Tài liệu tập huấn Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm

MỤC LỤC

PHÂN I. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG

TÂM LÀ GÌ?

2

I. Khái niệm sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm 2

II. Mục đích ý nghĩa của cách sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm

trung tâm

3

III. Sựkhác nhau giữa cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh

hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm

3

PHẦN II. THẾ NÀO LÀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO

HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

15

I. Công tác chuẩn bị để đổi mới sinh hoạt chuyên môn 15

II. Điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học

sinh làm trung tâm 16

III. Các giai đoạn đổi mới sinh hoạt chuyên môn 18

IV. Các bước thực hiện của một buổi sinh hoạt chuyên môn 18

PHẦN III. MỘT SỐ KỸ THUẬT THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN

MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 25

I. Một sốkỹthuật quan sát giờ 25

II. Một sốkỹthuật chụp ảnh và quay video khi dựgiờ 27 III. Một sốkỹthuật chủtrì sinh hoạt chuyên môn 27

IV. Một sốkỹthuật thiết kếbài học 30

pdf37 trang | Chia sẻ: ledaTS7oQ | Lượt xem: 5157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
thay đổi ngữ liệu, phương pháp dạy học, 
giáo viên có thể điều chỉnh thời gian, tăng thời lượng cho hoạt động/bài học 
phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở địa phương, đảm bảo học 
sinh thực sự hiểu bài trên lớp. Tuy nhiên, giờ học không nên kéo dài quá 50-
60 phút, trong trường hợp bài quá khó, nhiều nội dung có thể chia bài học 
thành 2 tiết dạy… 
• Thông thường trong các lớp học ở vùng dân tộc, học sinh có nhiều trình độ 
nhận thức khác nhau, vì vậy nhóm thiết kế cần đảm bảo các hoạt động dạy 
học, các nội dung dạy học phù hợp cho từng nhóm đối tượng này. 
2. Cách thiết kế bài học 
Trước khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần xác định những kiến thức 
mà học sinh đã biết liên quan đến bài học và những kiến thức mới cần được 
hình thành ở học sinh để thiết kế các hoạt động cho phù hợp. Giáo viên 
không nên dạy lại những kiến thức học sinh đã biết mà cần tạo điều kiện cho 
học sinh tự khám phá, phát hiện, hình thành kiến thức mới trên cơ sở kiến 
thức đã biết. Điều này tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người 
học, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Giờ học sẽ 
sinh động, học sinh hứng thú, kiến thức mới được xây dựng trên nền tảng 
kiến thức đã biết trở nên dễ hiểu, bền vững, nhớ lâu. 
2.1. Cách xác định mục tiêu bài học 
• Mục tiêu bài học là kết quả mà giáo viên kỳ vọng học sinh đạt được sau khi 
học. Dựa vào mục tiêu, giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh và 
thiết kế các hoạt động sao cho đạt được mục tiêu đề ra. 
• Mục tiêu của bài học được xác định dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng và 
trình độ nhận thức thực tế của học sinh trong lớp, trong trường sao cho phù 
hợp, khả thi. 
• Mục tiêu bài học cần cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng bắt đầu bằng các động từ. Ví 
dụ, Học sinh: đọc được…; viết được…; phát âm được… nêu được… kể 
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 33 
được…; làm được…; phân biệt được… Không nên xác định một cách chung 
chung theo cách cũ: giúp học sinh hiểu được…, nắm được… 
• Nếu trong lớp có nhiều học sinh có trình độ khác nhau, giáo viên cần đưa ra 
các mục tiêu học cụ thể cho từng nhóm. 
2.2. Chuẩn bị 
Đồ dùng dạy học 
• Đồ dùng dạy học của giáo viên. 
• Đồ dùng học tập của học sinh. 
Phương pháp/kỹ thuật dạy học 
Các phương pháp, kỹ thuật dạy học sẽ áp dụng khi thực hiện bài học. Ví dụ, hoạt 
động nhóm đôi, hoạt động cá nhân, kỹ thuật khăn phủ bàn, sơ đồ tư duy, trò 
chơi… 
Chuẩn bị ngữ liệu 
• Điều chỉnh ngữ liệu, ví dụ khi học các vần “in”,”ay”, “ếp”: “đèn pin” thay 
bằng “số chín” hoặc “máy bay” thay bằng “cánh tay” hoặc “đèn xếp” thay 
bằng “nhà bếp” hay “xếp hàng”… 
• Dự kiến các từ cần giải nghĩa và cách giải nghĩa ví dụ, trăng khuyết, hiếu 
thảo, yêu mến… thông qua tranh ảnh, hành động trực quan, tiếng mẹ đẻ 
2.3. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Các hoạt động dạy học có thể thiết kế trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm, kết nối, khám phá, thực hành, vận dụng nhằm phát huy tính tích cực, 
sáng tạo của học sinh theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể 
của hoạt động, giáo viên là người tổ chức, định hướng các hoạt động. 
a) Hoạt động trải nghiệm, kết nối, khám phá 
Hoạt động trải nghiệm, kết nối, khám phá nhằm mục đích khuyến khích học sinh 
huy động/tái hiện những kiến thức, kỹ năng/kinh nghiệm đã có liên quan đến 
kiến thức của bài học mới giúp học sinh hứng thú tích cực tham gia xây dựng, 
phát hiện kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã có. 
b) Hoạt động thực hành 
Hoạt động thực hành là hoạt động tổ chức cho học sinh khám phá, vận dụng kiến 
thức mới của bài học và rèn luyện kỹ năng theo nội dung của bài học. Trong 
hoạt động này giáo viên có thể áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích 
cực (nhóm, cá nhân, cặp đôi, kỹ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy…). 
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 34 
• Môn Toán: thực hành rèn luyện kỹ năng tính toán. 
• Môn Tiếng Việt: thực hành kỹ năng nghe-nói-đọc-viết. 
• Môn tự nhiên và Xã hội: thực hành kỹ năng nhận biết, phân biệt, phân loại… 
c) Hoạt động ứng dụng 
Hoạt động này nhằm củng cố kiến thức/kỹ năng mới thông qua việc ứng dụng 
vào đời sống thực tế/bối cảnh xung quanh/tình huống cụ thể giúp cho kiến thức 
mới được hình thành một cách vững chắc. 
Bài dạy minh họa là nội dung quan trọng, là trọng tâm của buổi sinh hoạt chuyên 
môn cho tất cả giáo viên cùng tham gia, quan sát học tập rút kinh nghiệm để áp 
dụng vào thực tế đạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Đồng 
thời, cũng chính là động lực thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học 
sinh làm trung tâm và cập nhật những nội dung đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo. Vì vậy, khi thiết kế bài dạy minh họa cần cập nhật những chủ trương yêu 
cầu đổi mới nội dung, phương pháp để giáo viên tiếp cận, học tập, rút kinh 
nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa phương. Như vậy, sinh hoạt 
chuyên môn giúp cho mỗi giáo viên tìm ra cái mới để học tập và áp dụng. Khi 
kết quả học tập của học sinh từng bước được cải thiện thì đó chính là nguồn 
động viên khuyến khích giáo viên không ngừng đổi mới, năng lực chuyên môn 
ngày càng phát triển, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Sinh hoạt 
chuyên môn trở thành một hoạt động thực sự có ý nghĩa thu hút sự tham gia tích 
cực của tất cả mọi giáo viên và cán bộ quản lý khi nó được thực hiện đúng mục 
đích, quy trình hướng dẫn trên. 
MẪU BẢNG QUAN SÁT LỚP HỌC 
Tên GV: Ngày: 
Khối: Thời gian: 
Lớp: Trình độ: 
Người quan sát: Số HS: 
Hướng dẫn: Trong mỗi phần dưới đây, hãy đánh dấu (x) vào các hoạt động và 
hành vi quan sát được và bỏ trống các ô không quan sát được. Đưa ra xếp hạng 
của mình cho các hành vi. Điền vào phần trống phía dưới các ví dụ cụ thể về các 
hoạt động để minh họa đặc điểm hoặc chứng minh xếp hạng của bạn. 
Phương pháp dạy học đa dạng và có nhịp độ 
Giáo viên: 
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 35 
____ sử dụng hơn một (01) cách thức dạy học 
____ hút HS tham gia vào hoạt động hoặc thảo luận 
____ ngăn các HS lấn át bạn khác trong hoạt động /thảo luận 
____ giúp HS mở rộng đáp án 
____ định hướng hoạt động thảo luận 
____ giải quyết mâu thuẫn hoặc khác biệt về ý kiến 
____ thể hiện khả năng lắng nghe tích cực 
____ đưa ra hướng dẫn mạch lạc cho các nhiệm vụ học tập tích cực (lý do, thời 
gian, sản phẩm) 
____ phân bố đủ thời gian để HS hoàn thành các nhiệm vụ (VD: hoạt động 
nhóm) 
____ chỉ ra cụ thể các nhận xét nhiệm vụ học tập (nếu có) 
____ tạo cơ hội và thời gian để HS thực hành. 
Nêu ví dụ về hoạt động hoặc hành vi của GV minh họa cho phần xếp hạng 
ở trên: 
Tổ chức 
Giáo viên: 
____ đến lớp đúng giờ 
____ liên hệ nội dung bài học với bài cũ hoặc tạo cơ hội cho HS thực hiện 
____ giới thiệu mục tiêu, kết quả bài học 
____ Giới thiệu tổng quan hoặc cấu trúc bài học 
____ biết cách sử dụng thiết bị dạy học hiện đại cần thiết 
____ chuẩn bị đầy đủ tài liệu cho bài học 
____ có câu chuyển ý giữa các phần của bài học 
____ tuân thủ cấu trúc bài dạy đã giới thiệu 
____ truyền đạt được mục đích của mỗi hoạt động hoặc nhiệm vụ 
____ hoàn thành nội dung bài học theo kế hoạch 
____ tạo cơ hội cho hS thực hiện tổng hợp nội dung bài học theo từng phần và 
khi kết thúc bài học 
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 36 
Nêu ví dụ về hoạt động hoặc hành vi của GV minh họa cho phần xếp hạng ở 
trên: 
Kỹ năng trình bày 
Giáo viên: 
____ đảm bảo cho tất cả HS sinh đều nghe rõ 
____ sử dụng từ ngữ dễ hiểu hoặc minh họa bằng hình ảnh đối với HS 
____ sử dụng từ ngữ khó hiểu đối với HS 
____ thay đổi giọng điệu để nhấn mạnh và thu hút sự chú ý 
____ nói với tốc độ vừa đủ để HS có thể hiểu hoặc ghi chép 
____ thực hiện và duy trì sự giao tiếp bằng mắt 
____ tránh phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu, slide trình chiếu hoặc văn bản 
____ tránh cách thể hiện cầu kỳ, khó hiểu 
____ sử dụng hiệu quả giáo cụ trực quan (vào thời điểm thích hợp để củng cố 
khái niệm: chữ viết dễ đọc, các slide trình chiếu rõ ràng) 
____ sử dụng không gia lớp học hiệu quả 
Nêu ví dụ về hoạt động hoặc hành vi của GV minh họa cho phần xếp hạng ở 
trên: 
Tính rành mạch 
Giáo viên: 
____ đưa ra nội dung giảng dạy chính xác về lĩnh vực chuyên môn 
____ liên hệ các nghiên cứu mang tính thời đại trong lĩnh vực 
____ xác định rõ nguồn, quan điểm và tài liệu làm căn cứ trong lĩnh vực chuyên 
môn 
____ truyền đạt thông tin về quá trình lập luận phía sau hoạt động hoặc/và khái 
niệm 
Nêu ví dụ về hoạt động hoặc hành vi của GV minh họa cho phần xếp hạng ở 
trên: 
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 37 
Kiến thức chuyên môn 
Giáo viên: 
____ đưa ra nội dung giảng dạy chính xác về lĩnh vực chuyên môn 
____ liên hệ các nghiên cứu mang tính thời đại trong lĩnh vực 
____ xác định rõ nguồn, quan điểm và tài liệu làm căn cứ đa dạng trong lĩnh vực 
chuyên môn 
____ truyền đạt thông tin về quá trình lập luận phía sau hoạt động hoặc/và khái 
niệm 
Nêu ví dụ về hoạt động hoặc hành vi của GV minh họa cho phần xếp hạng ở 
trên: 
Tương tác thầy-trò 
Giáo viên: 
____ tôn trọng và lắng nghe ý hiểu hoặc khó hiểu của HS 
____ mời HS tham gia và đưa ra nhận xét 
____ cư xử với HS, ví dụ: gọi tên HS 
____ đưa ra phản hồi trong từng giai đoạn 
____ tập hợp ý kiến của HS trước lớp 
____ sử dụng cách củng cố tích cực (không phạt hoặc làm HS xấu hổ trước lớp) 
Nêu ví dụ về hoạt động hoặc hành vi của GV minh họa cho phần xếp hạng ở 
trên: 
Các chỉ số khi quan sát năng lực 
Phân loại HS theo cột thích hợp trên thang điểm từ mức độ thấp đến cao (rất 
thấp- trung bình-cao-rất cao) 
Anh/chị không cần quan sát và đánh giá mọi yếu tố của mỗi năng lực. Tuy 
nhiên, việc quan sát một nhóm năng lực (ví dụ: các năng lực xã hội của một HS) 
cần thu thập thông tin về ít nhất là hai năng lực nổi trội (ví dụ, “làm việc tập thể” 
và “ứng xử trong bối cảnh đa dạng”). 

File đính kèm:

  • pdfTai lieu sinh hoat CM lay HS lam trung tam.pdf
Bài giảng liên quan