Quan niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh chiến lược trồng người
Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp "trồng người". Bác là một tấm gương tự học và là nhà giáo dục lớn trong lịch sử Việt Nam. Người đã có công đào tạo nên nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam, những lãnh tụ xuất sắc của Đảng, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta quyết tâm thực hiện thật tốt lời dạy của Người "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".Từ quan điểm về con người đến quan điểm về chiến lược "trồng người" là một bước phát triển hợp logic của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Để thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội thì chiến lược con người phải đi trước một bước. Từ rất sớm, Người đã nêu ra một luận điểm nổi tiếng: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Do đó, "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" (Di chúc). Quan điểm "trồng người" của Hồ Chí Minh rất toàn diện và phong phú, ở mỗi thời kỳ cách mạng, Người nêu ra những yêu cầu khác nhau. Ngay sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu phải kiến thiết nước nhà, trong điều kiện đất nước hơn 90% dân Việt Nam mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: "Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí". Bởi "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Bước vào thời kỳ xây dựng, kiến tạo đất nước, Người chỉ rõ: "Bây giờ xây dựng kinh tế không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tếvăn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu"
Trong Di chúc, Bác viết về trách nhiệm của Đảng đối với thế hệ trẻ: "Đảng ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định quan điểm này. Trong thư gửi ngành giáo dục đào tạo ngày 15-10-1968, Người nhấn mạnh "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng ủy và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới"
Quan niệm TT Hồ Chí Minh chiến lược trồng người? Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp "trồng người". Bác là một tấm gương tự học và là nhà giáo dục lớn trong lịch sử Việt Nam. Người đã có công đào tạo nên nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam, những lãnh tụ xuất sắc của Đảng, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta quyết tâm thực hiện thật tốt lời dạy của Người "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".Từ quan điểm về con người đến quan điểm về chiến lược "trồng người" là một bước phát triển hợp logic của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Để thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội thì chiến lược con người phải đi trước một bước. Từ rất sớm, Người đã nêu ra một luận điểm nổi tiếng: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Do đó, "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" (Di chúc). Quan điểm "trồng người" của Hồ Chí Minh rất toàn diện và phong phú, ở mỗi thời kỳ cách mạng, Người nêu ra những yêu cầu khác nhau. Ngay sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu phải kiến thiết nước nhà, trong điều kiện đất nước hơn 90% dân Việt Nam mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: "Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí". Bởi "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Bước vào thời kỳ xây dựng, kiến tạo đất nước, Người chỉ rõ: "Bây giờ xây dựng kinh tế không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tếvăn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu" Trong Di chúc, Bác viết về trách nhiệm của Đảng đối với thế hệ trẻ: "Đảng ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định quan điểm này. Trong thư gửi ngành giáo dục đào tạo ngày 15-10-1968, Người nhấn mạnh "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng ủy và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới" Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người là một hệ thống chặt chẽ, phong phú, vừa khoa học, vừa cách mạng, là một bộ phận hợp thành của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, một đóng góp quan trọng vào việc làm phong phú triết học về con người của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng cứu dân, cứu nước, tìm một con đường phát triển mới để canh tân đất nước, Hồ Chí Minh đã tìm đến nhiều học thuyết Đông - Tây, trên hết là chủ nghĩa Mác - Lênin, đã học hỏi, tiếp thu, dung hợp, tích hợp, hình thành cho mình một thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng macxít, tạo nền tảng triết học để xây dựng lý luận, đường lối và phương pháp cho cách mạng Việt Nam. Có thể nói, quan điểm về “trồng người” trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện trong suốt cuộc đời cách mạng của Người. Những lời dậy của Người vẫn nguyên giá trị cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau.
File đính kèm:
- CÂU 74.docx