Tham luận Về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong việc dạy- học môn Địa lí trường THCS

 Thực hiện công văn số 38/PGD & ĐT- THCS về việc hội thảo đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học ở một số môn khoa học xã hội nhân văn như:

 Ngữ văn.

 Lịch sử.

 Địa lí.

 Giáo dục công dân.

 Nội dung cần đổi mới kiểm tra theo hướng hạn chế ghi nhớ máy móc, khuyến khích ra các dạng đề mở để phát huy năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh.

 Thực hiện kế hoạch của nhà trường , tổ chuyên môn chúng tôi đã tiến hành hội thảo và đi đến thống nhất như sau:

ppt15 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong việc dạy- học môn Địa lí trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tham luận-----về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giátrong việc dạy- học môn địa lí Trường T.H.C.S***Tổ khoa học Sinh Địa trường THCS Nghĩa Xuân	Thực hiện công văn số 38/PGD & ĐT- THCS về việc hội thảo đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học ở một số môn khoa học xã hội nhân văn như: 	Ngữ văn.	Lịch sử.	Địa lí.	Giáo dục công dân.	Nội dung cần đổi mới kiểm tra theo hướng hạn chế ghi nhớ máy móc, khuyến khích ra các dạng đề mở để phát huy năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh.	Thực hiện kế hoạch của nhà trường , tổ chuyên môn chúng tôi đã tiến hành hội thảo và đi đến thống nhất như sau: Công tác chỉ đạo* Công tác chỉ đạo của trường: - Đầu năm thông báo các quy định hướng dẫn cách cho điểm của các môn học. - Triển khai cho các tổ ra đề kiểm tra chất lượng đầu năm, ngân hàng đề một tiết và học kì. - Chuyên môn chỉ đạo các tổ kiểm tra thẩm định chất lượng đề và đáp án.* Công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn: - Chỉ đạo GV bám hướng dẫn về quy chế cho điểm của bộ môn mình. - Bám chuẩn chương trình để ra đề kiểm tra sát chương trình sát đối tượng (Đối với kiểm tra viết hình thức kiểm tra thường xuyên, đề thường có hai phần trác nghiệm và tự luận)  - Các nhóm trưởng chịu trách nhiệm thẩm định đề và đáp án. GV có trách nhiệm chỉnh sửa.(nếu cần trước khi kiểm tra) 2. Tình hình thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá bộ môn địa lí ở trường THCS Nghĩa Xuân - Hình thức kiểm tra: +)Tiến hành đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá: Kiểm tra miêng, viết, bài tập, phiếu hỏi, viết báo cáo ngắn gọn ..., kết hợp đánh giá của GV và đánh giá của HS . +) Đối với kiểm tra miệng không nhất thiết phải đánh giá đầu giờ ( hỏi bài cũ mà cần tiến hành đánh giá qua hoạt động xây dựng bài mới và củng cố bài học)- Nội dung kiểm tra: Tuỳ thuộc thời gian của loại bài kiểm tra; 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kì mà lựa chọn các nôi dung phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng đảm bảo đánh giá theo 3 mức độ. Nhận biết, thông hiểu , vận dụng.- Trong đề kiểm tra nội dung một tiết chú trọng tới các câu hỏi tư duy chiếm khoảng 40%, kiểm tra kĩ năng 40%, câu hỏi tái hiện 20%. Có câu hỏi để phân loại học sinh. - GV xây dựng các tiêu chí đánh giá và công khai hoá các tiêu chí này khi đánh giá giúp HS có khả nặng tự đánh giá bài mình và bài bạn và giám sát việc đánh giá của GV. 3. Một số kinh nghiêm nhằm nâng cao hiệu quả việc kiểm tra đánh giá trong dạy học địa lí: a) Cần xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra đánh giá hợp lí, khoa học.  Việc thiết kế đề kiểm tra phù hợp đóng vai trò cực kì quan trọng, tác động trực tiếp và tức thời đến nội dung phương pháp dạy học của thấy và trò, chất lượng của việc kiểm tra đánh gía phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế đề thi, đáp án và biểu điểm, cụ thể: - Đề kiểm tra phải đảm bảo tính hợp lí, phù hợp với nội dung và mục đích của chương trình, phù hợp với mục đích của mỗi lần kiểm tra, đánh giá. - Đề kiểm tra phải đạt độ khó cần thiết và đánh giá được các đối tượng học sinh. - Đề chú ý đến năng lực tư duy độc lập tạo hứng thú học tập cho HS.. - Đề kiểm phải có tính thực tiễn. - Sử dụng nhiều đề khác nhau (trong một lớp học, một lần kiểm tra có từ 3 đến 4 đề khác nhau như vẫn đảm bảo mức độ ngang nhau) như vậy sẽ tránh được hiện tượng học sinh quay cóp, các em sẽ xây dựng được ý thức tự lập và phát huy độ tư duy cao.b . Hướng dẫn và tao điều kiện để HS có khả năng tự đánh giá:  - Tổ chức cách thức đánh giá: cùng cấp đáp án biểu điểm - Tổ chức HS chấm chéo bài của nhau ( của cá nhân hoặc của nhóm) hoặc tự chấm bài của mình. - Kiểm tra miệng có thể tiến hành: Đầu tiết học ( hỏi bài cũ ) trong bài mới hoặc củng cố bài học. Khi kiểm tra nên có sự tham gia nhận xét , đánh giá, cho điểm của HS đối vời phần trả lời của bạn hoặc tự nhận xét đánh giá phần trả lời của mình. c . Cần hướng dẫn phương pháp và kĩ năng làm bài kiểm tra cho HS: - Đọc kĩ đề -> đẻ tránh làm bài lạc đề  - Câu dễ nên làm trước  - Đối với câu trắc nghiệm cần chú ý đến ý nhiễu ( ý gần giống nhau) - Đối với loại câu nhận xét bảng số liệu, cần khai thác triệt để các số liệu đã cho, nhận xét theo hành động để so sánh đối tượng này với đối tượng khác ( Thường dùng từ cao, thấp. Lớn hoạc nhỏ, nhiều hoặc ít...), nhận xét theo hàng ngang, nếu là năm thì tăng hay giảm. Giải thích được lí do của các vấn đề trên - Đối với câu vẽ biểu đồ: phải suy nghĩ để lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp, chẳng hạn: 	Biểu đồ thể hiện cơ cấu, nếu 2 năm trở lại nhất thiết phải vẽ biểu đồ hình tròn và nhớ các quy ước khi vẽ biểu đồ hình tròn; nếu 2- 3 năm vẽ biểu đồ cột chồng; 4 - 5 trở lên thì vẽ biểu đồ miền hoặc đường biểu diễn...; 	Lưu ý: Khi vẽ biểu đồ cơ cấu nếu đề ra cho số liệu tuyệt đối như : Tỉ đồng, triệu người hoặc tấn... phải xử lí số liệu chuyển về số liệu tương đôí ( %)...... d . Xây dựng câu hỏi tự luận theo hướng phát triển tư duy cho HS: + Căn cứ vào mục tiêu chương trình mà lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, thực tế, để xây dựng câu hỏi tự luận cho có hiệu quả.  + Các câu hỏi được xây dựng theo hướng phát huy tính tích cực, khuyến khích tư duy độc lập sáng tạo của HS. Hạn chế sử dụng các câu hỏi, HS có thể chép nguyên văn SGK. + Câu hỏi phải phù hợp với trình độ HS của từng lớp trong khối . e . Đối với loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 	Nên chọn những câu hỏi hấp dẫn, đối với HS trung bình và yếu, kém nên có câu hỏi đơn giản không đánh đố; đối với HS khá giỏi câu hỏi phải có độ tư duy cao, HS làm được để lấy điểm tối đa, khi dùng loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần lưu ý: - Tránh không sử dụng loại câu trả lời tất cả các đáp án trên. - Phải đảm bảo rằng chỉ có 1 phương án lựa chọn đúng. - Tránh các loại câu trắc nghiệm đánh đố nhằm đánh lừa HS ( đặc biệt là đối tượng HS yếu kém). - Tránh loại câu hỏi nhiều lựa chon phức tap. - Cần có câu hỏi liên hệ thực tế.g) Hàng kì, hành năm cần xây dựng ngân hàng đề, bởi vì việc xây dựng ngân hàng đề có tổ chức, có kế hoạch, có nghiên cứu, có thẩm định, sẽ đảm bảo sát chương trình, sát đối tượng, hạn chế sai sót. Với việc thực hiện hình thức, nội dung kiểm tra đánh giá trên bộ môn địa lí, nhà trường đã đánh giá, phân loại được HS, kích thích được tính độc lập, sáng tạo, động viên khích lệ được HS gây hứng thú học tập phát huy tính tích cực của HS góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học tập của của bộ môn khoa học này. 4 . Một vài kiến nghị :  - Đối với đề kiểm tra viết 1 tiết hoặc học kì cần có phần trắc nghiệm khách quan ( từ 1 - 2 điểm), với loại câu hỏi dễ để HS yếu, kém, đặc biệt là HS yếu về viết để có cơ hội ghi thêm điểm. - Đối với việc ra đề kiểm tra học kì, để tránh tình trạng học lệch, học tủ, thì đề kiểm tra cần đề cập nhiều nội dung chương trình , không tập trung vào một phần hay một chương. Trên đây là một số ý kiến tham luận của tổ KH sinh địa trường THCS Nghĩa Xuân. Trong trình bày chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót kính mong đồng nghiệp góp ý xây dựng để tham luận có chất lượng tốt hơn. 

File đính kèm:

  • pptTham luËn.ppt
Bài giảng liên quan