Phụ đạo Ngữ văn 12: Số phận con người (trích) Sô – lô – khốp

Câu 1:Trình bày tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp của Mikhain Sôlôkhốp, sáng tác nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm nào ?

- Mi-khai A-lếch-xan-đrô-vich Sôlôkhôp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc sinh tưởng trong một gia đình nông dân ở tỉnh Rôxtôp, vùng sông Đông nước Nga. Được nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1965

- Thưở nhỏ Sô – lô – khốp học tại trường dòng, về sau, gia đình có gửi ông lên Mat-xcơ-va học vài năm rồi ông quay lại Rô-xtốp để tiếp tục đi học.

- Nội chiến Nga bùng nổ, Sô-lô-khốp bỏ dở việc học, gia nhập lực lượng trưng thu lương thực cho ủy ban cách mạng. Công việc này không hề đơn giản chút nào.

- Từ năm 1920-1922 ông tham gia lực lượng vũ trang tiểu trừ thổ phỉ khắp miền khắp miền sông Đông. Sự nghiệp văn chương của Sô-lô-khôp bắt đầu bằng các vở kịch tuyên truyền cách mạng.

- Lên Mat-xcơ-va cuối năm 1922, sô-lô-khôp xin được làm chân kế toán của một văn phòng nhà đất. Với mục đích theo đuổi văn chương, chàng thanh niên ấy hăng hái hòa mình vào bầu không khí nghệ thuật sôi động của thủ đô.

- Ông tham gia cuộc vệ quốc vĩ đại của người Nga chống phát xít và giữ nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng Sản Liên Xô, Ông qua đời ngày 21-2-1984 tại quê nhà.

 - Phong cách nghệ thuật của Sô – lô – khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.

* Tác phẩm: Truyện Sông Đông và Thảo nguyên xanh (1926), tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, truyện ngắn Số phận con người.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phụ đạo Ngữ văn 12: Số phận con người (trích) Sô – lô – khốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
(Trích) Sô – lô – khốp
Câu 1:Trình bày tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp của Mikhain Sôlôkhốp, sáng tác nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm nào ?
- Mi-khai A-lếch-xan-đrô-vich Sôlôkhôp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc sinh tưởng trong một gia đình nông dân ở tỉnh Rôxtôp, vùng sông Đông nước Nga. Được nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1965
- Thưở nhỏ Sô – lô – khốp học tại trường dòng, về sau, gia đình có gửi ông lên Mat-xcơ-va học vài năm rồi ông quay lại Rô-xtốp để tiếp tục đi học.
- Nội chiến Nga bùng nổ, Sô-lô-khốp bỏ dở việc học, gia nhập lực lượng trưng thu lương thực cho ủy ban cách mạng. Công việc này không hề đơn giản chút nào.
- Từ năm 1920-1922 ông tham gia lực lượng vũ trang tiểu trừ thổ phỉ khắp miền khắp miền sông Đông. Sự nghiệp văn chương của Sô-lô-khôp bắt đầu bằng các vở kịch tuyên truyền cách mạng.
- Lên Mat-xcơ-va cuối năm 1922, sô-lô-khôp xin được làm chân kế toán của một văn phòng nhà đất. Với mục đích theo đuổi văn chương, chàng thanh niên ấy hăng hái hòa mình vào bầu không khí nghệ thuật sôi động của thủ đô.
- Ông tham gia cuộc vệ quốc vĩ đại của người Nga chống phát xít và giữ nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng Sản Liên Xô, Ông qua đời ngày 21-2-1984 tại quê nhà.
 - Phong cách nghệ thuật của Sô – lô – khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
* Tác phẩm: Truyện Sông Đông và Thảo nguyên xanh (1926), tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, truyện ngắn Số phận con người.
Câu 2. Dựa vào những hiểu biết về tác giả M.Sô-lô-khốp, anh hoặc chị hãy cho biết : Vì sao Sô-lô-khốp thường viết về đề tài sông Đông ? Kể tên một số tác phẩm của ông viết về đề tài này?
- M.Sô-lô-khốp là người sinh ra, lớn lên và nhiều năm gắn bó với quê hương sông Đông, thảo nguyên mênh mông, trù phú, xinh đẹp. Đó là vùng đất với những biến động dữ dội trong công cuộc cách mạng, với những con người có cá tính mạnh mẽ đã trở thành nguồn chất liệu, nguồn cảm hứng dồi dào để nhà văn sáng tác.
- Các tác phẩm viết về đề tài sông Đông của M.Sô-lô-khốp: Bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, tập truyện ngắn “Truyện sông Đông”, “Thảo nguyên trong xanh”.
 Câu 3: Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người” ? 
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Xô - cô - lôp . Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Xô - cô - lôp nhập ngũ rồi bị thương. Sau đó, anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít. Khi thoát khỏi nhà tù, anh nhận được tin vợ và con gái bị bom giặc sát hại. Người con trai duy nhất của anh cũng đã nhập ngũ và đang cùng anh tiến về đánh Berlin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của anh tan vỡ.
- Kết thúc chiến tranh, Xô - cô - lôp giải ngũ, làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp được bé Va - ni - a. Cả bố mẹ em đều bị bắn chết trong chiến tranh, chú bé phải sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Va - ni - a làm con nuôi và yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và coi đó là một nguồn vui lớn.
- Tuy vậy, Xô - cô – lôp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn vì mất vợ, mất con “nhiều đêm thức giấc gối ướt đẫm nước mắt”, anh thường thay đổi chỗ ở, nhưng anh vẫn cố giấu không cho bé Va - ni - a biết nỗi khổ của mình.
-> Nội dung tác phẩm ‘’Số phận con người’’: Số phận con người nhỏ bé trước hiện thực tàn khốc của chiến tranh, vẻ đẹp tính cách Nga kiên cường nhân hậu.
Câu 4 : Tóm tắt nội dung đoạn trích “ Số phận con người”
	Anđơrây Xôcôlốp vốn là một chiến sĩ Hồng Quân đã tham gia chống Phát xít trong Đại chiến TG lần 2 và đã gánh chịu nhiều tổn thất: bị thương, bị địch bắt, vợ và hai con gái chết vì bom, con trai hi sinh đúng ngày chiến thắng. Trở về cuộc sống đời thường ngoài quân ngũ, Xôcôlốp gặp cậu bé Vania tội nghiệp (mất gia đình vì bom phải sống lang thang). Xôcôlốp tự nhận mình là bố và đem đứa bé về nuôi. Hai tâm hồn cô đơn lạnh giá sưởi ấm cho nhau, sống những ngày không thể nào quên. Nhưng số phận vẫn chưa chịu buông tha. Xôcôlốp gặp rủi trong một chuyến chở hàng thuê và bị tịch thu bằng lái xe. Thế là hai bố con lại thất thểu dắt nhau đi kiếm sống ở phương trời khác. Con vẫn hớn hở tung tăng quấn quýt lấy bố trong khi bố phải gượng nhẹ mà che dấu bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự cay đắng
Câu 5: Ý nghĩa bao trùm tác phẩm “Số phận con người”:
* Nhân vật chính trong tác phẩm là Xô - cô - lôp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Nhưng anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu :
- Tính cách kiên cường : Trong chiến tranh, anh chịu quá nhiều bất hạnh. Sau chiến tranh, anh lại sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống. Nhưng anh vẫn không thốt một lời than vãn, không suy sụp tinh thần, không sa ngã, không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.Với bản lĩnh cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu, anh trở thành chỗ dựa vững chắc cho bé Va - ni - a (bố mẹ đã chết trong chiến tranh).
- Tấm lòng nhân hậu: Xô - cô - lôp nhận nuôi bé Va - ni - a từ tính thương “với niềm vui không lời tả xiết” không tính toán, vụ lợi . Yêu thương, chăm sóc chu đáo cho Va - ni - a hơn cả người cha đối với con. Những mất mát, đau thương, anh âm thầm chịu đựng “nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Va - ni - a biết, vì sợ em buồn.
* Hai số phận bất hạnh đặt cạnh nhau, đã kết hợp với nhau, biết nương tựa vào nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm chất tuyệt vời của những con người chân chính.
Câu 6 Giá trị nội dung và nghệ thuật qua đoạn trích “Số phận con người” của Sô-lô-khốp
a.Nội dung:
-Giá trị hiện thực:Tố cáo chiến tranh; phản ánh số phận, tính cách kiên cường và trung hậu của con người Nga trong và sau chiến tranh. 
Giá trị nhân đạo:Quan tâm số phận nghiệt ngã của con người; niềm cảm thương, trân trọng ý chí con người.Niềm cảm phục của tác giả về sự hy sinh của thế hệ đi trước để tạo niềm tin cuộc sống cho thế hệ kế tiếp.
-Ý nghĩa tư tưởng: Khám phá và ca ngợi tính cách Nga, đó là sự cứng rắn ý chí kiên cường có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và tâm hồn nhân hậu sâu sắc.
 Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.
b. Đặc sắc nghệ thuật: 
- Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật.
Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.
Câu 7: Nhan đề “ Số phận con người” gợi lên cho anh (chị) suy nghĩ gì?
-Mỗi người thường có số phận riêng, số phận con người thường không bằng phẳng mà luôn gập ghềnh, trắc trở.
-Con người cần phải có lòng nhân hậu và nghị lực vững vàng để vượt qua số phận, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.-Bài học cho bản thân : làm thế nào để con người vượt lên khó khăn để làm chủ số phận?
Câu 8:.Qua hình tượng Xôcôlôp nhà văn gửi gắm suy nghĩ gì?
-Xôcôlôp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỉ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.-Sôlốkhốp suy nghĩ sâu sắc về phận con người tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận.
Câu 9 :Ý nghĩa của câu Trữ tình ngoại đề: là sự giãi bày cảm xúc, ấn tượng của nhà văn về những gì đã mô tả, phơi bày trước bạn đọc.
+ “Hai con người ... kêu gọi” Tác giả bày tỏ niềm băn khoăn lo lắng cho số phận con người sau chiến tranh.Ngoài ra tác giả bày tỏ lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường.
à Đồng thời cũng xa lạ với lối kết thúc có hậu, tô hồng hiện thực mà báo trước những khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.

File đính kèm:

  • docso phan con nguoi.doc