Phân tích Truyện Kiều (Nguyễn Du)

TRUYỆN KIỀU

(Nguyễn Du)

Giới thiệu một vài nét về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Bài làm

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê - Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng làm Tể tướng; anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phủ Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chỉ đỗ "Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc".

Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:

 "Bao giờ Ngàn Hống hết cây,

Sông Rum hết nước, họ này hết quan".

Nguyễn Du chỉ làm một chức quan nhỏ dưới thời Lê - Trịnh. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du lúc thì dạt về Quỳnh Hải, quê vợ ở Thái Bình; lúc thì lặn lội về xứ Hồng Lĩnh quê nhà. Ông trải qua "mười năm gió bụi", có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Ông tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ" (người đi săn ở núi Hồng), "Nam hải điếu đồ" (Người câu cá ở biển Nam Hải):

"Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,

Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu!".

 

doc8 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Truyện Kiều (Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tình và hiếu "khôn lẽ hai bề vẹn hai" ? Chị phải đặt chữ hiếu lên trên chữ tình. Chị phải trao duyên cho em bởi lẽ em là "tình máu mủ" của chị, hơn nữa cuộc đời em còn trẻ, còn chứa chan hạnh phúc:
	"Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu thủ thay lời nước non".
"Lời nước non" là lời thề chỉ non thề biển, son sắt thuỷ chung. "Thay lời nước non" nghĩa là thay chị, em lấy chàng Kim trả nghĩa cho chàng.
Nửa năm sau, chàng Kim trở lại vườn Thuý... tìm đến nơi "di trú" của gia đình người yêu. Vương Ông khóc than nhắc lại lời Kiều trước lúc ra đi:
	"Dùng dằng khi bước chân ra,
Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.
	Trót lời nặng với lang quân,
Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.
	Gọi là trả chút nghĩa người,
Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên...".
Qua đó, ta thấy tấm lòng quý hoá thơm thảo của Thuý Kiều. Nàng bán mình để chuộc cha, để cứu gia đình. Tình yêu dù tan vỡ nhưng nàng vẫn giữ lấy cái "nghĩa" với chàng Kim, "cậy em"... "thay lời nước non". Chị có trải qua nhiều đau khổ "Thịt nát xương mòn..." vẫn thơm lây về nghĩa cử của em.
2. Kiều trao lại kỉ vật thiêng liêng cho em. Trao duyên rồi vẫn còn vấn vương, đó là bi kịch tình yêu khi Kiều nói:
	"Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung".
Đã trao duyên rồi, sao lại nói "vật này của chung" ? Đó là quy luật của tình yêu, là nỗi đau của Kiều "con tằm đến thác vẫn còn vương tơ".
3. Lời than của Kiều não nùng thê thiết như lời trăng trối. Kiều nói đến "hồn", đến "dạ đài", nói đến một ngày mai bi thảm từ cõi âm trở về:
	"Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
	Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
	Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
	Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan".
Tình yêu tan vỡ, Kiều xem như mình đã "chết", chết trong đau khổ. Lời than của Kiều thấm đầy nước mắt.
4. Kiều thầm nhắn gửi người yêu: Tình yêu đã tan vỡ, đã "trâm gãy bình tan". Đau đớn khôn xiết kể cho "tơ duyên ngắn ngủi", cho "phận bạc"... Kiều "gửi lạy tình quân"... Kiều cất tiếng gọi người yêu rồi ngất đi:
	"Ôi Kim Lang, Hỡi Kim Lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !"...
Trao duyên cho em để rồi ra đi mặc cho số phận "nước chảy hoa trôi lỡ làng". Kiều ngỡ rằng trả được nghĩa chàng Kim sẽ bớt phần đau khổ. Trái lại, trao duyên cho em rồi, Kiều lại càng vô cùng đau khổ. Nguyễn Du với trái tim nhân đạo mênh mông, ông đã ghi lại những biến thái tinh tế trong tâm hồn Kiều, những đau đớn ứa máu của người con gái khi mối tình đầu tan vỡ. Ta cảm thấy ông là người chứng kiến lễ trao duyên. Đây là một trong những đoạn thơ xúc động nhất trong "Truyện Kiều", gồm những "câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình".
Phân tích đoạn thơ "Nỗi thương mình" trích 
trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
Bài làm
Sau khi mắc lận Sở Khanh, bị Tú Bà hành hạ đến mức "Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa", Kiều đau đớn kêu lên: "Thân lươn bao quản lấm đầu - Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa". Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh từ đó.
Đoạn thơ 20 câu, từ câu 1229 đến câu 1248 đã nói về những tháng ngày sống trong chốn lầu xanh. Đoạn thơ đã thể hiện một cách xúc động về nỗi đau đớn tủi nhục thương thân xót phận và ý thức cao về nhân phẩm của Thuý Kiều bị ép, bị đẩy vào vũng bùn tanh hôi.
Đây là cảnh Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà:
	"Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
	Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh".
"Biết bao" là không đếm được, tính được, không nhớ hết. Kiều phải tiếp khách làng chơi triền miên: "đầy tháng", "suốt đêm", "sớm đưa", "tối tìm". Phải trải qua "bướm lả ong lơi", phải "sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh". Phải sống trong cảnh "Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm". Nguyễn Du đã sử dụng tài tình các ẩn dụ: "bướm lả ong lơi", "cuộc say", "trận cười", các thi liệu, điển tích: "lá gió, cành chim", Tống Ngọc, Trường Khanh để diễn tả hiện thực chốn lầu xanh ngày xưa ấy. Tác giả đã lấy cái nhã, dùng lối nói ẩn dụ để tả cái thô, cái bẩn dưới đáy xã hội.
Mười hai câu tiếp theo nói về tâm trạng Thuý Kiều trong những tháng ngày tủi nhục ấy. Các từ ngữ: "giật mình", "thương mình xót xa", "khi sao", "giờ sao" chứa đầy tâm trạng, "tâm trạng đau khổ". Nghĩ về những ngày còn ở với mẹ cha "phong gấm rủ là", Kiều đau đớn thương cho thân phận mình phải đem nhan sắc làm món hàng cho khách làng chơi. Các điệp ngữ, các so sánh ẩn dụ và nghệ thuật tương phản đã nói lên nỗi xót xa đau đớn của Thuý Kiều sau những ngày "bướm lả ong lơi" ấy.
	"Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường".
ở trên đã có: "khi sao", "giờ sao", tiếp theo lại viết "mặc sao", "thân sao", lời cảm thán cất lên tê buốt, như những nhát dao cứ cứa sâu vào tim gan vô cùng đau đớn:
	"Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !".
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (gió, sương, bướm, ong) và thủ pháp phân hợp từ ngữ: "dày gió dạn sương", "bướm chán ong chường" để cực tả nỗi tủi nhục của một người con gái bị đẩy vào vũng bùn hôi tanh nhơ nhớp.
Lúc nào Kiều cũng tự ý thức về nhân phẩm của mình. Các từ ngữ "mặc người", "nào biết" đã thể hiện rõ ý thức ấy:
	"Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì".
Đối với khách làng chơi, những người phong lưu "quen thói bốc rời" như Thúc Sinh thì chốn lầu xanh, cõi yên hoa là cảnh thần tiên, là cảnh mộng truy hoan:
	"Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu".
Không chỉ có phong, hoa, tuyết, nguyệt mà còn có cầm, kì, thi, hoạ:
	"Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa".
Trái lại, Kiều vẫn dửng dưng vì nàng đau khổ, tê tái. Mọi cảnh vật đều nhuốm vẻ sầu thương vì lòng nàng đang đau đớn tủi nhục:
	"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?".
Kiều sống cô đơn vì nàng tự ý thức nhân phẩm của mình. Giữa chốn thanh lâu tìm đâu ra "tri âm" nên nàng lúc nào cũng sống trong tâm trạng "vui gượng". Đó là tâm trạng của một giai nhân "gần bùi mà chẳng hôi tanh mùi bùn":
	"Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai".
Cấu trúc tứ bình (phong, hoa, tuyết, nguyệt; cầm, kì, thi, họa) với nghệ thuật tương phản và sử dụng câu hỏi tu từ, nhà thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau khổ, tủi nhục, cô đơn của người con gái tài sắc đang vùng vẫy chống chọi lại cảnh đời trụy lạc. ý thức cao về nhân cách, nhân phẩm của Kiều đã được nhà thơ thiên tài Nguyễn Du cảm thông và trân trọng.
Những vần thơ đẹp đã làm tôn lên giá trị nhân bản đoạn thơ "Nỗi thương mình". Giữa chốn thanh lâu mà Kiều vẫn vượt qua mọi cám dỗ, cố vượt lên cảnh ngộ để giữ lấy nhân phẩm. Vì thế sau 15 năm lưu lạc, Kiều phải trải qua "thanh lâu hai lượt", nhưng Kim Trọng càng hiểu nàng hơn ai hết:
	"Như nàng lấy Hiếu làm Trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?".
Phân tích đoạn thơ "Chí khí anh hùng" 
trích trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
Bài làm
Từ Hải "khách biên đình" oai phong lẫm liệt:
	"Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao".
Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, đã tái sinh cuộc đời nàng, nâng Kiều thành một mệnh phụ phu nhân:
	"Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng".
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, Từ Hải đã giã biệt phu nhân để lên đường chinh chiến "rạch đôi sơn hà":
	"Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
	Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Bức chân dung Từ Hải hiện lên trong cảnh giã biệt thật đẹp. Bốn phương trời xa vẫy gọi, "thoắt đã động lòng" đấng trượng phu. Cuộc sống êm ấm gối chăn đầy hạnh phúc "hương lửa đương nồng" cũng không thể níu giữ. Một cái nhìn vời vợi "trời bể mênh mang". Đó là cái nhìn mang tầm vũ trụ của một anh hùng chí lớn, như Nguyễn Công Trứ từng thổ lộ:
"Chí làm trai nam bắc tây đông,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".
	(Chí anh hùng)
"Thoắt" nghĩa vụt chốc, diễn ra rất nhanh và bất ngờ. Thoắt đã thể hiện sự chấn động vô cùng mạnh mẽ trong tâm hồn đấng trượng phu. Từ Hải đã ra đi với khát vọng lập nên sự nghiệp, bằng võ công của bậc tài trai:
"Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Kiều đã coi chữ "tòng" làm trọng; tòng phu là một trong đạo tam tòng của người phụ nữ ngày xưa. Đó cũng là một nét đẹp đạo đức Thuý Kiều:
"Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".
Từ Hải đã nói với Kiều bao lời tình nghĩa. Không thể để cho giọt nước mắt, tiếng thở dài của người vợ đẹp níu giữ. Từ Hải khuyên Kiều hay khẽ nhắc mình: "Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình ?". Hứa với Kiều về một ngày mai huy hoàng, một ngày mai sum vầy hạnh phúc:
	"Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
	Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia".
Đó là lời hứa danh dự của một đấng trượng phu phi thường. Có tin vào chí khí và sức mạnh "rạch đôi sơn hà" của đấng tài trai "đội trời đạp đất" mới có lời hứa như dao chém đá ấy. Với Từ Hải, bốn phương vẫy gọi là chiến công đang chờ đón, là một ngày mai hiển hách có một lực lượng hùng hậu "mười vạn tinh binh", "huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam". Thời gian đợi chờ mà Từ Hải an ủi Kiều cũng là một lời hứa:
	"Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !".
Hình ảnh cánh chim bằng bay vút muôn dặm khơi là hình ảnh người anh hùng mang chí lớn tung hoành vẫy vùng trong bốn bể:
	"Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi".
Đọc "Truyện Kiều" ta bắt gặp hình ảnh Từ Hải đã trở lại Lâm Tri sau một năm trời giã biệt. Trong cảnh "Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân", Từ Công hỏi phu nhân:
"Nhớ lời nói những bao giờ hay không ?
	Anh hùng mới biết anh hùng,
Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa ?".
Qua đoạn thơ 18 câu này (từ câu 2213 - 2230), nhân vật Từ Hải đã được Nguyễn Du miêu tả với tấm lòng quý mến ngợi ca về chí khí anh hùng và khát vọng sự nghiệp phi thường. Từ Hải là một nhân vật anh hùng lí tưởng tuyệt đẹp trong "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du.
Nguồn: Nhiều tác giả, 108 bài văn 10 chọn lọc, Nxb Tổng hợp TP. HCM

File đính kèm:

  • docTRUYỆN KIỀU.doc