Những bài hát và nhạc cụ của bài Ca Huế trên sông Hương

Xứ Huế - Kinh đô của Việt Nam suốt hơn 150 nǎm. Ngày nay, bên cạnh những kiến trúc, đền đài, lǎng tẩm độc đáo, hiển hiện hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của sông Hương, núi Ngự, xứ Huế còn lưu lại một loại hình ca nhạc đặc trưng cho vùng đất cố đô này. Đó là Ca nhạc Thính Phòng Huế thường được gọi là Ca Huế với hình thức âm nhạc bao gồm cả nhạc hát và nhạc đàn.

Ca nhạc Huế có một lịch sử lâu đời. Nhưng cho đến ngày nay chưa có tư liệu đích xác nào nêu rõ được thời điểm ra đời, ai đã tổ chức và sáng tác những bản nhạc đàn Huế. Đến thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn đã thống nhất giang sơn, thực hiện trị quốc an dân, cũng là lúc ca nhạc Huế có điều kiện phát triển. Các nhạc công là những người rất giỏi đàn chơi trong đội nhạc ngự ở triều đình. Ngoài những công việc trong triều, họ cùng với học trò của mình lập nên những nhạc mục và dựa vào các ngón đàn của nhạc triều để sáng tác những bản hòa tấu và độc tấu. Âm nhạc của họ được các ông hoàng, bà chúa và các quan trong triều rất yêu thích. Nên các ông hoàng bà chúa thường xuyên mời ban nhạc đến tư dinh để dạy đàn, đồng thời cùng nhau đàn hát, thưởng thức âm nhạc. Vào đầu thế kỷ XX, ca nhạc Huế đã phát triển cực thịnh, nhưng từ sau nǎm 1945 đã dần dần bị mai một. Ngày nay ca nhạc Huế trở thành di sản âm nhạc quí giá, được nhà nước bảo tồn và tạo điều kiện khôi phục lại.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài hát và nhạc cụ của bài Ca Huế trên sông Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Xứ Huế - Kinh đô của Việt Nam suốt hơn 150 nǎm. Ngày nay, bên cạnh những kiến trúc, đền đài, lǎng tẩm độc đáo, hiển hiện hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của sông Hương, núi Ngự, xứ Huế còn lưu lại một loại hình ca nhạc đặc trưng cho vùng đất cố đô này. Đó là Ca nhạc Thính Phòng Huế thường được gọi là Ca Huế với hình thức âm nhạc bao gồm cả nhạc hát và nhạc đàn. Ca nhạc Huế có một lịch sử lâu đời. Nhưng cho đến ngày nay chưa có tư liệu đích xác nào nêu rõ được thời điểm ra đời, ai đã tổ chức và sáng tác những bản nhạc đàn Huế. Đến thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn đã thống nhất giang sơn, thực hiện trị quốc an dân, cũng là lúc ca nhạc Huế có điều kiện phát triển. Các nhạc công là những người rất giỏi đàn chơi trong đội nhạc ngự ở triều đình. Ngoài những công việc trong triều, họ cùng với học trò của mình lập nên những nhạc mục và dựa vào các ngón đàn của nhạc triều để sáng tác những bản hòa tấu và độc tấu. Âm nhạc của họ được các ông hoàng, bà chúa và các quan trong triều rất yêu thích. Nên các ông hoàng bà chúa thường xuyên mời ban nhạc đến tư dinh để dạy đàn, đồng thời cùng nhau đàn hát, thưởng thức âm nhạc. Vào đầu thế kỷ XX, ca nhạc Huế đã phát triển cực thịnh, nhưng từ sau nǎm 1945 đã dần dần bị mai một. Ngày nay ca nhạc Huế trở thành di sản âm nhạc quí giá, được nhà nước bảo tồn và tạo điều kiện khôi phục lại.Đàn tranh (thập lục) là nhạc khí dây gẩy, có 16 dây. Cấu tạo của đàn hình hộp dài khoảng 110 cm. Một đầu rộng khoảng 22 cm, đầu kia hẹp hơn khoảng 15 cm. Mặt đáy phẳng và có lỗ khoét thoát âm hình chữ nhật. Mặt trên đàn làm bằng gỗ nhẹ xốp, uốn cong, để mộc. Hai bên thành cao 7 đến 8 cm. Trên mặt đàn ở đầu rộng có một cầu đàn bằng kim loại uốn nằm ngang theo mặt đàn, trên đó có 16 lỗ nhỏ, ở đầu hẹp xếp chéo 16 trục. Các dây đàn được mắc từ các lỗ trên cầu đàn đến các trục. ở giữa mặt đàn có 16 ngựa đàn (gọi là con nhạn) bằng gỗ, xương hoặc ngà, hình tam giác, trên đỉnh tam giác của ngựa đàn có bịt đồng để đặt dây, di chuyển điểu chỉnh độ cao của dây. Các ngựa đàn điều chỉnh lên dây theo thang âm ngũ cung, ví dụ: Điệu Bắc: Đô - Rê - Fa - Sol - La - Đô, hay Điệu Nam: Đô - Mib - Fa - Sol - Sib - Đô. Đây là hai điệu cơ bản trong ca Huế. Nhạc công ngồi chơi đàn, tay phải gẩy đàn, tay trái nhấn nháy trên dây. Đàn tranh có âm cao, trong sáng, vui tươi. Đàn TranhĐàn TranhĐàn bầu Đàn Bầu: Còn gọi là đàn Độc huyền. Đàn Bầu thuộc họ dây gẩy, chỉ có một dây. Cấu tạo của Đàn Bầu độc đáo. Thân đàn hình hộp dài, đầu nhỏ hơn cuối. Thành đàn làm bằng gỗ cứng. Đáy đàn và mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ. Mặt đàn hơi uốn cong phồng lên. Đáy đàn có 2 lỗ thoát âm. Bầu đàn làm bằng quả bầu khô cắt đáy hoặc bằng gỗ tiện theo hình bầu ở đầu đàn. Vòi đàn làm bằng tre hoặc bằng sừng cắm xuyên qua bầu đàn xuống thân đàn. Cuối đàn có 1 trục lên dây bằng gỗ hoặc bằng kim loại. Dây đàn được buộc vào vòi đàn, đi qua miệng loe của bầu đàn kéo chếch xuống cuối thân đàn. Dây đàn trước đây làm bằng tơ se, nay làm bằng kim loại. Que gẩy đàn làm bằng tre hoặc song vót nhọn. Khi chơi nhạc công ngồi gẩy đàn. Tay phải cầm que gẩy, tay trái cầm vòi đàn. Nếu dây Đàn Bầu ở thế dây buông thì gẩy ở bất cứ vị trí nào trên dây cũng đều phát ra một cao độ, đó là âm thực. Vì vậy trên mặt đàn nhạc công đánh dấu những điểm nút (hoặc những điểm gẩy). Khi chơi đàn nhạc công dùng cạnh bàn tay phải tì nhẹ vào những điểm nút trên dây và khi gảy xong thì nhấc tay lên ngay (nếu đánh dấu vào những điểm gẩy thì tay phải chặn ở khoảng cách phù hợp với điểm gẩy), dây đàn sẽ phát ra những âm thanh có cao độ khác nhau tùy theo vị trí của bàn tay chặn đúng những điểm nút khác nhau, những âm này là âm bội. Kết hợp với tay phải gẩy, tay trái cầm và điều khiển vòi đàn khiến dây đàn hồi khi cǎng, khi chùng để tạo ra những âm thanh cao hơn hay thấp hơn theo ý muốn. Âm sắc của đàn bầu mượt mà, ngân nga, ngọt ngào gần với giọng nói người Việt. Đàn Nguyệt (đàn kìm) là nhạc khí dây gẩy, có 2 dây. Cấu tạo của đàn gồm hộp đàn hình trụ dẹt và một cần đàn dài. Mặt đàn và dây đàn bằng nhau, tròn đều ví như trǎng rằm nên gọi là Đàn Nguyệt. Đường kính mặt đàn khoảng 36 cm, thành đàn khoảng 6 cm. Trên mặt đàn có gắn ngựa đàn để mắc dây. Cần đàn làm bằng gỗ cứng dài khoảng 100 cm. Trên cần gắn 7 phím nối tiếp với 3 phím gắn trên mặt đàn để bấm. Các phím đàn gắn trên những khoảng cách không đều nhau. ở đầu trên của cần đàn có 4 trục gỗ, trong đó có 2 trục dùng để mắc dây, còn 2 trục dùng để trang trí cho cân đối, đẹp mắt. Dây đàn xưa kia làm bằng tơ se, nay được thay bằng dây ni lông, một dây to, một dây nhỏ. Hai dây đàn được lên theo tương quan quãng 5 và các phím đàn đặt theo điệu thức 5 âm. Ví dụ: Trên dây Đô là: Đô, Rê, Fa, Sol, La, Đô, Rê, Fa, Sol, LaDây Sol là: Sol, La, Đô, Rê, Mi, Sol, La, Đô, Rê, Mi, Nhạc công ngồi chơi đàn, tay phải gẩy đàn bằng móng tay để dài của mình hoặc bằng một miếng nhựa, tay trái bấm phím, luyến láy, nhấn rung. Âm thanh của đàn nguyệt ấm áp, tươi sáng, rộn ràng. Đàn nguyệt Đàn nguyệt Đàn Tỳ Bà: Là nhạc khí dây gẩy, có 4 dây. Cấu tạo của đàn gồm hộp đàn và cần đàn. Hộp đàn hình nửa quả lê bổ dọc làm đôi. Mặt đàn phẳng làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Lưng đàn khum, làm bằng gỗ cứng. Trên mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây đàn và 8 phím bấm phía trên. Cần đàn ngắn, gắn liền với hộp đàn, xưa kia không có phím, nay có gắn 4 phím. Phần trên cần đàn có 4 trục gỗ để lên dây. Xưa kia dây đàn làm bằng tơ se, nay thay bằng dây ni lông. Đàn Tỳ bà lên theo tương quan các quãng: Quãng 4 - quãng 2 - quãng 4, ví dụ: Đô - Fa - Sol - Đô Nhạc công ngồi chơi đàn, tay phải gẩy đàn bằng miếng nhựa hoặc bằng móng tay, tay trái bấm phím với các ngón nhấn, vuốt, rung... Âm sắc của đàn tỳ bà ấm, đục.Đàn tỳ bà Đàn tỳ bà Đàn Nhị (đàn Cò) là nhạc khí dây kéo, có 2 dây. Cấu tạo của đàn Nhị gồm có cần đàn và bầu đàn. Cần đàn làm bằng gỗ cứng, không có phím, dài khoảng 70 - 80 cm đầu dưới xuyên qua bầu đàn, đầu trên hơi ngửa ra phía sau và có 2 trục để lên dây. Bầu đàn hình ống tròn được làm bằng gỗ cứng, hơi thắt ở phía đáy, phía kia bịt da trǎn hoặc da rắn làm mặt đàn. Đường kính mặt đàn khoảng 15 cm, trên mặt đàn có ngựa đàn. Dây đàn xưa kia làm bằng tơ se, ngày nay thay bằng dây kim loại. Cung vĩ kéo đàn làm bằng cành tre cong hoặc bằng thanh gỗ dài có đầu cong mắc lông đuôi ngựa. Lông đuôi ngựa của cung vĩ đặt lồng giữa hai dây đàn. Nhạc công lên dây đàn nhị theo quãng 5, ví dụ: Đô - Sol hoặc Fa - Đô Nhạc công ngồi kéo đàn, tay phải cầm cung vĩ kéo, tay trái bấm dây với những ngón rung, nhấn, láy, vuốt. Âm sắc đàn nhị da diết, tha thiết, đẹp, giàu khả nǎng diễn cảm. Đàn nhị ĐÀN NHỊSênh tiền hay còn gọi là Phách xâu tiền là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, chi gõ đập a dân tộc Việt.Sênh tiền là một cặp phách hai lá bằng gỗ cứng. Lá phách thứ nhất gọi là "lá phách kép", lá phách thứ hai gọi là "lá phách đơn". Lá phách kép gồm hai thanh gỗ một dài (25 cm), một ngắn (11 cm) được gắn úp vào nhau bằng một miếng da hay một bản lề. Phía đầu thanh dài có gắn các cọc tiền chinh. Lá phách đơn dài 25 cm có các đường răng cưa ở cạnh và ở mặt lá phách.Khi đánh phách, tay trái cầm lá phách kép, tay phải cầm lá phách đơn vừa đập, vừa ung, vừa quẹt tạo ra các tiết tấu nghe rất rộn ràng. Sênh tiền chủ yếu dùng đệm nhịp điệu ở các dàn nhạc tế, lễ, dàn đại nhạc cung đình và nhạc múa cổ truyền.Sênh Tiền(Cặp Sanh)Sênh Tiền(Cặp Sanh) Sáo: Thuộc nhạc khí họ hơi. Sáo dùng để thổi ngang, làm bằng một ống trúc hoặc một ống nứa nhỏ, đường kính từ 1,5 - 2 cm, chiều dài từ 30 - 40 cm. Một đầu có mấu hoặc được nút kín. Sáo ngang có 1 lỗ để thổi hình bầu dục ở phía trái ống. Phía phải ống có 6 lỗ bấm hình tròn. Ngày nay người ta có thể khoét 10 lỗ bấm để có thể thổi được nhiều giọng. Khi diễn tấu, nhạc công dùng 2 ngón tay cái đỡ sáo, các ngón còn lại đặt lên lỗ bấm, đưa sáo ngang lên môi thổi, hướng sáo về phía tay phải. Kỹ thuật thổi có: vuốt hơi, nhấn hơi, rung hơi ... Kỹ thuật bấm có vuốt, lướt, láy... Sáo ngang có âm sắc mượt mà, khoẻ, trong sáng và linh hoạt .Sáo Sáo Tam thập lục là nhạc khí dây, chi gõ của âm nhạc dân gian Việt Nam. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục.Đàn Tam thập lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lên ở giữa, làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Cầu đàn, thành đàn làm bằng gỗ cứng, trên mặt đàn đặt so le hai hàng ngựa, mỗi hàng 18 ngựa. Cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây, bên phải có 36 trục để lên dây. Dây đàn làm bằng kim khí. Que đàn được làm bằng hai thanh tre mỏng, dẻo, ở đầu được quấn dạ để tiếng đàn được êm. Âm thanh đàn Tam thập lục trong sáng, thánh thót, rộn rã.Âm vực đàn Tam thập lục tương đối rộng. Từ âm trầm nhất đến âm cao nhất trên hai quãng 8, được mắc theo gam nguyên.Khoảng âm dưới: Tiếng đàn ấm áp, khá vang. Khoảng âm giữa: Tiếng đàn đầy đặn, trong. Khoảng âm cao nhất: Tiếng đàn sắc, gọn. Khi biểu diễn nhạc công dùng 2 que gõ vào mặt đàn tạo ra các ngón như: Ngón rung, ngón vê, ngón bịt, ngón á, đánh cồng âm, hợp âm...Đàn Tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.Tam thập lục Đàn Tam Thập Lục  

File đính kèm:

  • pptnhung bai hat va nhac cu cua bai ca Hue tren song Huong.ppt
Bài giảng liên quan