Tài liệu phát triển cho giáo viên
1. Hãy nhớ lại quá trình lao động nghề nghiệp của bạn từ khi tốt nghiệp trường sư phạm đến nay ?
a) Bạn hãy chỉ rõ những thay đổi về chuyên môn (trong phạm vi chuyên môn bạn đã được đào tạo ở trường sư pham) và nghiệp vụ sư phạm của bạn so với thời điểm bạn mới tốt nghiệp trường sư phạm.
Những thay đổi về chuyên môn Những thay đổi về nghiệp vụ sư phạm
b) Bạn hãy nhớ lại và viết hoàn chỉnh các câu dưới đây:
(1). Tôi có những thay đổi về chuyên môn/nghiệp vụ vì:.
.
(2). Tôi có được những thay đổi về chuyên môn/nghiệp vụ bằng cách:.
o viên mang lại những thay đổi cho hệ thống giáo dục (ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô) và cho cá nhân mỗi giáo viên. 2. Phát triển nghề nghiệp giáo viên có những đặc điểm: a) Phát triển nghề nghiệp giáo viên dựa trên xu hướng tạo dựng thay vì dựa trên mô hình chuyển giao; b) Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình lâu dài. c) Phát triển nghề nghiệp giáo viên được thực hiện với những nội dung cụ thể d) Phát triển nghề nghiệp của giáo viên liên quan mật thiết với những thay đổi/cải cách trường học. đ) Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò giúp/hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng những lý thuyết và thực tiễn sư phạm và giúp họ phát triển sự thành thạo trong nghề. e) Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình cộng tác. g) Phát triển nghề nghiệp giáo viên được thực hiện và thể hiện rất đa dạng và có thể rất khác biệt ở những bối cảnh khác nhau. Tóm tắt 3 Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là một kiểu cấu trúc (các thành tố và mối quan hệ giữa chúng) để vận hành các hoạt động cần thiết nhằm gia tăng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Có nhiều cách xác định mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên tùy theo tiêu chí được sử dụng để phân loại. Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên được thiết kế và vận hành nhằm tạo những cơ hội để giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân. Cơ hội phát triển nghề nghiệp giáo viên có thể được tạo ra bởi chính giáo viên hoặc bởi giáo viên cùng những người ủng hộ quan điểm phát tiển liên tục nghề nghiệp giáo viên. Người giáo viên sẽ gặt hái được những thành công theo nhiều cách khác nhau bằng việc tham gia các nhiệm vụ mà giáo viên quan tâm hay thực hiện những thay đổi đối với các hoạt động mà giáo viên thường xuyên phải thực hiện. Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên thúc đẩy và hộ trợ việc phát triển nghề nghiệp giáo viên từ khi họ bắt đầu sự nghiệp đến khi họ về hưu. Trên thực tế, các mô hình được sử dụng phối hợp và có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với hệ thống nơi mô hình được thực hiện. Tóm tắt 4 1. Nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp giáo viên rất đa dạng vì tính phức tạp của bản thân vấn đề. Hơn nữa, vấn đề lại được xem xét qua lăng kính văn hóa/giáo dục khác nhau. 2. Những xu hướng chính trong nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp giáo viên là: - Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề nghiệp giáo viên; - Nghiên cứu hỗ trợ cho các hoạt động thực tiễn để phát triển nghề nghiệp giáo viên; - Nghiên cứu cải tiến các lỹ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp cho giáo viên; - Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp giáo viên như là một yêu cầu của tiến trình thay đổi. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Viết ra những mong muốn của bạn đối với sự phát triển nghề nghiệp của bản thân Điều bạn mong muốn đạt được: b. Những hỗ trợ (từ phía tổ chức và đồng nghiệp) mà bạn mong muốn để đạt được kết quả đã xác định ở trên: Xác định hoạt động cho từng mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên dưới đây Một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên Các hoạt động của mô hình Tập huấn Cá nhân tự định hướng phát triển Mạng lưới giáo viên trong hướng dẫn đồng nghiệp Giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới Thực hiện các nghiên cứu trong lớp học Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1. Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là một kiểu cấu trúc (các thành tố và mối quan hệ giữa chúng) để vận hành các hoạt động cần thiết nhằm gia tăng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, tạo những cơ hội để giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân. 2. Cơ hội phát triển nghề nghiệp giáo viên có thể được tạo ra bởi chính giáo viên hoặc bởi giáo viên cùng những người ủng hộ quan điểm phát tiển liên tục nghề nghiệp giáo viên. Người giáo viên sẽ gặt hái được những thành công theo nhiều cách khác nhau bằng việc tham gia các nhiệm vụ mà giáo viên quan tâm hay thực hiện những thay đổi đối với các hoạt động mà giáo viên thường xuyên phải thực hiện. Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên thúc đẩy và hộ trợ việc phát triển nghề nghiệp giáo viên từ khi họ bắt đầu sự nghiệp đến khi họ về hưu. Trên thực tế, các mô hình được sử dụng phối hợp và có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với hệ thống nơi mô hình được triển khai. 3. Có nhiều mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên. Các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên được sử dụng phổ biến là: Mô hình cá nhân tự định hướng phát triển Mô hình tham gia vào quá trình đổi mới Mô hình thực hiện các nghiên cứu trong lớp học Mô hình tập huấn Mô hình mạng lưới giáo viên trong hướng dân đồng nghiệp Tóm tắt 4 1. Nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp giáo viên rất đa dạng vì tính phức tạp của bản thân vấn đề. Hơn nữa, vấn đề lại được xem xét qua lăng kính văn hóa/giáo dục khác nhau. 2. Những xu hướng chính trong nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp giáo viên là: - Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề nghiệp giáo viên; - Nghiên cứu hỗ trợ cho các hoạt động thực tiễn để phát triển nghề nghiệp giáo viên; - Nghiên cứu cải tiến các lỹ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp cho giáo viên; - Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp giáo viên như là một yêu cầu của tiến trình thay đổi. HOẠT ĐỘNG 4 KHÁI NIỆM HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN b/ Bạn đã được đồng nghiệp và tổ chuyên môn hỗ trợ giải quyết những khó khăn đó như thế nào KHÁI NIỆM HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG 3 : KHÁI NIỆM HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1. Hướng dẫn (mentoring) là quá trình tác động có chủ định của chủ thể hướng dẫn đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu phải thực hiện (mục tiêu do người đó tự đặt ra hoặc được đặt ra từ bên ngoài nhưng người đó phải đạt được). 2. Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên được xem xét với tư cách là một chương trình hoạt động (hoặc các dịch vụ) của nhà trường làm cho việc phát triển nghề nghiệp được thực hiện thông qua công việc lâu dài và liên tục, đáp ứng kịp thời với nhu cầu của giáo viên ngay trong quá trình dạy học và giáo dục. Hiệu quả của hướng dẫn đồng nghiệp được thể hiện qua những thay đổi của đồng nghiệp được hướng dẫn trong hoạt động dạy học và giáo dục của họ 3. Giáo viên vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên. Trong nhà trường, giáo viên giỏi/có kinh nghiệm cùng với các cán bộ quản lý trường học là người hướng dẫn cho đồng nghiệp của mình, đặc biệt là các đồng nghiệp trẻ. Những người này cần hướng dẫn cho đồng nghiệp để giúp họ phát triển cả về chuyên môn và nghiệp vụ. HOẠT ĐỘNG 4 YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP Tóm Tắt nội dung chính của hoạt động 1. Người hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp giáo viên phải là người tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp ; có uy tín trong nghề nghiệp và khả năng tạo được sự tin tưởng của đồng nghiệp.Hiểu được nguyện vọng của đồng nghiệp, mức độ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp (biết được đồng nghiệp làm gì, làm như thế nào trong dạy học và giáo dục học sinh) ; thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp dựa trên cái đồng nghiệp cần. Có thái độ thông cảm, có kỹ năng động viên, thúc đẩy đồng nghiệp ; biết đưa ra nhiều lựa chọn để đồng nghiệp quyết định và làm cho đồng nghiệp biết họ phải làm gì để hoạt động nghề nghiệp của họ tốt hơn so với hiện tại. 2. Mặc dù là người có nhiều kinh nghiệp nghề nghiệp, tuy nhiên, người hướng dẫn đồng nghiệp không phải là một nhà thông thái. Vì vậy, bạn cần biết giới hạn của mình trong hướng dẫn đồng nghiệp. Nếu giới hạn của bạn là hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng nghiệp thì hãy dừng lại ở phạm vi đó, đừng lan man sang lĩnh vực khác mà bạn không quen. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP Thông tin về người hướng dẫn Họ tên: Chuyên môn: Thâm niên công tác: Điểm mạnh: Thông tin về người được hướng dẫn Họ tên: Chuyên môn: Thâm niên công tác: Sơ bộ đánh giá đặc điểm: Mục tiêu và nội dung hướng dẫn (rõ ràng, khả thi cho những bài cụ thể) Mục tiêu Nội dung hướng dẫn Kế hoạch cụ thể (chi tiết, cụ thể,bám sát chu trình hướng dẫn đồng nghiệp) Thời gian Địa điểm Nội dung Tìm kiếm sự ủng hộ (về cơ chế chính sách, về sự đồng thuận, về chuyên môn, về cơ sở vật chất) Đối tượng Bằng cách nào Hiệu trưởng Cán bộ Dự kiến khó khăn và cách khắc phục (các khó khăn khách quan và chủ quan gặp phải trong quá trình hướng dẫn đồng nghiệp) Khó khăn Cách khắc phục HOẠT ĐỘNG 5 LẬP KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1. Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là quá trình chuẩn bị cho những thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp bằng việc ấn định trước các phương án hoạt động của đồng nghiệp hoặc của người hướng dẫn và đồng nghiệp trong tương lai. Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là một quá trình, bao gồm các giai đoạn (lập kế họach, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch) và những bước đi cụ thể trong từng giai đoạn. 2. Giai đoạn lập kế hoạch tạo ra sản phẩm là những văn bản kế hoạch để người hướng dẫn có thể triển khai trong thực tiễn. Văn bản kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp giúp người hướng dẫn có được những thông tin cần thiết về: - Vấn để cần ưu tiên trong hướng dẫn đồng nghiệp là gì? - Giải quyết vấn đề đó nhằm đạt đến mục tiêu gì? khi nào thì đạt được? - Những hoạt động nào cần triển khai để có thể hướng dẫn được đồng nghiệp? - Những nguồn lực nào cần khai thác để thực hiện được các hoạt động nói trển? 3. Các bước trong giai đoạn lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là: - Phân tích vấn đề - Xác định các mục tiêu cần đạt - Xác định các đầu ra - Xác định các hoạt động - Dự toán các yếu tố đầu vào - Phê duyệt kế hoạch.
File đính kèm:
- Tai lieu PHAT CHO HOC VIEN.doc