Tài liệu tập huấn nghiệp vụ Báo cáo viên

Để phục vụ việc học tập cũng như trang bị cẩm nang hoạt động cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền miệng của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức biên soạn và giới thiệu tài liệu “Tập huấn nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền miệng”.

Thực hiện chương trình công tác giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên. Căn cứ Chỉ thị số 33 - CT/TU, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”. Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở về vai trò, tầm quan trọng của công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng. Trang bị những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Để phục vụ việc học tập cũng như trang bị cẩm nang hoạt động cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền miệng của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức biên soạn và giới thiệu tài liệu “Tập huấn nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền miệng”. Với các nội dung sau:

 

doc34 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn nghiệp vụ Báo cáo viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 bắt đầu tiến hành chọn mẫu theo nguyên tắc cứ cách một số người nhất định, chọn một người. Thí dụ cách 20 lấy 1 chẳng hạn, còn cách bao nhiêu là tuỳ thuộc vào số lượng mẫu cần lấy và số lượng của bản danh sách liệt kê. Ví dụ, nếu cần lấy 300 người trong một tổng thể gồm 1.500 người thì cứ cách 5 người lấy 1 người. Cách lấy mẫu này thuận tiện trong trường hợp tổng thể có số lượng ít.
Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Phân tập hợp gốc thành các tầng lớp có đặc trưng cơ bản mà chúng ta quan tâm giống nhau. Tất cả các tầng đều được lấy làm căn cứ cho sự lấy mẫu tiếp theo. Mỗi tầng cần chọn ngẫu nhiên lấy một lượng người sao cho tỷ lệ trong mẫu của mỗi tầng lớp tương đương với tỷ lệ của tầng đó trong tập hợp chính.
Lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm: (cluster sampling) Trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên phân cụn, đầu tiên tập hợp gốc được phân thành các tiểu tập hợp hoặc các cụm có tính loại trừ lẫn nhau và có khả năng bao quát được tất cả mọi thành viên trong tập hợp gốc. Mẫu được lập ở đây nếu chỉ dừng lại ở chỗ là một tập hợp các cụm được lựa chọn ra từ tổng thể các cụm của tập hợp gốc theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên, đơn giản. Đó là mẫu ngẫu nhiên theo cụm một giai đoạn. Nếu tiếp tục thêm một giai đoạn nữa, cụ thể là từ mẫu ngẫu nhiên theo cụm một giai đoạn, một mẫu khác với tư cách là một tập hợp các thành viên được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ các cụm của mẫu ngẫu nhiên theo cụm một giai đoạn thì chúng ta sẽ có mẫu ngẫu nhiên theo cụm hai giai đoạn.
Hình thức phổ biến của cách lấy mẫu theo cụm là cách lấy mẫu theo vùng. Trong cách lấy mẫu theo vùng các cụm được cấu thành từ các cùng địa cư như làng, xã, huyện, khu nhà, khu phố
Cách lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm có hai ưu điểm lớn: Thứ nhất là nó dễ thực hiện, thứ hai là nó có chi phí thấp. Trong rất nhiều trường hợp, chỉ có thể lập được các khung lấy mẫu theo các cụm chứ không phải theo các thành viên của tập hợp gốc. Cách lấy mẫu theo cụm có một số hạn chế: mẫu được lập ra theo cách lấy mẫu này không có độ chính xác cao, ngoài ra thiết lập các cụm có cấu trúc nội tại đa dạng là công việc rất khó, các kết quả thống kê ở đây cũng khó tính toán và khó giải thích.
Sự khác nhau cơ bản giữa cách lấy mẫu theo cụm và cách lấy mẫu phân tầng là ở chỗ trong cách lấy mẫu theo cụm chỉ có một nhóm các cụm được lựa chọn, còn trong cách lấy mẫu phân tầng, tất cả các tầng đều được lấy làm căn cứ cho sự lấy mẫu tiếp theo. Hai cách lấy mẫu trên cũng khác nhau về mục đích. Mục đích của sự lấy mẫu theo cụm là tăng hiệu quả của mẫu bằng cách giảm chi phí. Mục đích của cách lấy mẫu phân tầng là tăng độ chính xác. Cơ sở để hình thành các cụm đối lập với cơ sở để hình thành các tầng là tính đồng nhất và tính đa dạng. Các thành viên trong một cụm cần phải đa dạng, song các cụm lại cần phải đồng nhất với nhau. Nói một cách lý tưởng, mỗi cụm cần phải là một nấc đại diện nhỏ của tập hợp gốc. Trong cách lấy mẫu theo cụm khung lấy mẫu chỉ cần thiết đối với các cụm được lựa chọn để đưa vào mẫu.
Hình thức phổ biến của cách lấy mẫu theo cụm là cách lấy mẫu theo vùng. Trong cách lấy mẫu theo vùng, các cụm được cấu thành từ các vùng đại cư như làng, xã, huyệnn, khu nhà, khu phố
Cách lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm có hai ưu điểm lớn: thứ nhất là nó dễ thực hiện, thứ hai là nó có chi phí thấp. Trong rất nhiều trường hợp, chỉ có thể lập được các khung lấy mẫu theo các cụm chứ không phải theo các thành viên của tập hợp gốc. Cách lấy mẫu theo cụm có một số hạn chế: mẫu được lập ra theo cách lấy mẫu này không có độ chính xác cao, ngoài ra, thiết lập các cụm có cấu trúc nội tại đa dạng là công việc rất khó, các kết quả thống kê ở đây cũng khó tính toán và khó giải thích.
Lấy mẫu ngẫu nhiên theo nhiều nấc. Trong trường hợp tổng thể có số lượng lớn, người ta thường sử dụng cách lấy mẫu này.
Nấc thứ nhất: phân tổng thể thành các nhóm theo một cơ sở phân chia nhất định. Lập bảng đanh sách các đơn vị được phân chia. Tiến hành lấy một số nhóm theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Các nhóm này hợp thành mẫu của nấc thứ nhất.
Nấc thứ hai: mẫu của nấc thứ nhất lại tiếp tục được phân thành những nhóm nhỏ hơn. Theo bản danh sách liệt kê các nhóm đã được phân chia ở bước này tiến hành lấy mẫu của nấc thứ hai (lấy một số nhóm nhất định theo nguyên tắc ngẫu nhiên). Nếu ở đây, chúng ta chỉ tiến hành lấy mẫu theo 3 nấc thì nấc thứ ba sẽ là nấc lấy mẫu cuối cùng. Ở bước này, chúng ta lập danh sách tất cả các thành viên của mẫu ở nấc thứ hai. Trên cơ sở này chúng ta tiến hành lấy mẫu cuối cùng cũng theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Có thể lấy một một ví dụ về cách chọn mẫu này. Chẳng hạn, chúng ta muốn tiến hành một cuộc điều tra về thái độ của nông dân đối với tình trạng mê tín, dị đoan ở một địa phương nào đó. Mẫu điều tra dự định là 2.000 hộ nông dân. Ở đây mẫu được lấy theo ba nấc. Nấc thứ nhất: phân tỉnh thành các đơn vị huyện. Theo bản liệt kê các huyện của tỉnh đó chúng ta tiến hành lấy mẫu của nấc thứ nhất (lấy một số huyện theo nguyên tắc ngẫu nhiên). Nấc thứ hai: các huyện đã được chọn ở nấc thứ nhất tiếp tục được phân chia theo đơn vị xã. Lập bản danh sách liệt kê tất cả các xã của huyện trong mẫu của nấc thứ nhất. Lấy mẫu của nấc thứ hai bao gồm một số xã nhất định theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Nấc thứ ba: Lập danh sách các hộ nông dân trong mẫu của nấc thứ hai, theo bản dan sách này lấy 2.000 hộ theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Như vậy, chúng ta đã có mẫu cần thiết.
Cách lấy mẫu không theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Cách lấy mẫu này cũng rất đa dạng, đòi hỏi người nghiên cứu phải có trình độ phân tích các đặc điểm xã hội, tâm lý - xã hội của tổng thể. Ở đây chỉ giới thiệu một trong những cách lấy mẫu thuộc loại này mà chúng ta thường gọi là lấy mẫu theo điển hình. Để tiến hành lấy mẫu điển hình, trước hết, chúng ta cần phải phân tổng thể ra thành các nhóm khác nhau theo những tiêu chuẩn hoặc cơ sở nhất định. Sau khi đã phân nhóm xong mẫu được chọn, bằng cách lấy ra từ mỗi nhóm một số đối tượng điển hình (tiêu biểu, đại diện cho nhóm để nghiên cứu). Cách lấy mẫu này nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng thực rất khó. Ở bước phân nhóm đòi hỏi chúng ta phải xác định được các cơ sở (tiêu chuẩn) để phân nhóm. Các cơ sở đó phải là các đặc điểm xã hội, tâm lý - xã hội có thể ảnh hưởng lớn đến thái độ phán xét, đánh giá của các thành viên trong tổng thể. Các đặc điểm ấy có thể là các đặc điểm giai tầng (công nhân, nông dân, trí thức), các đặc điểm địa lý, lãnh thổ (đồng bằng, trung du, miền núi), các đặc điểm hoạt động (trực tiếp sản xuất, không trực tiếp sản xuất), các đặc điểm nhận thức (trình độ học vấn cao - thấp), hoặc các đặc điểm giới tính, lứa tuổi Có những vấn đề, thái độ khác nhau trong tổng thể được quyết định bởi những giai tầng, song vẫn có vấn đề, thái độ phán xét khác nhau trong tổng thể lại do các đặc điểm khác quy định chứ không phải do các đặc điểm giai tầng (các đặc điểm khác ấy có thể là đặc điểm giới tính, lứa tuổi chẳng hạn ).
Trong trường hợp đặc điểm giai tầng quyết định chúng ta có thể phân tổng thể thành các nhóm như: 1. Công nhân; 2. Nông dân; 3. Trí thức; 4. Các thành phần khác. Chúng ta lấy từ mối nhóm trên đây một vài cơ sở có tính điển hình (đại diện cho đa số các cơ sở trong mỗi nhóm), số lượng các thành viên của mỗi nhóm trong mẫu phải tỷ lệ thuận với số lượng của nhóm đó trong tổng thể, như vậy, chúng ta đã có một mẫu điển hình. Sự phân nhóm không phải là một mà là từ hai trở lê. Thí dụ, nếu thái độ phán xét của các thành viên trong tổng thể do hai đặc điểm giai tầng và địa lý - lãnh thổ (đồng bằng, trung du, miền núi) quy định thì tổng thể cần được phân thành các nhóm như: 1. Công nhân miền núi; 2. Công nhân miền xuôi; 3. Công nhân miền trung du; 4. Nông dân miền núi; 5. Nông dân miền xuôi; 6. Nông dân vùng trung du; 7. Trí thức vùng núi; 8. Trí thức vùng đồng bằng; 9. Trí thức vùng trung du; 10. Các thành phần khác vùng núi; 11. Các thành phần khác vùng đồng bằng; 12. Các thành phần khác vùng trung du. Đặc điểm xã hội, tâm lý - xã hội cần tính toán để phân chia tổng thể là do người nghiên cứu trên cơ sở kinh nghiệm và sự phân tích của mình nêu ra. Các lấy mẫu này có thể dễ bị sai lệch vì nhiều khi giả định về sự liên hệ giữa các đặc điểm xã hội, tâm lý mà người nghiên cứu đưa ra với thái độ của người trả lời là không đúng.
d. Phần thực địa
Sau khi xây dựng xong phiếu câu hỏi và mẫu điều tra, chúng ta phải triển khai bước tiếp theo là tiếp xúc với đối tượng trên thực địa, phỏng vấn hoặc phát phiếu, hướng dẫn đối tượng trả lời và thu hồi phiếu.
Qúa trình thực địa gồm những công việc: lựa chọn, huấn luyện, phân công, giám sát các cán bộ đi thực địa, đánh giá chất lượng công tác thực địa.
đ. Xử lý phiếu điều tra
Khâu này gồm những công việc: giám định phiếu hỏi (kiểm tra toàn bộ các phiếu hỏi thu được xem có hoàn chỉnh và đảm bảo chất lượng hay không); Hiệu chỉnh phiếu hỏi (để sửa chữa các câu trả lời không đạt yêu cầu, chúng ta có thể dùng các biện pháp: gửi trả lại nơi thực địa để trả lời lại; tự ấn định các giá trị đã bị bỏ sót theo các nguyên tắc khoa học và loại trừ các phiếu câu hỏi không đạt yêu cầu); Nhập và lấy kết quả trên máy vi tính.
e. Viết báo cáo.
Trước hết là viết dự thảo báo cáo. Sau khi có dự thảo báo cáo cần tổ chức hội thảo để xin ý kiến góp ý cảu các chuyên gia. Có những cuộc điều tra phải tiến hành nhiều cuộc hội thảo nhằm đóng góp cho dự thảo báo cáo mới ra được báo cáo chính thức.
___________________________________________________ 
Qua 30 năm thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 03-8-1977 của Ban Bí thư (khoá IV) “Về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng” và 10 năm thực hiện Thông báo số 71-TB/TW, ngày 07-6-1997 của Thường vụ Bộ Chính trị (khoá VIII) “Về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng”, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã có bước phát triển, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong từng thời kỳ, góp phần tăng cường sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân, sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. 
MỤC LỤC
Ý kiến của bạn 
Gửi cho bạn bè 
In bài này 

File đính kèm:

  • docTÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BÁO CÁO VIÊN NĂM 2009.doc