Thiết kế sơ đồ cho bài dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
1. Phác thảo nguồn kiến thức:
1.1. Những kiến thức, kỹ năng cần đạt qua bài dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Qua việc khai thác giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giáo viên (GV) giúp học sinh (HS) hiểu được tính cách cương trực, trọng công lý, “thấy sự gian tà thì không thể chịu được” của nhân vật Ngô Tử Văn.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm tự sự thuộc thể loại truyện truyền kì. Do vậy, điều cần thiết trong quá trình giảng dạy tác phẩm là giúp cho HS nắm bắt được nội dung truyện, thấy được ý nghĩa của một số sự kiện, chi tiết tiêu biểu, hiểu được tính cách nhân vật chính, từ đó tìm hiểu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt, qua bài học này, GV cần rèn luyện cho HS kỹ năng nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ.
1.2. Nội dung bài học:
1. 2.1. Tác giả:
Nguyễn Dữ người Gia Phúc, Hồng Châu (nay thuộc tỉnh Hải Dương) sống vào khoảng thế kỉ XVI, chưa rõ năm sinh, năm mất. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật
au yếu tố kì ảo là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với những bất công, ngang trái và khát vọng phá bỏ bất công, vươn lên tìm hạnh phúc của con người. - Thể loại: Truyền kì là một loại truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. 1.2.3. Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trong Truyền kì mạn lục): - Tóm tắt truyện: Vì muốn trừ hại cho dân, Tử Văn đốt đền (đền thờ viên Bách hộ họ Thôi, một bộ tướng của Mộc Thạnh đã tử trận làm yêu làm quái trong dân gian ). Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và dọa sẽ kiện đến Diêm vương. Thổ công nói cho Tử Văn biết sự thật về bản chất của viên Bách hộ họ Thôi và dặn chàng nói sự thật trước Diêm Vương. Sau đó, Tử Văn bị bắt xuống Vương phủ. Mặc dù bị tên Bách hộ họ Thôi vu vạ, Diêm vương uy hiếp, đe dọa nhưng Tử Văn vẫn bình tỉnh, đấu tranh giành sự công bằng. Cuối cùng viên Bách hộ họ Thôi bị trừng trị, Tử Văn được làm phán sự đền Tản Viên. - Chủ đề: Truyện đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn- một trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. - Phân tích: + Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn: Tính cách của Tử Văn: “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được”, “là một người cương trực”, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Tính cách này được thể hiện qua một số chi tiết: Đốt đền để trừ hại cho dân, không khiếp sợ trước lời đe dọa của hung thần, gan dạ trước bọn quỉ Dạ Xoa và cảnh đáng sợ ở cõi âm, cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng. Sự chiến thắng của Tử Văn được thể hiện rõ ở chỗ chàng đã trừ nạn, đem lại an lành cho dân, diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, phục hồi danh vị cho Thổ thần, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên. → Sự chiến thắng của Tử Văn có ý nghĩa khẳng định: chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà; đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân. + Ngụ ý phê phán của truyện: Đối tượng phê phán trước hết là hồn ma của viên Bách hộ họ Thôi. Hắn là tên xảo trá, gian ác. Trước Tử Văn, hắn tự xưng là cư sĩ, dùng nguyên lí của đạo nho để buộc tội Tử Văn, lấy oai linh của quỷ thần để hăm dọa. Hắn lừa gạt cả thánh thần, ngoan cố vu tội cho Tử Văn. Khi thấy tình thế bất lợi, hắn lập lờ cho qua. Khi sống là kẻ giặc đi cướp nước, khi chết là kẻ cướp đền. Ngoài ra, truyện còn phơi bày những bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác thì sung sướng, kẻ lương thiện thì chịu oan ức; thánh thần cũng tham ô, bao che cho cái ác. + Yếu tố kỳ ảo và nội dung hiện thực của truyện: Truyện sử dụng nhiều chi tiết kỳ ảo như: kể chuyện thần linh, ma quỷ; đốt đền xong, Tử Văn phát bệnh; viên Bách hộ bị đày xuống Cửu U; quỷ sứ đến bắt Tử Văn đi; Tử Văn về nhà mới biết mình chết được hai ngày; Tử Văn sống lại rồi không bệnh mà mất, thành phán sự đền Tản viên Nội dung hiện thực: Thể hiện qua lai lịch nhân vật: Tử Văn (tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang), viên Bách hộ (bộ tướng Mộc Thạch), qua không gian, thời gian cụ thể: cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang xâm chiếm, vùng Yên Dũng, Lạng Giang thành chiến trường → Tác giả xây dựng được cốt truyện với những xung đột giàu kịch tính, cách kể chuyện sinh động, yếu tố kỳ ảo kết hợp với yếu tố hiện thực tạo cho truyện sức hấp dẫn. + Ý nghĩa giáo dục của truyện: Tác phẩm là lời khuyên về nhân cách của kẻ sĩ, con người chân chính không nên uốn mình, phải sống cương trực, ngay thẳng. Sự cứng cỏi, lòng can đảm trước những cái xấu, cái ác là thái độ ứng xử tích cực cần được coi trọng. 2. Dự kiến phương pháp, phương tiện dạy học: - Kết hợp đàm thoại, phát vấn và diễn giảng nhằm giúp HS tiếp cận những kiến thức của bài học. - Sử dụng biểu bảng, sơ đồ tóm tắt truyện và sơ đồ tư duy bài học giúp cho HS nhanh chóng xác định những nội dung quan trọng của bài học, hình thành tư duy lôgich, suy luận, xây dựng bài học. 3. Thiết kế sơ đồ, biểu bảng: Từ việc xác định những kiến thức, kỹ năng cần đạt qua bài dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và dự kiến phương pháp, phương tiên dạy học. Chúng tôi tiến hành thiết kế sơ đồ, biểu bảng. Đối với bài dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, chúng ta có thể thiết kế ba sơ đồ, biểu bảng sau: 3.1. Biều bảng tìm hiểu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục: Vài nét vê tác giả Nguyễn Dữ Quê quán? .. Thời đại? . . Các ý khác? .. .. Vài nét về tác phẩm Truyền kì mạn lục Thời gian ra đời? .. Nội dung chính? . Thể loại? . .. * Thời gian, thời điểm sử dụng biểu bảng: Biểu bảng trên được sử dụng khi tìm hiểu tác giả, tác phẩm. GV đưa ra biểu bảng và yêu cầu HS tìm thông tin để hoàn thành biểu bảng. Ngoài ra, GV có thể sử dụng biểu bảng trên như một phiếu học tập. Tức là, GV đưa phiếu bài tập (chúng tôi sẽ trình bày sau đây) và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và điền thông tin vào những chỗ trống. Thời gian sử dụng biểu bảng trên lớp khoảng 5 phút. Phiếu bài tập: PHIẾU BÀI TẬP Bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Yêu cầu: Học sinh tìm hiểu và hoàn tất các thông tin trong biểu bảng sau: Vài nét vê tác giả Nguyễn Dữ Quê quán? .. Thời đại? . . Các ý khác? .. .. Vài nét về tác phẩm Truyền kì mạn lục Thời gian ra đời? .. Nội dung chính? . Thể loại? . .. Họ tên học sinh thực hiện:.. Lớp:. * Ý nghĩa của sơ đồ: - Đối với GV: Tiết kiệm thời gian trong việc giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục. Giúp HS tự tìm hiểu tác giả, tác phẩm, qua đó dễ dàng tiếp cận tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. - Đối với HS: Nắm những điểm quan trọng, cần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm; từ đó, tập trung tìm thông tin trả lời. 3.2.Sơ đồ tóm tắt truyện: Tử Văn Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và dọa sẽ kiện đến Diêm Vương Thổ công cho Tử Văn biết sự thật về bản chất của viên Bách hộ họ Thôi và dặn chàng nói sự thật trước Diêm Vương Đốt đền Tử Văn bị bắt xuống Vương phủ, đấu tranh giành sự công bằng Tử Văn được làm phán sự đền Tản Viên * Thời gian, thời điểm sử dụng sơ đồ: Sơ đồ tóm tắt tác phẩm trên được sử dụng khi GV tóm tắt truyện, khi phân tích tác phẩm và khi tổng kết bài dạy. GV có thể sử dụng sơ đồ này ở dạng điền khuyết để HS tự tóm tắt tác phẩm. Ví dụ như: Tử Văn Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và dọa sẽ kiện đến Diêm Vương ? ? ? Tử Văn được làm phán sự đền Tản Viên Thời gian sử dụng sơ đồ trên có thể chỉ khoảng 5 phút trong lúc GV tóm tắt truyện; hoặc cũng có thể kéo dài suốt tiết học để GV và HS dựa vào những chi tiết quan trọng mà phân tích tác phẩm. * Ý nghĩa của sơ đồ: - Đối với GV: Tiết kiệm thời gian trong việc tóm tắt truyện, hệ thống những chi tiết quan trọng trong truyện để HS dễ dàng nắm bắt, phân tích tác phẩm. Nếu dùng sơ đồ khuyết, GV tạo cơ hội cho HS nhớ lại nội dung truyện, tư duy, lựa chọn những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. - Đối với HS: Phần nào nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ. HS có cơ hội tham gia tóm tắt truyện cùng GV, có cơ hội được tư duy, lựa chọn những chi tiết quan trọng trong tác phẩm; từ đó vận dụng vào việc phân tích truyện. Ngoài ra, sơ đồ trên cũng giúp các em có thể dễ dàng hình dung được diễn tiến và nội dung chính của truyện. 3.3. Sơ đồ tư duy bài Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (xem trang sau) 3.3. Sơ đồBách hộ họ Thôi Diêm vương Thổ công Ngô Tử Văn tư duy bài Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên Đốt đền, trừ hại cho dân Tính cách: gian manh, xảo quyệt Tính cách: cương trực, khảng khái, dám đấu tranh Tiến cữ Tử Văn giữ chức Phán sự Giữ chức Phán sự đền Tản Viên Bị bỏ vào ngục Cửu U Chứng thực lời nói của Tử Văn và phân xử Về nhà Vu vạ, lập lờ để chạy tội Uy hiếp, vu cáo, đe dọa Tử Văn Bình thản, vâng lời Báo tin, khuyên bảo Buộc tội, hăm dọa Tử Văn Ngồi ngất ngưởng, mặc kệ Khẳng khái, trình bày sự việc Ý nghĩa của sự chiến thắng của Tử Văn: chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà Chủ đề: Truyện đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. * Thời gian, thời điểm sử dụng sơ đồ: Sơ đồ tư duy trên được sử dụng trong quá trình GV tóm tắt truyện, khi phân tích tác phẩm và khi tổng kết, củng cố bài dạy. GV có thể sử dụng sơ đồ này ở dạng điền khuyết để HS tóm tắt tác phẩm, thảo luận tìm hiểu tính cách nhân vật và chủ đề. Ví dụ như: Bách hộ họ Thôi Diêm vương Thổ công Ngô Tử Văn Đốt đền, trừ hại cho dân Buộc tội, hăm dọa Tử Văn ? ? Bình thản, vâng lời ? Uy hiếp, vu cáo, đe dọa Tử Văn ? ? Bị bỏ vào ngục Cửu U ? ? Giữ chức Phán sự đền Tản Viên Ý nghĩa của sự chiến thắng của Tử Văn ? Tính cách ? Tính cách ? Chủ đề ? Sơ đồ tư duy trên được sử dụng trong suốt tiết học (hay nói chính xác là từ lúc tóm tắt tác phẩm đến lúc củng cố bài học). * Ý nghĩa của sơ đồ: - Đối với GV: Tiết kiệm thời gian trong việc tóm tắt truyện, hệ thống những chi tiết quan trọng trong truyện để HS dễ dàng nắm bắt, phân tích tác phẩm. Hơn nữa, với sơ đồ tư duy này, GV giúp HS nắm vững cấu trúc của bài học, từ đó dễ dàng tham gia xây dựng bài, hình thành tư duy lôgich, dễ nắm bắt bài học. Nếu dùng sơ đồ khuyết, GV tạo cơ hội cho HS thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến xây dựng bài (phát biểu tính cách nhân vật, chủ đề, ). - Đối với HS: Dễ dàng thấy được ý nghĩa của một số sự kiện, chi tiết tiêu biểu; nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ. HS có cơ hội tham gia xây dựng kiến thức cùng GV, dễ dàng xác định những chi tiết quan trọng trong tác phẩm, nắm vững tiến trình câu chuyện và cấu trúc của bài học; từ đó dễ dàng tư duy, khám phá kiến thức. Nếu dùng sơ đồ vào việc củng cố kiến thức, HS sẽ dễ nhớ bài học thông qua sự liên kết của các đơn vị kiến thức trong bài học.
File đính kèm:
- thiet ke so do cho bai Chuyen chuc phan su den Tan Vien.doc