Nguyên lý 80/ 20- Hướng nghiệp

Lệch chênh, vũ trụ này là thế! Nguyên lý 80/20 là gì? Nguyên lý 80/20 cho chúng ta biết rằng trong bất cứ một nhóm nào cũng đều có một số đối tượng có một vai trò quan trọng hơn những đối tượng khác rất nhiều. Một mức chuẩn hoặc giả thuyết phù hợp là 80% những kết quả hoặc sản phẩm được sản sinh ra từ 20% những nguyên nhân, và nhiều khi từ một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều những động lực có sức tác động lớn.

xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách “Nguyên lý 80/20” về hiện tượng “bất thường” này trong cuộc sống kinh doanh.

Lời ăn tiếng nói thường nhật là một minh họa rất rõ cho thực tế này. Issac Pitman, người phát minh ra tốc ký, khám phá ra rằng chỉ có 700 từ thông dụng mà đã chiếm đến 2/3 các từ ngữ dùng trong những cuộc nói chuyện trao đổi qua lại giữa chúng ta với nhau. Pitman nhận thấy rằng, những từ ngữ này, kể cả những từ ngữ phái sinh của chúng, chiếm 80% trong lời ăn tiếng nói thông thường. Trong trường hợp này, không tới 1% từ ngữ (bộ từ điển New Oxford Shorter Oxford English Dictionary tập hợp nửa triệu từ) được sử dụng trong 80% lượng thời gian. Chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 80/1. Tương tự, trên 99% những trao đổi, chuyện trò sử dụng không tới 20% vốn từ: chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 99/20.

 

doc9 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý 80/ 20- Hướng nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nguyên lý 80/20
IBM là một trong những tập đoàn đầu tiên và thành công nhất đã phát hiện và đưa vào áp dụng Nguyên lý 80/20, một điều giúp giải thích tại sao hầu hết các chuyên gia hệ thống máy tính được đào tạo ở hai thập niên 1960 và 1970 đều biết đến ý tưởng này.
Năm 1963, IBM phát hiện ra rằng chừng 80% thời gian của một máy tính được dành để thực hiện chừng 20% mã điều hành. Công ty ngay lập tức viết lại phần mềm điều hành để 20% mã điều hành sử dụng thường xuyên nhất ấy dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng nhất, qua đó làm cho những chiếc máy tính IBM trở nên hiệu quả hơn và nhanh hơn những chiếc máy tính của các công ty đối thủ cạnh tranh trong đa số những chương trình ứng dụng.
Những tập đoàn chế tạo máy tính cá nhân (PC) và viết phần mềm sử dụng cho chúng ở thế hệ kế tiếp, như Apple, Lotus, và Microsoft, còn sốt sắng hơn trong việc áp dụng Nguyên lý 80/20 để làm cho những chiếc máy tính của mình rẻ hơn và dễ sử dụng hơn cho một lớp người sử dụng mới, trong đó có những người “dốt máy tính” hiện được ca ngợi, o bế mà trước đây nhác thấy chiếc máy chỉ dám “kính nhi viễn chi”.
Kẻ thắng gom tất
Sau Pareto một thế kỷ, ý nghĩa của Nguyên lý 80/20 lại hồi sinh trong những tranh luận gần đây về mức thu nhập cao ngất trời và luôn tăng cao của những siêu sao và những cá nhân rất thiểu số đầu ngành ở ngày một nhiều các ngành nghề. Đạo diễn phim Steven Spielberg kiếm được 165 triệu đô-la trong năm 1994. Joseph Jamial, luật sư tố tụng được trả thù lao hậu hĩ nhất, 90 triệu đô-la. Lẽ đương nhiên, những đạo diễn phim hay luật sư thường thường bậc trung chỉ có được một mức thu nhập bé tẻo teo so với những món tiền cỡ đó.
Thế kỷ XX đã có những nỗ lực to lớn nhằm cân bằng các mức thu nhập, nhưng tình trạng bất đồng đều vừa mới được san phẳng chỗ này lại cứ nổi lên chỗ khác. Ở Hoa Kỳ, từ 1973 đến 1995, thu nhập thực trung bình tăng 36%, nhưng con số tương ứng của các công nhân không có một chức vụ quản lý gì lại giảm 14%. Trong thập niên 1980, tất cả của cải đã về tay 20% những người thu nhập cao nhất, và 64% của tổng mức tăng – một điều không thể không để ý – lại vào tay 1% những người thu nhập cao nhất. Quyền sở hữu các cổ phần ở Hoa Kỳ cũng tập trung chủ yếu trong một thiểu số các hộ gia đình: 5% số hộ gia đình Hoa Kỳ sở hữu chừng 75% giá trị trong ngành hàng tiêu dùng. Chúng ta cũng có thể thấy một tác động tương tự trong vai trò của đồng đô-la: chừng 50% các giao dịch thương mại của thế giới được tính bằng đô-la, vượt xa con số 13% là tỷ lệ xuất khẩu Hoa Kỳ so với thế giới. Và, trong khi tỷ lệ của đồng đô-la so với mức dự trữ ngoại hối là 64%, tỷ suất của GDP Hoa Kỳ với tổng sản lượng toàn cầu cũng chỉ vừa qua 20%. Nguyên lý 80/20 lúc nào cũng tự khẳng định giá trị của mình, trừ phi con người có những nỗ lực lớn, tự giác, và nhất quán, duy trì qua một thời gian dài để phủ định nó.
Tại sao Nguyên lý 80/20 lại quan trọng đến thế
Lý do làm cho Nguyên lý 80/20 có giá trị đến thế là do nó đi ngược lại với những gì chỉ cảm nhận bằng trực giác. Chúng ta thường cứ hay nghĩ rằng tất cả các nguyên nhân sẽ dẫn đến những kết quả với một tầm quan trọng gần như nhau. Rằng tất cả các khách hàng đều có giá trị như nhau. Rằng mỗi doanh nghiệp, mỗi sản phẩm, và mỗi đồng tiền kiếm được từ lợi nhuận doanh số đều có giá trị ngang nhau. Rằng, với chúng ta, tất cả các nhân viên đều có giá trị gần như nhau. Rằng tất cả các câu hỏi và cú điện thoại đều cần được đối xử như nhau. Rằng trường đại học nào cũng tốt như trường đại học nào. Rằng tất cả mọi vấn đề đều có một số lượng lớn những nguyên nhân, do vậy không đáng phải khu biệt riêng một số nguyên nhân quan yếu. Rằng tất cả mọi cơ hội đều có giá trị gần như nhau, do vậy chúng ta đều xử lý chúng như nhau.
Chúng ta có khuynh hướng cho rằng 50% các nguyên nhân hoặc tác động đầu vào tạo ra 50% kết quả hoặc sản phẩm đầu ra. Dường như có một tư tưởng tự nhiên, hầu như dân chủ, cho rằng nguyên nhân và kết quả nói chung cân bằng nhau. Nhưng ảo tưởng về quan hệ 50/50 này là một trong những điều sai lạc nhất, có hại nhất, đồng thời là nếp nghĩ thâm căn cố đế nhất, trong bản đồ tư duy của chúng ta. Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng khi hai tập hợp dữ liệu, liên quan đến nguyên nhân và kết quả, có thể được xem xét và phân tích thì kết quả khả hữu nhất là sẽ có một mô hình, quy luật chung về sự mất cân bằng. Sự mất cân bằng ấy có thể là 65/35, 70/30, 75/25, 80/20, 95/5, hoặc 99,1/0,1, hay bất cứ một tỷ lệ nào nằm trong khoảng ấy. Tuy nhiên, tổng hai con số được đem ra so sánh không nhất thiết phải là 100.
Nguyên lý 80/20 cũng khẳng định rằng khi chúng ta biết mối quan hệ thật sự thì thường chúng ta lấy làm ngạc nhiên trước tình trạng mất cân bằng giữa hai bên. Dù mức chênh lệch là gì thì thông thường sự mất cân bằng ấy cũng vượt ra khỏi những ước định của chúng ta trước đó. Các nhà quản lý có thể đã ngờ ngợ thấy rằng một số khách hàng và một số sản phẩm có khả năng sinh lợi nhuận cao hơn những khách hàng và sản phẩm khác, nhưng khi đã được chứng minh cho thấy mức độ khác biệt thì họ thường lấy làm rất ngạc nhiên và có khi ngơ ngẩn trước kết quả ấy. Các giáo viên có thể đã biết rằng đa số những vấn đề vi phạm kỷ luật hoặc hầu hết các vụ trốn học đều xuất phát từ một thiểu số các học sinh, nhưng nếu phân tích sổ sách ghi chép lại các vụ việc ấy thì sự khác biệt giữa hai con số có lẽ sẽ lớn hơn mức người ta vẫn hằng tưởng. Có thể chúng ta cũng thấy được rằng một phần quỹ thời gian của chúng ta có giá trị hơn phần còn lại, nhưng nếu chúng ta đo lường hai phần thời gian đầu tư và kết quả thu được thì sự khác biệt giữa các con số cũng sẽ làm cho chúng ta sững sờ.
Tại sao bạn lại phải quan tâm đến Nguyên lý 80/20? Cho dù bạn có nhận ra hay không thì nguyên lý này vẫn áp dụng với cuộc đời của bạn, cho giới xã hội của bạn, và cho nơi làm việc của bạn. Hiểu được Nguyên lý 80/20 sẽ cho phép bạn có được những cái nhìn sâu sắc về những gì đang thật sự diễn ra trong thế giới chung quanh chúng ta.
Thông điệp chủ đạo của cuốn sách này là, cuộc sống thường nhật của chúng ta có thể được cải thiện rất nhiều bằng cách sử dụng Nguyên lý 80/20. Mỗi cá nhân có thể hiệu quả hơn và hạnh phúc hơn. Mỗi đơn vị mong muốn có lợi nhuận có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Mỗi tổ chức phi lợi nhuận cũng có thể có được những kết quả hữu ích hơn. Mỗi chính phủ đều có thể đảm bảo rằng mỗi công dân của mình đều được hưởng nhiều quyền lợi hơn khi có chính phủ ấy cai quản. Từng người và từng tổ chức đều có thể đạt được nhiều điều hơn – tất cả đều có giá trị, và né tránh những giá trị tiêu cực, với ít công sức hơn, ít chi phí hơn, và ít vốn đầu tư hơn. 
Tâm điểm của những tiến bộ ấy là một quy trình thay thế. Những nguồn lực có tác động yếu trong bất cứ công dụng nào đều không nên sử dụng, hoặc chỉ sử dụng dè dặt. Những nguồn lực có tác động mạnh mẽ phải được sử dụng càng nhiều càng tốt. Một cách lý tưởng, mỗi nguồn lực phải được sử dụng vào những chỗ có thể phát huy và đem lại giá trị cao nhất. Ở bất kỳ chỗ nào có thể, những nguồn lực yếu kém cần được bồi dưỡng và phát triển để chúng có thể bắt chước hành vi của những nguồn lực hiệu quả hơn. 
Sản xuất kinh doanh và thị trường đã sử dụng qui trình này, và đã thu được những tác dụng lớn lao, từ hàng trăm năm nay. Nhà kinh tế học người Pháp J-B Say, người đã tạo ra từ entrepreneur (nhà doanh nghiệp) vào khoảng năm 1800, đã nói rằng “nhà doanh nghiệp chuyển vận nguồn lực kinh tế ra khỏi khu vực có năng suất thấp để bước lên một khu vực có năng suất và sản lượng cao”. Nhưng một ý nghĩa thú vị của Nguyên lý 80/20 là, các doanh nghiệp và thị trường vẫn còn phải vượt qua một khoảng cách bao xa nữa mới đưa ra được những giải pháp tối ưu. 
Ví dụ, Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên, mới thật sự tạo ra 80% lợi nhuận. Nếu điều này là đúng – và những nghiên cứu thường khẳng định những tỷ lệ bất tương xứng như thế quả có tồn tại – thì còn lâu hiện tình ấy mới đạt đến mức có hiệu quả hoặc tối ưu. Điều có ý nghĩa ở đây là 80% các sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên, chỉ đóng góp 20% lợi nhuận. Là đang có một sự lãng phí lớn. Là những nguồn lực mạnh mẽ nhất của công ty đang bị níu lại bởi một đa số những nguồn lực kém hiệu quả hơn rất nhiều. Là lợi nhuận có thể được nhân lên nếu nhiều hơn những sản phẩm tốt nhất có thể được đem bán ra, những nhân viên “xịn” nhất được tuyển dụng, hoặc những khách hàng “ngon” được thu hút (hoặc được thuyết phục hãy mua thêm nhiều hàng nữa của công ty).
Trong trường hợp này người ta có thể đặt một câu hỏi rất xác đáng: tại sao lại tiếp tục làm ra mớ sản phẩm chiếm 80% mà chỉ đem về 20% lợi nhuận kia? Các công ty ít khi đặt ra câu hỏi này, bởi vì trả lời câu hỏi ấy sẽ có nghĩa là phải hành động một cách quyết liệt: ngưng làm 4/5 những gì bạn đang làm không phải là một thay đổi nhỏ nhặt.
Điều J-B Say gọi là công việc của những nhà doanh nghiệp thì những nhà tài chính hiện đại gọi là “nghiệp vụ ác-bít” (kinh doanh chênh lệch tỷ giá). Thị trường tài chính quốc tế rất nhanh nhạy trong việc điều chỉnh những hiện tượng bất thường trong việc định giá trị, chẳng hạn giữa các tỷ giá hối đoái. Nhưng các tổ chức doanh thương và các cá nhân nói chung thường rất kém về nghiệp vụ ác-bít hoặc nghệ thuật làm nhà doanh nghiệp, trong việc chuyển dịch nguồn lực từ chỗ chúng có giá trị kém đến chỗ chúng có thể đem lại những kết quả tốt, hoặc trong việc cắt bỏ những nguồn lực giá trị thấp và mua vào những nguồn lực có giá trị cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không nhận ra mức độ mà một số nguồn lực, dù chỉ là một thiểu số nhỏ, lại có một năng suất siêu cao – cái mà Joseph Juran gọi là “số ít quan yếu” – trong khi những cái đa số – “số nhiều tào lao” – lại đem lại rất ít năng suất hoặc có thể gây ra những tác động tiêu cực. Nếu chúng ta quả có nhận ra sự khác biệt giữa “số ít quan yếu” và “số nhiều tào lao” trong tất cả các bình diện của đời sống chúng ta, và nếu chúng ta có làm một cái gì đó trước hiện tượng ấy thì chúng ta có thể nhân rộng những gì chúng ta xem là quan trọng lên một giá trị gấp bội. 
( BWP)

File đính kèm:

  • docNguyên lý 80- hướng nghiệp.doc