Tiết 6: Bài tập về Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm và hợp chất của nhôm (tiếp theo)

1. Kiến thức

Củng cố lại : BT KLKT và nhôm.

2. Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng

 - Giải BT về KLK, kim loại kiềm thổ, nhôm

 - Tiến hành giải một BTcủng cố.

3. Tình cảm – thái độ

 - Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.

 - Có tinh thần hợp tác trong học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 6: Bài tập về Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm và hợp chất của nhôm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:...../...../2014
Ngày dạy:
Dạy lớp
......./...../2014
12A2
......./...../2014
12A4
......./...../2014
12A6
......./...../2014
12A8
Tiết 6 – BÀI TẬP VỀ KLK-KLKT-NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (tiếp theo)
1. Kiến thức
Củng cố lại : BT KLKT và nhôm.
2. Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng
	- Giải BT về KLK, kim loại kiềm thổ, nhôm
	- Tiến hành giải một BTcủng cố.
3. Tình cảm – thái độ
	- Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
	- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án bám sát
2. HS: sgk, vở ghi,Chuẩn bị nội dung bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (0’): 
2 - Dạy bài mới (44’).
B. Trắc nghiệm tự luận
1.	Viết các phương trình hóa học của dãy chuyển hóa sau :
2.	Cho các dung dịch sau : NaOH, Na2CO3, Ca(OH)2, HCl. Dung dịch nào có thể làm giảm tính cứng tạm thời của nước ? Giải thích và viết các phương trình hóa học để minh họa.
3.	Từ CaCO3, NaCl, H2O viết các phương trình hóa học điều chế các chất : NaOH, NaClO3, NaClO, CaOCl2, Na2CO3. Nêu một số ứng dụng chính của các sản phẩm.
4.	Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau :
a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. 
c) Cho dung dịch Na[Al(OH)4] vào dung dịch AlCl3.
d) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch Na[Al(OH)4].
5.	Tại sao có thể dùng các đồ vật bằng nhôm để nấu thức ăn ? Giải thích hiện tượng các đồ vật bằng nhôm bị hỏng khi dùng để chứa nước vôi.
6.	a) Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các dung dịch : NaCl, MgCl2, BaCl2, AlCl3, ZnCl2.
b) Phân biệt 5 chất rắn chứa trong 5 lọ : Na2SO4, Na2CO3, NaHCO3, BaSO4, BaCO3.
c) Chọn một thuốc thử để phân biệt các lọ mất nhãn chứa : AlCl3, K2CO3, NH4NO3, NaNO3 chỉ với một lượt thử.
7.	Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm kế tiếp đến khi có 0,336 lít (đktc) khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. 
a) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
b) Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
8.	Chia hỗn hợp kim loại Ba và Al làm 2 phần bằng nhau.
Phần (1) : Cho vào lượng dư nước thấy thoát ra 8,96 lít khí H2 (đktc). 
Phần (2) : Cho vào dung dịch NaOH dư thu được 12,32 L khí H2 (đktc). 
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
9.	Trộn bột nhôm dư với 16 gam bột Fe2O3 rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (không có không khí). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 6,72 lít khí H2 và còn lại chất rắn Y.
a) Tính khối lượng bột nhôm ban đầu và khối lượng chất rắn Y.
b) Cho chất rắn Y phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V (lít) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Viết phương trình hóa học và tính V.
* Hướng dẫn giải – Đáp án
1.
	KCl + 3H2O KClO3 + 3H2
	2KClO3 2KCl +3O2
	2KCl + 2H2O 2KOH + H2 + Cl2
	KOH + CO2 ® KHCO3
	2KHCO3 + 2NaOH ® K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O 
	Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2 + H2O 
	2NaCl 2Na + Cl2
	2Na + O2 ® Na2O2
	Na2O2 + 2H2O H2O2 + 2NaOH
	NaOH + Al(OH)3 ® Na[Al(OH)4]
	Na[Al(OH)4] + CO2 ® Al(OH)3 + NaHCO3
	2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
	Al2O3 + 2KOH + 3H2O ® 2K[Al(OH)4]
	K[Al(OH)4] + 4HCl ® KCl + AlCl3 + 4H2O
2.	– Các chất NaOH, Na2CO3 và Ca(OH)2 có khả năng phản ứng với M(HCO3)2 (M là Mg, Ca) để tạo các kết tủa MCO3 nên làm giảm nồng độ Mg2+ và Ca2+. 
Ví dụ : 	2NaOH + Mg(HCO3)2 ® Na2CO3 + MgCO3 + 2H2O
 	Na2CO3 + Ca(HCO3)2 ® CaCO3 + 2NaHCO3
 	Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 ® CaCO3 + MgCO3 + 2H2O
– Dung dịch HCl có phản ứng với Mg(HCO3)2 và Ca(HCO3)2 nhưng không làm giảm nồng độ Mg2+ và Ca2+ nên không làm giảm tính cứng tạm thời của nước. 
Ví dụ : 	2HCl + Mg(HCO3)2 ® MgCl2 + 2CO2 + 2H2O
(Thực chất là : H+ + ® CO2 + H2O Þ nồng độ Mg2+ không đổi). 
3.	Điều chế NaOH : 
	2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 	(1)
Điều chế NaClO3 :
	NaCl + 3H2O NaClO3 + 3H2 
Điều chế NaClO :
	NaCl + 3H2O NaClO + 3H2 
Điều chế CaOCl2 : dùng Cl2 ở phản ứng (1) 
	 	CaCO3 CaO + CO2 	(2) 
	CaO + H2O ® Ca(OH)2 : dạng bột ẩm
	Ca(OH)2 + Cl2 ® CaOCl2 + H2O 
Điều chế Na2CO3 : Dùng NaOH ở phản ứng (1) và CO2 ở phản ứng (2) 
	2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O 
Ứng dụng :
– NaOH : để chế biến dầu mỏ, luyện nhôm, sản xuất xà phòng, giấy, dệt...
– Na2CO3 : sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, giấy, thủy tinh...
– NaClO3 : chế biến thực phẩm, thuốc nổ...
– NaClO, CaOCl2 : làm chất tẩy rửa, sát trùng...
4.	a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 :
Hiện tượng : có kết tủa keo trắng xuất hiện và kết tủa không tan trong NH3 dư vì NH3 là bazơ yếu.
	AlCl3 + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3+ 3NH4Cl
b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 : 
Hiện tượng : có kết tủa keo trắng xuất hiện và có khí bay ra
	3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O ® 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2 
c) Cho dung dịch Na[Al(OH)4] vào dung dịch AlCl3 :
Hiện tượng : có kết tủa keo trắng xuất hiện 
	3Na[Al(OH)4] + AlCl3 ® 4Al(OH)3 + 3NaCl 
d) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch Na[Al(OH)4].
Hiện tượng : có kết tủa keo trắng xuất hiện và khí mùi khai bay ra
NH4Cl + Na[Al(OH)4] ® Al(OH)3 + NH3 + NaCl 
IV- Củng cố ( lồng trong quá trình học) 
V- Dặn dò (1’): chuẩn bị trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 6-h￳a 12-bsHKII.doc
Bài giảng liên quan