Tài liệu tập huấn Khoa học sư phạm ứng dụng

A. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

A1.

TÌM HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

I. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì?

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, PP quản lý, chính sách mới của GV, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục. Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.

 

doc70 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn Khoa học sư phạm ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ác bảng, biểu đồ, không nên để người đọc phải tự phán đoán ý nghĩa của các bảng, biểu đồ.
Sử dụng thống nhất một cách trích dẫn cho toàn bộ văn bản (ví dụ: APA). 
 Các báo cáo nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này thường rất cô đọng và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với độc giả. Những báo cáo không theo nguyên tắc này thường lan man. Kết quả là, người đọc sẽ mất tập trung vào các vấn đề trọng tâm của nghiên cứu. Dưới đây là một số lỗi thường gặp trong các báo cáo Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
Phần
Lỗi phổ biến
Giới thiệu
Vấn đề nghiên cứu không được trình bày hoặc diễn đạt rõ ràng. Người đọc phải cố gắng suy đoán để tìm ra vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu không đo các dữ liệu để trả lời các vấn đề nghiên cứu.
Phân tích dữ liệu và Bàn luận
Phần bàn luận không tập trung vào các vấn đề nghiên cứu và không căn cứ vào kết quả phân tích dữ liệu.
Kết luận, khuyến nghị
Không tóm tắt các kết quả trả lời cho vấn đề nghiên cứu.
Người nghiên cứu bàn về một vấn đề mới không gắn với vấn đề NC.
Các khuyến nghị nêu ra không dựa trên các kết quả nghiên cứu.
Trong những trường hợp này, người nghiên cứu đã quên mất mục đích của phần kết luận là nhấn mạnh các kết quả quan trọng của nghiên cứu nhằm tạo ấn tượng sâu sắc hơn với người đọc.
C. LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHSPƯD
Lập kế hoạch là sự khởi đầu của NCKHSPƯD. 
Kế hoạch NCKHSPƯD giúp người nghiên cứu lần lượt đi theo các bước của NCKHSPƯD.
Bảng C.1. Kế hoạch Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bước
Hoạt động
1. Hiện trạng
1. Mô tả vấn đề trong việc dạy học, quản lý hoặc hoạt động hiện tại của nhà trường
2. Liệt kê các nguyên nhân gây ra vấn đề
3. Lựa chọn một hoặc hai nguyên nhân muốn thay đổi
2. Giải pháp thay thế
1. Tìm hiểu lịch sử vấn đề (xem vấn đề NC đã được giải quyết ở một nơi khác hoặc đã có giải pháp tương tự liên quan đến vấn đề chưa)
2. Thiết kế giải pháp thay thế để giải quyết vấn đề
3. Mô tả quy trình và khung thời gian thực hiện giải pháp thay thế. 
3. Vấn đề NC
Xây dựng các vấn đề NC và giả thuyết NC tương ứng
4. Thiết kế
1. Lựa chọn 1 trong các thiết kế sau:
- KT trước và sau tác động với nhóm duy nhất
- KT trước và sau tác động với các nhóm tương đương
- KT trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên
- KT sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên
- Thiết kế cơ sở AB/đa cơ sở AB
2. Mô tả số HS trong nhóm thực nghiệm/đối chứng
5. Đo lường
1. Thu thập dữ liệu nào (nhận thức, hành vi, thái độ)? 
2. Sử dụng công cụ đo/bài KT (bình thường trên lớp hay thiết kế đặc biệt)?
3. Kiểm chứng độ giá trị bằng cách nhờ GV khác hoặc chuyên gia 
4. Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp chia đôi dữ liệu sử dụng công thức Spearman-Brown hoặc kiểm tra nhiều lần 
Phân tích
dữ liệu
Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp:
- T-test độc lập
- T-test theo cặp
- Mức độ ảnh hưởng
- Khi bình phương test
- Hệ số tương quan
7. Kết quả
Trả lời cho các câu hỏi:
- Kết quả đối với từng vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không? 
- Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?
- Tương quan giữa các bài KT như thế nào?
Lưu ý: Trong bước lập kế hoạch, GV - người nghiên cứu có thể chưa điền nội dung của mục này vì chưa thu thập được dữ liệu.
Bằng việc liệt kê tất cả các hoạt động cần thiết trong mỗi bước, bạn đã hoàn tất việc lập kế hoạch NCKHSPƯD. Từ đó, người NC có thể tự tin hơn về thành công của nghiên cứu. 
Ví dụ về kế hoạch NCKHSPƯD được trình bày trong Bảng C.2.
Tên đề tài: Nâng cao kết quả đọc hiểu của HS thông qua các câu chuyện được cá nhân hóa 
Bảng C.2. Ví dụ về Kế hoạch NCKHSPƯD (Bracken (1992))
Bước
Hoạt động
1. Hiện trạng
1. HS lớp 4 cảm thấy việc đọc hiểu SGK rất khó. Kết quả là điểm kiểm tra không như mong muốn. 
2. Các câu chuyện không hấp dẫn.
2. Giải pháp thay thế
1. Đổi tên các nhân vật trong truyện thành tên HS và các thành viên trong gia đình HS. Dự đoán kết quả là HS cảm thấy các câu chuyện thú vị hơn. 
2. Yêu cầu HS cung cấp tên các thành viên trong gia đình và bạn bè của các em.
3. Khi đọc các câu chuyện, HS sẽ nhắc đến tên các thành viên trong gia đình. GV tổ chức 6 bài dạy như thế trong 1 tháng.
3. Vấn đề NC
Giả thuyết NC
Những câu chuyện được cá nhân hóa có nâng cao kết quả đọc hiểu của HS không?
Có, nó giúp nâng cao kết quả đọc hiểu của HS
4. Thiết kế
Chỉ kiểm tra sau tác động với nhóm ngẫu nhiên
Nhóm
Tác động
KT sau tác động
TN (N=30)
X
O1
ĐC (N = 33)
--
O2
5. Đo lường
1. Kết quả KT của HS trả lời 5 câu hỏi nhiều lựa chọn và 5 câu trả lời ngắn. 
2. Bài KT tương tự như các bài KT thường trên lớp.
3. Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài KT sau TĐ với 2 GV khác
4. Kiểm chứng độ tin cậy bằng cách chấm điểm nhiều lần do 2 GV khác đảm nhiệm.
6. Phân tích dữ liệu
Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và mức độ ảnh hưởng
7. Kết quả
Kết quả đối với mỗi vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không? 
Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?
Chú ý: Chưa có dữ liệu 
B5. Đánh giá đề tài NCKHSPƯD
1. Mục đích
 Đánh giá đề tài NCKHSPƯD là đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài, khẳng định giải pháp tác động là phù hợp có hiệu quả. Tuỳ thuộc vào kết quả của đề tài có thể phổ biến cho giáo viên trong trường, trong huyện, trong tỉnh hoặc giáo viên toàn quốc tham khảo và áp dụng. Đồng thời qua đánh giá, GV/CBQL và đồng nghiệp có cơ hội nhìn lại quá trình, rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác D&H/ QLGD và công tác nghiên cứu, tìm ra hướng giải quyết mới cho vấn đề nghiên cứu tiếp theo, góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục ở các địa phương nói riêng cả nước nói chung.
2. Cách tổ chức đánh giá 
- Trong thời gian tới đây, NCKHSPƯD sẽ là hoạt động thường xuyên của giáo viên được thực hiện ở các phạm vi khác nhau trong môn học, lớp học, trường học, cấp học. Tuỳ thuộc vào cấp độ quản lý để tổ chức đánh giá . Ví dụ:
 - Ở trường phổ thông do Hội đồng chuyên môn tổ chức đánh giá
 - Ở trường sư phạm do Hội đồng khoa học của trường tổ chức đánh giá 
. 
- Hội đồng đánh giá, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá để đánh giá, xếp loại đề tài. Những đề tài có kết quả tốt cần được biểu dương, khen ngợi kịp thời, coi đây là một tiêu chí quan trọng để xếp loại giáo viên giỏi, giáo viên có thành tích xuất sắcĐồng thời động viên, khuyến khích GV/CBQL tích cực chuẩn bị cho các nghiên cứu tiếp theo. Phổ biến kết quả cho GV trong trường và các trường khác học tập, áp dụng. 
3. Công cụ đánh giá đề tài NCKHSPƯD
 Công cụ đánh giá các đề tài NCKHSPƯD được xây dựng nhằm giúp cho GV/CBQL có đủ cơ sở để đánh giá các đề tài NCKHSPƯD của đồng nghiệp, đồng thời GV/CBQL người thực hiện nghiên cứu có cơ sở tự đánh giá đề tài nghiên cứu của chính mình. Trên cơ sở đó tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm, thúc đẩy hoạt động NCKHSPƯD ngày một hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
PHỤ LỤC 3: MẪU KẾ HOẠCH NCKHSPƯD
Tên đề tài:
Người NC:
Tổ chức:
Bước
Hoạt động
1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu
Giả thuyết NC
4. Thiết kế
5. Đo lường 
6. Phân tích dữ liệu
7. Kết quả
PHỤ LỤC 4: MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NCKHSPƯD
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
1. Tên đề tài:
2. Những người tham gia thực hiện:
STT
Họ và tên
Cơ quan công tác
Trình độ 
chuyên môn
Môn học phụ trách
Nhiệm vụ trong nhóm nghiên cứu
1
2
4
5
5
3. Họ tên người đánh giá: 4. Đơn vị công tác:
5. Ngày họp:...................................................................6. Địa điểm họp:.......... 
7. Ý kiến đánh giá : 
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
Nhận xét
 I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
80
1. Tên đề tài
(Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động)
4
2. Tóm tắt tổng quát
(Tóm lược cô đọng về thông tin cơ sở, mục đích, quy trình và kết quả nghiên cứu trong khoảng 150 đến 200 từ)
5
3. Giới thiệu 
3.1. Hiện trạng
- Mô tả chủ đề/hoạt động đang được thực hiện (gọn, rõ, đúng trọng tâm).
- Đánh giá việc thực hiện chủ đề/hoạt động đó cho đến thời điểm hiện tại.
- Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng.
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.
15
4
3.2. Giải pháp thay thế
(Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế)
3
3.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
(Nêu được 3 nghiên cứu gần đây về đề tài)
3
3.4. Vấn đề nghiên cứu
(Trình bày rõ ràng)
3
3.5. Giả thuyết nghiên cứu
(Trình bày rõ ràng)
2
4. Phương pháp
4.1. Khách thể nghiên cứu
(Mô tả rõ ràng đối tượng học sinh tham gia vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng)
21
3
4.2. Thiết kế
(Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu)
5
4.3. Quy trình
(Các hoạt động NC được thực hiện đảm bảo tính logic, khoa học)
5
4.4. Đo lường
- Xây dựng công cụ và thang đo để thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị 
8
5. Phân tích kết quả và bàn luận
5.1. Trình bày kết quả
(Mô tả dữ liệu đã được xử lý bằng bảng và biểu đồ, tập trung trả lời cho các vấn đề nghiên cứu)
15
5
5.2. Phân tích dữ liệu
(Trình bày thuyết phục và sâu sắc)
5
5.3. Bàn luận 
(Trả lời rõ tất cả các vấn đề nghiên cứu)
5
6. Kết luận và khuyến nghị
6.1. Kết luận
(Ngắn gọn, đủ thông tin, rõ ràng, mạch lạc)
5
3
6.2. Khuyến nghị
(Cụ thể và khả thi)
2
7. Minh chứng cho đề tài nghiên cứu – Phụ lục KHBH, bài kiểm tra, băng hình, thang đo, dữ liệu thô...)
(Đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục)
10
8. Trình bày báo cáo
8.1. Văn bản viết
(Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp)
5
3
8.2. Báo cáo kết quả trước hội đồng
(Rõ ràng, mạch lạc)
2
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ 
CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
20
1. Vấn đề nghiên cứu
(Có ý nghĩa, mang tính thực tiễn)
5
2. Các kết quả nghiên cứu
(Giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục)
5
3. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
(Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương pháp, chiến lược...)
5
4. Áp dụng các kết quả
(Triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế)
5
Tổng cộng
100
Đánh giá
o Tốt (Từ 86–100 điểm) o Khá (Từ 70-85 điểm) o Đạt (50-69 điểm) o Không đạt (< 50 điểm)
Ngày.. tháng năm
(Ký tên)

File đính kèm:

  • docTAI LIEU TAP HUAN.doc
  • pptA. Tong quan ve NCKHƯD.ppt
  • pptB1. Xac dinh de tai nghien cuu.ppt
  • pptB2. Lua chon thiet ke nghien cuu.PPT
  • pptB3. Thu thap du lieu nghien cuu.ppt
  • pptB4. Phan tich du lieu.ppt
  • pptB5. Bao cao de tai nghien cuu.ppt
  • rarBAI TAP cai may hoc vien.rar
  • docBảng A1 khung nghien cuu.doc
  • docbang ket qua phép kiểm chứng t-test.doc
  • pptC.Lap ke hoach NC.ppt
  • pptD. Đánh giá đề tài NCKHSPƯD.ppt
  • doclap ke hoach NCKHSPUD.doc
  • doctai lieu NCKHSPUD File word.doc
  • xlsThuc hanh tinh toan.xls
Bài giảng liên quan