ 3H2SO4l Al2(SO4)3 + 3H2 (2) 	(0,5 điểm)
y 3/2y 3/2y 
Theo bài ra ta có hệ phương trình (0,5 điểm)
 mFe = 0,1. 56 = 5,6g 	(0,25 điểm)
 mAl = 0,2. 27 = 5,4g 	(0,25 điểm)
Theo phản ứng ( 1) và (2) ta có
 nH2SO4 = x + 3/2y = 0,4 mol 	(0,5 điểm)
 V =( lít) = 100ml 	(0,5 điểm)
Câu 5: (3điểm) 
Gọi số mol của Fe và Al lần lượt là x và y mol
Fe + H2SO4l FeSO4 + H2 (1)	(0,25 điểm)
 x x x
2Al+ 3H2SO4l Al2(SO4)3 + 3H2 (2) 	(0,25 điểm)
y 3/2y 3/2y 
 Theo bài ra ta có hệ phương trình (0,25 điểm)
 mFe = 0,1. 56 = 5,6g 	
 mAl = 0,2. 27 = 5,4g 	(0,25 điểm)
Theo phản ứng ( 1) và (2) ta có
 nH2SO4 = x + 3/2y = 0,4 mol 	(0,5 điểm)
 V =( lít) = 100ml 	(0,5 điểm)
c
2Fe + 6H2SO4đ Fe2(SO4 )3+ 3SO2 + 6H2O (3)	 (0,25 điểm)
 0,1 0,15
2Al+ 3H2SO4đ Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (4) 	 (0,25 điểm)
0,2 0,3
Theo phản ứng (3) và (4) ta có nSO2 = 0,15 + 0,3 = 0,45 mol (0,25 điểm)
 VSO2 = 0,45. 22,4 = 10,08 lít (0,25 điểm)
Đáp án đề số 2
I. Phần chung
Câu 1: (3điểm) 
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O 	( 0,5 điểm)
Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2	( 0,5 điểm)
I2 + H2 	 2HI	( 0,5 điểm)	
HI + KOH 	 KI + H2O	 	( 0,5 điểm)
KI + AgNO3 AgI + KNO3	( 0,5 điểm)
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 	( 0,5 điểm)
Câu 2: (3điểm) 
 - Lấy 5 ống nghiệm khô và sạch đựng 5 hóa chất riêng biệt rồi đánh dấu theo thứ tự 
- Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm 1 mẩu quỳ tím, chất nào làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là KOH, chất nào làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ là HBr (1,0 điểm)
- Ba chất còn lại không có hiện tượng gì cho tác dụng với dung dịch HCl chất nào phản ứng có khí không màu mùi xốc bay ra là K2SO3
 K2SO3 + 2HCl 2KCl + SO2 + H2O ( 1,0 điểm)
- Hai chất còn lại không có hiện tượng gì cho tác dụng với dung dịch BaCl2 chất nào phản ứng có kết tủa màu trắng xuất hiện là K2SO4
K2SO4 + BaCl2 2KCl + BaSO4 
- Chất còn lại không có hiện tượng gì là KNO3	( 1,0 điểm)
Câu 3: (1 điểm) 
Để nâng cao hiệu suất quá trình tổng hợp NH3 người ta thường dùng các biện pháp kĩ thuật sau:
- Giảm nhiệt độ đến nhiệt độ thích hợp (0,25 điểm)
- Tăng áp suất 	 (0,25 điểm)
- Tăng nồng độ của N2 hoặc H2	 (0,25 điểm)
- Lấy bớt NH3 ra	 (0,25 điểm)
II. Phần riêng
Câu 4: (3điểm) 
Gọi số mol của Zn và Mg lần lượt là x và y mol
Zn + H2SO4l ZnSO4 + H2 (1)	(0,5 điểm)
 x x x
Mg+ H2SO4l MgSO4 + H2 (2) 	(0,5 điểm)
y y y 
Theo bài ra ta có hệ phương trình (0,5 điểm)
mZn = 0,15. 65 = 9,75g 	(0,25 điểm)
 mMg = 0,15. 24 = 3,6g 	(0,25 điểm)
Theo phản ứng ( 1) và (2) ta có
 nH2SO4 = x + y = 0,3 mol 	(0,5 điểm)
 V =( lít) = 100ml 	(0,5 điểm)
Câu 5: (3điểm) 
Gọi số mol của Zn và Mg lần lượt là x và y mol
Zn + H2SO4l ZnSO4 + H2 (1)	(0,25 điểm)
 x x x
Mg+ H2SO4l MgSO4 + H2 (2) 	(0,25 điểm)
y y y 
 Theo bài ra ta có hệ phương trình (0,25 điểm)
mZn = 0,15. 65 = 9,75g 	
 mMg = 0,15. 24 = 3,6g 	(0,25 điểm)
Theo phản ứng ( 1) và (2) ta có
 nH2SO4 = x + y = 0,3 mol 	(0,5 điểm)
 V =( lít) = 100ml 	(0,5 điểm)
Zn + 2H2SO4đ ZnSO4 + SO2 + 2H2 O (1)	(0,25 điểm)
 0,15 0,15
 Mg+ 2H2SO4đ MgSO4 + SO2 + 2H2 O (2) 	(0,25 điểm)
 0,15 0,15
Theo phản ứng (3) và (4) ta có nSO2 = 0,15 + 0,15 = 0,3 mol (0,25 điểm)
 VSO2 = 0,3. 22,4 = 6,72 lít (0,25 điểm)

File đính kèm:

  • docT70 - Đề thi học kì II lớp 10 mon h￳a.doc
Bài giảng liên quan