Phùng Quán – “tuổi thơ dữ dội” – chiến khu Hòa Mỹ (TT Huế)

Sau gần 2 tháng chiến đấu giam chân quân Pháp trong thành phố Huế kể từ ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Đầu năm 1947, quân Pháp ở Huế đươc tăng viện mạnh - cuộc kháng chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Nhằm bảo toàn, tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Ngày 5 tháng 2 năm 1947, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế ra chủ trương tạm thời rút các lực lượng ra khỏi thành phố Huế về nông thôn và các vùng rừng núi.

 Ngày 25 tháng 3 năm 1947, Hội nghị Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế họp phiên bất thường tại Nam Dương, Quảng Điền, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Bí thư Tỉnh uỷ. Hội nghị kết luận: “Mất đất chưa phải là mất nước, chúng ta phải tranh thủ từng người, từng thôn. Chúng ta không thể mất dân, chết cũng không rời cơ sở, chúng ta nhất định thắng”. Hội nghị quyết định chọn Hòa Mỹ làm căn cứ địa kháng chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phùng Quán – “tuổi thơ dữ dội” – chiến khu Hòa Mỹ (TT Huế), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÙNG QUÁN – “TUỔI THƠ DỮ DỘI” – CHIẾN KHU HÒA MỸ (TT HUẾ)
Sau gần 2 tháng chiến đấu giam chân quân Pháp trong thành phố Huế kể từ ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Đầu năm 1947, quân Pháp ở Huế đươc tăng viện mạnh - cuộc kháng chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Nhằm bảo toàn, tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Ngày 5 tháng 2 năm 1947, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế ra chủ trương tạm thời rút các lực lượng ra khỏi thành phố Huế về nông thôn và các vùng rừng núi.
 Ngày 25 tháng 3 năm 1947, Hội nghị Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế họp phiên bất thường tại Nam Dương, Quảng Điền, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Bí thư Tỉnh uỷ. Hội nghị kết luận: “Mất đất chưa phải là mất nước, chúng ta phải tranh thủ từng người, từng thôn. Chúng ta không thể mất dân, chết cũng không rời cơ sở, chúng ta nhất định thắng”. Hội nghị quyết định chọn Hòa Mỹ làm căn cứ địa kháng chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế.
 Hòa Mỹ nay thuộc xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cách trung tâm thành phố Huế khoảng 35km - 40km về phía Tây Nam. Là một vùng núi rừng, khe suối rộng lớn, có lợi thế dựa lưng vào dãy Trường Sơn, khả năng bảo toàn, phát triển và xây dựng lực lượng cách mạng rất thuận lợi, có đủ các yếu tố về địa thế của một chiến khu cách mạng. Chiến khu Hòa Mỹ dần dần được củng cố, bố phòng, phân ranh, phân tuyến. Bộ phận tiền phương của trung đoàn Trần Cao Vân về đóng tại đây. Chiến khu Hòa Mỹ phân ra từ tiểu chiến khu 1 (CK 1) đến tiểu chiến khu 7 (CK 7) mỗi tiểu chiến khu có một đơn vị đóng, cụ thể tiểu chiến khu 1 là đơn vị vũ trang, tương tự các tiểu chiến khu khác là Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến, Bệnh viện, Công an. . .. mỗi tiểu chiến khu cách nhau khoảng 1 giờ 30 phút đi bộ, song được liên kết chặt chẽ với nhau qua công tác giao liên. Năm 1947, Bí thư Phân khu ủy Bình Trị Thiên Nguyễn Chí Thanh và Bộ chỉ huy đóng bản doanh ở đây. 
Tháng 9 năm 1947 tại chiến khu Hoà Mỹ, Hội nghị cán bộ Đảng bộ Thừa Thiên Huế họp bàn vấn đề xây dựng cơ sở Đảng. Nội dung chủ yếu là kiểm điểm tình hình công tác Đảng bộ từ sau Hội nghị tháng 3 năm 1947, thảo luận chỉ thị nghị quyết Trung ương và Khu uỷ, xác định chương trình hành động và bầu lại BCH Đảng bộ tỉnh.
 Đến tháng 5 năm 1948, để giữ vững an toàn các cơ quan đầu não của tỉnh và thuận tiện cho công tác chỉ đạo phong trào cách mạng ở đô thị Huế, các huyện phía Nam Thừa Thiên Huế các cơ quan Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và các ngành từ chiến khu Hòa Mỹ mới chuyển vào Dương Hòa.
 Từ năm 1947 đến 1954 đây là căn cứ của lực lượng vũ trang Trị Thiên. Chiến khu Hòa Mỹ nằm trong hệ thống liên hoàn của Phân khu Bình Trị Thiên (Hòa Mỹ, Câu Nhi, Ba Lòng) ra Tuyên Hóa, Quảng Bình và Khu IV.
 Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), từ chiến khu này quân và dân ta đã tổ chức đánh tiêu diệt, đẩy lùi nhiều đợt càn quét của giặc. Năm 1967, Hòa Mỹ là nơi đặt cơ sở nghiên cứu bệnh sốt rét ở chiến trường của Giáo sư bác sĩ Đặng Văn Ngữ. 
 Chiên khu Hòa Mỹ nằm trong địa phận xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền là đoạn cuối nhánh đường 71 của đường Hồ Chí Minh trên địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế do trung đoàn công binh Quân khu Trị Thiên thi công năm 1971. Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, là đường tiến công của xe tăng, pháo, cùng các đơn vị bộ binh giải phóng các huyện Bắc Thừa Thiên Huế (3/1975). Hình thành thế bao vây địch trong thành phố Huế tạo điều kiện tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 26/3/1975. 
 Chiến khu Hòa Mỹ đã đi vào văn học với tiểu thuyết nổi tiếng “Tuổi thơ dữ dội” (Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam 1989) của nhà văn Phùng Quán - nguyên là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân) khi ông mới 13 tuổi – câu chuyện kể về cuộc đời của các chiến sĩ nhỏ ở độ tuổi 13 - 14 tuổi trong đội "Thiếu niên trinh sát" của trung đoàn Trần Cao Vân, trong bối cảnh những ngày đầu Huế kháng chiến chống Pháp những năm 40 của thế kỉ XX. Câu chuyện phản ảnh khá sinh động một thời kì lịch sử hào hùng của thiếu niên Thừa Thiên Huế sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). 
 Mặt dù, tiểu thuyết có hư cấu nhưng một số nhân vật là có thật và được lấy từ các đồng đội của nhà văn Phùng Quán với bối cảnh những ngày đầu kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12/1946) trong đó có chiến khu Hòa Mỹ... tiểu thuyết đã được chuyển thể sang điện ảnh với bộ phim cùng tên – “Tuổi thơ dữ dội” (Giải Bông Sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam năm 1990) của đạo diễn Vinh Sơn - Hãng phim Giải Phóng.
 Những ngày khó khăn, gian khổ mà anh dũng trên chiến khu Hòa Mỹ còn được Trung tướng Trần Quý Hai – nguyên Tư lệnh mặt trận Trị  Thiên - Huế tái hiện trong hồi ký “Những ngày khói lửa”.
 Hòa Mỹ đã trở thành địa danh quật cường đi vào lịch sử chiến tranh giữ nước của quân và dân Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến khu Hòa Mỹ ở phía Bắc và chiến khu Dương Hoà ở phía Nam xứng đáng với vai trò là hai căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng quê hương. Ghi nhận những đóng góp to lớn của nhân dân và lực lượng vũ trang Hòa Mỹ nay là xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà nước đã tuyên dương và phong tặng nhân dân và lực lượng vũ trang Hòa Mỹ nay là xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế anh hùng vào ngày 22 tháng 8 năm 1998.
 Về lại Hòa Mỹ 35 năm (1975 – 2010) sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất khó có thể nhận ra mảnh đất này một thời là chiến khu ác liệt, nếu không gặp tượng đài chiến thắng Hòa Mỹ ngay ngã ba thôn Lưu Hiền Hòa, trung tâm xã Phong Mỹ.
 Phong Mỹ hiện nay được hình thành trên cơ sở Chiến khu Hòa Mỹ xưa. Từ Thị trấn Phong Điền, theo tỉnh lộ 15 lên Phong Mỹ chưa đầy 15km, đường nhựa uốn lượn giữa bạt ngàn màu xanh của cao su, tràm, keo đang vào độ khai thác. 
 Cao su đang là cây vàng ở Phong Điền. Quan niệm vùng sâu, vùng xa dường như không còn đối với người dân Phong Mỹ, bởi điện, đường, trường, trạm khang trang như một thị trấn sầm uất. 
 Hòa Mỹ ngày nay không chỉ là điểm đến của các lễ hội hành hương về nguồn, với một số di tích lịch sử như Bia Đồn đất đỏ, Đường 71 – Hồ Chí Minh 
 Tiềm năng du lịch văn hóa, sinh thái lý tưởng như Khe A Dong, Khe Me; tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa Cô, Pa Hy, Vân Kiều; tham quan Khu Bảo Tồn thiên nhiên Phong Điền là tour du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái hấp dẫn cho du khách. Đặc biệt là Khe Me, một dòng suối chảy qua các lèn đá đổ từ núi cao xuống sông Ô Lâu còn hoang sơ. Dòng nước tạo thành những dòng thác trắng xóa đổ từ trên cao xuống các vũng nước trong xanh, mát lạnh. Hai bên suối là cánh rừng nguyên sinh thật là nên thơ.
 Hãy về với Hòa Mỹ - chiến khu xưa để hồi tưởng một thời hào hùng của quê hương và cảm nhận những đổi thay, nét đẹp trên chiến khu xưa – Hòa Mỹ.
 Di tích lịch sử chiến khu Hòa Mỹ sẽ góp phần xứng đáng giáo dục truyền thống cho nhân dân địa phương và thế hệ trẻ hiện nay.
Về nguồn: Hòa Mỹ - chiến khu xưa (3 – 2010) của trường THPT Hai Bà Trưng – Huế
 NGUYỄN VĂN HÒA (GV LỊCH SỬ THPT HAI BÀ TRƯNG – HUẾ)

File đính kèm:

  • docPhung Quan-tuoi tho du doi.doc
Bài giảng liên quan