Tiết 1 - Bài tập đại cương & điều chế kim loại

1. Kiến thức

Củng cố cho HS :

- Vị trí, đặc điểm về cấu tạo nguyên tử, hoá học của kim loại, dãy điện hoá của kim loại.

- Định nghĩa hợp kim và cấu tạo của hợp kim.

- Các pp điều chế kim loại.

HS hiểu:

- Nguyên nhân gây ra các tính chất vật lí của kim loại.

- Nguyên nhân gây ra các tính chất hoá học chung của kim loại.

HS vận dụng: biết bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 1 - Bài tập đại cương & điều chế kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:...../...../201
Ngày dạy:
Dạy lớp
......./...../201
12A2
......./...../201
12A4
......./...../201
12A6
......./...../201
12A8
TIẾT 1 - BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG & ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
1. Kiến thức
Củng cố cho HS : 
- Vị trí, đặc điểm về cấu tạo nguyên tử, hoá học của kim loại, dãy điện hoá của kim loại.
- Định nghĩa hợp kim và cấu tạo của hợp kim.
- Các pp điều chế kim loại.
HS hiểu:
- Nguyên nhân gây ra các tính chất vật lí của kim loại.
- Nguyên nhân gây ra các tính chất hoá học chung của kim loại.
HS vận dụng: biết bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Từ cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại suy ra tính chất.
- Giải BT về kim loại.
- Kĩ năng làm thí nghiệm đơn giản về kim loại.
3. Tình cảm – thái độ
	- Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
	- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: 
Dụng cụ
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
2. HS: sgk, vở ghi,Chuẩn bị nội dung bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (0’): 
2 - Dạy bài mới (44’).
5.1. Vị trí của nguyên tử M (Z = 26) trong bảng hệ thống tuần hoàn là
	A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. 	
	B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA.
	C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB. 	
	D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA.
5.2. Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là
	A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. 	
	B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.
	C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. 	
	D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.
5.3. Trong mạng tinh thể kim loại có
	A. các nguyên tử kim loại. 
	B. các electron tự do.
	C. các ion dương kim loại và các electron tự do.
	D. ion âm phi kim và ion dương kim loại.
5.4. Cho cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron trên là
	A. Ca2+, Cl, Ar.	B. Ca2+, F, Ar. 
	C. K+, Cl, Ar. 	D. K+, Cl-, Ar.
5.5. Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử M là
	A. K.	B. Cl. 
	C. F. 	D. Na.
5.6. Hoà tan 1,44g một kim loại hoá trị II trong 150ml dung dịch H2SO40,5M. Muốn trung hoà axit dư trong dung dịch thu được phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là
	A. Mg. 	B. Ba. 
	C. Ca. 	D. Be. 
5.7. Hoà tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6g khí H2 bay ra. Số (g) muối tạo ra là
	A. 35,7. 	 	B. 36,7. 
	C. 63,7. 	D. 53,7.
5.8. Liên kết kim loại là
	A. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các electron tự do.
	B. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các ion âm.
	C. liên kết giữa các nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung.
	D. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm.
5.9. Trong hợp kim Al- Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Phần trăm khối lượng của Al trong hợp kim là
	A. 81%. 	B. 82%. 
	C. 83%. 	 	D. 84%. 
5.10. Ngâm 2,33g hợp kim Fe- Zn trong dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,896 lit H2 (đktc). Thành phần % của Fe là
	A. 75,1%. 	B. 74,1%. 
	C. 73,1%. 	D. 72,1%. 
5.11. Hoà tan 0,5g hợp kim của Ag vào dung dịch HNO3. Thêm dung dịch HCl vào dung dịch trên, thu được 0,398g kết tủa. Thành phần %Ag trong hợp kim là
	A. 60%. 	B. 61%. 
	C. 62%. 	D. 63%. 
5.12. Tính chất vật lý chung của kim loại là
	A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
	B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
	C. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
	D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
5.13. Hợp kim có
	A. tính cứng hơn kim loại nguyên chất.
	B. tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao hơn kim loại nguyên chất.
	C. tính dẻo hơn kim loại nguyên chất.
	D. nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại nguyên chất.
5.14. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim. B. Tính dẻo.
C. Tính cứng. D. Tính dẫn điện và nhiệt.
5.15. Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng?
A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe
B. Tỉ khối Li < Fe < Os.
C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W
D. Tính cứng Cs < Fe < Al ~ Cu < Cr
5.16. Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:
A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.
D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.
5.17. Một hợp kim Cu-Al chứa 12,3% Al. Công thức hoá học của hợp kim là
	A. Cu3Al. 	B. Cu3Al2. 
	C. CuAl. 	D. CuAl3.
5.18. Một phương pháp hoá học làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn Zn, Sn, Pb là ngâm hỗn hợp trong dung dịch X dư. X có thể là
	A. Zn(NO3)2. 	B. Sn(NO3)2. 
	C. Pb(NO3)2. 	D. Hg(NO3)2.
5.19. Ngâm một lá kẽm nhỏ trong một dung dịch có chứa 2,24g ion M2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94g. M là
	A. Fe. 	B. Cu. 
	C. Cd. 	D. Ag. 
5.20. Khi nung Fe(OH)2 trong không khí ẩm đến khối lượng không đổi, ta thu được chất rắn là
	A. FeO. 	B. Fe2O3. 
	C. Fe3O4. 	D. Fe(OH)3.
5.21. Thả Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng
	A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
	B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan.
	C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
	D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
5.22. Có 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Cho vào ống nghiệm (1) một miếng nhỏ Na, ống nghiệm (2) một đinh Fe đã làm sạch. Ion Cu2+ bị khử thành Cu trong thí nghiệm
	A. (1). 	B. (2). 
	C. (1) và (2). 	D. không bị khử.
5.23. Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg vào một bình chứa sẵn 250ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng khối lượng kim loại có trong bình là 1,88g. Nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO4 trước phản ứng là
	A. 0,1M. 	B. 0,04M. 
	C. 0,06M. 	D. 0,12M.
5.24. Nhúng một que sắt nặng 5g vào 50ml dung dịch CuSO4 15% (D = 1,12 g/ml). Khi que sắt đã được mạ kín thì có khối lượng là 5,154g. Nồng độ C% của dung dịch CuSO4 còn lại là
	A. 8,87%. 	B. 9,5%. 
	C. 8,9%. 	D. 9,47%.
5.25. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml H2 (đkc) thì thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là
	A. Fe. 	B. Cu. 
	C. Mg. 	D. Ba.
5.26. Để khử hoàn toàn 30g hỗn hợp gồm CuO, Fe, FeO, Fe2O3 Fe3O4, MgO cần dùng 7g khí CO. Số gam chất rắn thu được sau phản ứng là 
	A. 23. 	B. 24. 
	C. 25. 	D. 26.
5.27. Hoà tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl thu được 0,5g khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là 
	A. 27,75g.	B. 27,25g. 
	C. 28,25g. 	D. 28,75g.
5.28. Cho 16,2g kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol O2, Chất rắn sau phản ứng tan trong dung dịch HCl dư tạo 13,44 lit khí (đktc). M là
	A. Na.	B. Al. 
	C. Ca. 	D. Mg.
5.29. Có 5 mẫu kim loại: Mg, Ba, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết
	A. Mg, Ba, Cu.	B. Mg, Al, Ba.
	C. Mg, Ba, Al, Fe. 	D. Mg, Ba, Al, Fe, Cu.
5.30. Cho 19,2g Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M. Thể tích khí NO (đkc) thu được là
	A. 2,24 lit.	B. 3,36 lit. 
	C. 4,48 lit. 	D. 6,72 lit.
5.31. Có dung dịch HCl 0,1M. Rót 250ml dung dịch này vào cốc đựng mạt sắt. Sau một thời gian, người ta lọc lấy dung dịch có pH = 2. Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là
	A. 0,7g.	B. 0,14g. 
	C. 1,26g. 	D. 0,63g.
5.32. Cho 0,11 mol khí CO2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44g hỗn hợp 2 muối. Số (g) mỗi muối trong hỗn hợp là
	A. 0,84 và 10,6.	 B. 0.42 và 11,02. 
	C. 1,68 và 9,76. 	D.2,52 và 8,92.
5.33. m (g) phoi sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ tạo thành hỗn hợp A có khối lượng 12g gồm 4 chất rắn. Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,1 mol khí duy nhất NO(đktc). Giá trị m là
	A. 9,8g.	B.10,08g.	C. 10,80g.	D. 9,08g.
5.34. 11,2g sắt để ngoài không khí bị gỉ thành 13,6g chất rắn A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít NO (đkc) duy nhất. Giá trị của V là 	
	A. 2,24 lít.	B. 0,224 lít. 	C. 3,36 lít.	D. 0,336 lít.
5.35. Oxi hóa m (g) sắt ngoài không khí, được 3g hỗn hợp rắn gồm 4 chất. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 thấy có 0,025 mol khí NO thoát ra. Giá trị m là
	A. 2,52g.	B.0,252g.	C. 25,2g.	D.2,25g.
IV- Củng cố ( lồng trong quá trình học) 
V- Dặn dò (1’): chuẩn bị trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTIẾT 1- HKII-h￳a 12.doc
Bài giảng liên quan