Tham Luận Về Việc Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Thúc Đẩy Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Giáo Dục Công Dân Cấp THCS

• Từ góc nhìn của một GV dạy môn GDCD ở trường phổ thông cấp THCS

• Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD

• Tôi xin trình bày 3 vấn đề sau :

• I, Nhận thức về vấn đề đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS môn GDCD

• II, Vài nét về thực trạng đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THCS hiện nay

• III, Những kiến nghị , đề xuất về việc đổi mới KTĐG

 

ppt13 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham Luận Về Việc Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Thúc Đẩy Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Giáo Dục Công Dân Cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tham luận
về việc đổi mới kiểm tra đánh giá Người trình bày: Vũ Vân GV Đông Triềuthúc đẩy đổi mới PPDH môn GDCD cấp THCSTừ góc nhìn của một GV dạy môn GDCD ở trường phổ thông cấp THCSVới mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD Tôi xin trình bày 3 vấn đề sau :I, Nhận thức về vấn đề đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS môn GDCD II, Vài nét về thực trạng đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THCS hiện nay III, Những kiến nghị , đề xuất về việc đổi mới KTĐG I, Nhận thức về vấn đề đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh môn GDCD 1,Một là : Chúng ta đang ở giai đoạn sôi động và nhiều thách thức của sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và việc thực hiện thay sách ở cấp THCS bộ môn GDCD nói riêng. Kể từ năm học 2002-2003 đến năm học 2005- 2006 ở các lớp 6,7,8,9 việc đổi mới đồng bộ ở tất cả các khâu đã thực sự là một cuộc cách mạng và hiện nay nó vẫn được bàn luận rất sôi nổi ... Nhưng ở đây chỉ xin được đề cập đến vấn đề đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh đã thúc đẩy đổi mới PPDH môn GDCD cấp THCS . 2,Hai là : Trong một quy trình dạy học thì KTĐG được coi là khâu cuối cùng của hoạt động dạy học và đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh lại là một trong những khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông . Thực sự đổi mới KTĐG tạo động lực thúc đẩy đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn , bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục của môn học , cấp học 3,Ba là : Kiểm tra đi liền với đánh giá để thực hiện mục đích phát hiện kịp thời những ưu , nhược điểm của học sinh trong quá trình nhận thức , rèn luyện kĩ năng , biểu hiện thái độ, phát triển tình cảm , niềm tin ở học sinh ... để kịp thời có những biện pháp uốn nắn , điều chỉnh cho phù hợp với từng học sinh .KTĐG không chỉ nhằm mục tiêu đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động lĩnh hội kiến thức mà nó là biện pháp kích thích hoạt động nhận thức của học sinh ... nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng và như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng , hiệu quả của hoạt động dạy học . Vì vậy , ở đây KTĐG được coi là một PPDH ,hơn nữa còn là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. 4,Bốn là: Đánh giá là một khâu quan trọng trong giảng dạy . Đánh giá một mặt để giáo viên có được thông tin phản hồi về mức độ mà học sinh đã đạt được so với mục tiêu nêu ra . Giáo viên có thể có thông tin về PPDH mình đã áp dụng là hợp lí hay chưa để kịp thời điều chỉnh ; học sinh cũng biết được mức độ đạt được về kiến thức , kĩ năng , thái độ của mình so với mục tiêu để điều chỉnh cách học cho phù hợp với yêu cầu bộ môn . Rõ ràng , việc đổi mới KTĐG làm đổi mới cách dạy , cách học . Qua KTĐG những thông tin cần thiết được cung cấp để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học II, Vài nét về thực trạng đổi mới KTĐG ở trường THCS hiện nay 1, Việc KTĐG học sinh đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung , hình thức tổ chức theo hướng phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh , khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức ,kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế , làm bộc lộ những thái độ , cảm xúc của học sinh trước những vấn đề của đời sống 2, Ơ bộ môn GDCD đã thực hiện tốt 3 yêu cầu , 4 hình thức KTĐG qua KTTX, KTĐK, và KTHK + 3 yêu cầu : – Sự hiểu biết của học sinh về nội dung các giá trị của bài học ( chuẩn các giá trị đạo đức hoặc pháp luật ) - _ Hình thành kĩ năng ( hành vi hoạt động ) _ Sự phát triển các xúc cảm , tình cảm , niềm tin , có thái độ rõ ràng trước các sự việc hiện tượng đạo đức , pháp luật của bản thân và những người xung quanh Hướng tới hình thành ở học sinh tính thống nhất giữa nhận thức , tình cảm và hành động , giúp củng cố và tăng cường ý thức rèn luyện ở học sinh + 4 hình thức : – Kiểm tra trên lớp ( như các môn học khác )- Quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học , ngoài giờ học - Kết hợp sự đánh giá , nhận xét của các LLGD khác ( GVCNL, CB Đội , TTHS , CMHS ...)- Tự đánh giá của bản thân học sinh 3, Ơ các khối lớp 6,7,8,9 đã đổi mới hình thức KTĐG một cách linh hoạt , không máy móc ...- Qua bài viết - Qua xử lí tình huống - Qua trắc nghiệm - Qua sản phẩm hoạt động ( sưu tầm , sáng tác , vẽ tranh ... ) 4, Tuy nhiên cũng phải thừa nhận trên thực tế việc KTĐG kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông cấp THCS còn phiến diện , mới chỉ chú trọng cho điểm mà ít đánh giá bằng lời , bằng nhận xét ; có một thói quen khá phổ biến : chấm bài kiểm tra , giáo viên chỉ chú trọng cho điểm , ít có những lời phê chỉ rõ ưu điểm , khuyết điểm của học sinh khi làm bài và không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học ; bổ sung lỗ hổng kiến thức , kĩ năng làm bài ... thái độ ... giúp đỡ riêng học sinh kém , bồi dưỡng học sinh giỏi .Nhiều giáo viên chưa đặt vấn đề này ở tầm quan trọng đúng mức ( như nhiều môn học khác không có thời gian cần thiết giành cho việc trả bài ) , khi chấm xong thì giáo viên trả bài và học sinh cũng chỉ quan tâm đến điểm số của bài kiểm tra ... Bởi vậy , vấn đề đặt ra là giáo viên nhất thiết phải đánh giá kết quả học tập chung của cả lớp , nhận xét ưu , nhược điểm và đặc biệt lưu ý học sinh về những sai sót trong khi làm bài kiểm tra để tránh trong những lần sau .III, Những kiến nghị , đề xuất ... 1, Đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KTĐG nói riêng là một quá trình lâu dài nhưng đây là một điều kiện quan trọng để phát triẻn PPDH tích cực hoá người học . Chừng nào việc KTĐG chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động , sách vở thì chưa thể phát triển học tập tích cực , nâng cao khả năng suy luận , phán đoán của học sinh . Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy , tôi mong muốn vô cùng hình thức kiểm tra “ mở “ với học sinh ... đến chừng đó sẽ ít đi rất nhiều thái độ sai của học sinh trong làmbài kiểm tra ...Cũng không chỉ đánh giá kết quả nhận thức và thực hành mà cần coi trọng đánh giá quá trình đạt tới kết quả đó . Bởi vì chính quá trình này mới thực sự chứa đựng nhu cầu , động cơ , tình cảm và ý chí cá nhân của học sinh . 2, Với yêu cầu đào tạo lớp người năng động , việc KTĐG phải có những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về cả nội dung hình thức tổ chức theo hướng phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức , kĩ năng đã học vào tình huống thực tế ... đánh giá phải toàn diện , khách quan , chính xác . Đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh đã được thực hiện trong suốt quá trình dạy học : KTTX, KTĐK, nhưng trước hết cần tập trung thực hiện thông qua KTHK kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận như đã thực hiện rất hiệu quả từ năm học 2002-2003 ; không nên bỏ phần KTTN ở đề KTHK như học kì I năm học 2008-2009 vừa qua . Bởi lẽ : ai cũng nhận thấy thế mạnh của KTTN là kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức với diện rộng , bao quát hơn cả chương trình học , KTTL là giành cho những vấn đề trọng tâm của chương trình ở các học kì , có thể tỉ lệ kết hợp giữa TN và TL là 3/7 với các lớp 6,7 ; 2/8 với các lớp 8,9 ; và có nên để điểm KTHK hệ số 3 như hiện nay để tính điểm trung bình môn ? Có như vậy mới góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phương pháp học tập môn GDCD cho học sinh , không phải chỉ học thuộc lòng nội dung các khái niệm , các chẩn mực là được mà phải biết liên hệ NDBH với thực tiễn cuộc sống , vận dụng tri thức , kĩ năng đã được trang bị qua bài học và huy động vốn kinh nghiệm sống của bản thân để giải quyết vấn đề , tình huống đạo đức , pháp luật góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh ,  3, Các câu hỏi trắc nghiệm đã tạo điều kiện để học sinh bộc lộ được các năng lực của bản thân , giúp rèn luyện phương pháp tự học để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục suốt đời . Ngoài mục tiêu giáo dục cho học sinh các chuẩn mực đạo đức và kiến thức pháp luật của người công dân , môn GDCD còn tích hợp nhiều nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho các công dân trẻ tuổi về kĩ năng sống . Vì vậy cần hết sức coi trọng KTĐG việc thực hành , áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày , đối chiếu với những yêu cầu , chuẩn mực mà bài học đã đặt ra , có sự điều chỉnh uốn nắn và tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với học sinh ,giúp các em từng bước trưởng thành IV, Thay cho lời kết Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo và tập huấn về đánh giá , trong đó có đánh giá bằng trắc nghiệm . Bởi vậy trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này , tôi chỉ xin lưu ý rằng : mỗi loại trắc nghiệm có một hiệu quả khác nhau và không nên bỏ trong đề KTHK . Công tác đổi mới KTĐG những năm vừa qua đã thực sự là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH môn GDCD nhưng vẫn cần phải chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa để kết quả học tập của học sinh được KTĐG một cách toàn diện , khách quan và chính xác  đảm bảo sự công bằng cho người học . Xin cảm ơn các quý vị đã chú ý lắng nghe và kính chúc sức khoẻ , hạnh phúc 

File đính kèm:

  • pptTham luan doi moi KTDG mon GDCD.ppt
Bài giảng liên quan