Tiết 13: Nhận biết một số hợp chất vô cơ (tiếp theo)

1. Kiến thức

- Biết nguyên tắc chung nhận biết các ion trong dd và một số chất khí vô cơ.

- Biết cách dùng thuốc thử để nhận biết một số cation, một số anion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ.

2. Kĩ năng:

 - Làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng để nhận biết.

- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản

3. Tình cảm – thái độ

- Có ý thức vận dụng những đã học vào việc nhận biêt một số chất vô cơ.

- Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.

- Có tinh thần hợp tác trong học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 13: Nhận biết một số hợp chất vô cơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:...../...../2014
Ngày dạy:
Dạy lớp
......./...../2014
12A2
......./...../2014
12A4
......./...../2014
12A6
......./...../2014
12A8
TIẾT 13 – NHẬN BIẾT MỘT SỐ H/C VÔ CƠ (Tiếp theo)
1. Kiến thức
- Biết nguyên tắc chung nhận biết các ion trong dd và một số chất khí vô cơ.
- Biết cách dùng thuốc thử để nhận biết một số cation, một số anion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ.
2. Kĩ năng: 
	- Làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng để nhận biết.
- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản
3. Tình cảm – thái độ
- Có ý thức vận dụng những đã học vào việc nhận biêt một số chất vô cơ.
- Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án bám sát
2. HS: sgk, vở ghi,Chuẩn bị nội dung bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (0’): 
2 - Dạy bài mới (44’).
Tiếp
A – Phân biệt 1 số chất vô cơ (tiếp)
17. Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch
A. Ba(OH)2.	B. NaOH.	
C. AgNO3.	D. BaCl2.
18. Có ba dung dịch kali clorua, kẽm sunfat, kali sunfit. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết ba dung dịch trên đơn giản nhất là
A. dd BaCl2.	B. dd HCl.	
C. giấy qùi tím.	D. dd H2SO4.
19. Để loại được H2SO4 có lẫn trong dung dịch HNO3, ta dùng
A. dd Ba(NO3)2 vừa đủ.	B. dd Ba(OH)2.
C. dd Ca(OH)2 vừa đủ.	D. dd AgNO3 vừa đủ.
20. Chỉ dùng H2O có thể phân biệt được các chất trong dãy 
A. Na, Ba, (NH4)2SO4, NH4Cl.	B. Na, K, NH4NO3, NH4Cl.
C. Na, K, (NH4)2SO4, NH4Cl.	D. Na, Ba, NH4NO3, NH4Cl.
21. Để làm sạch quặng boxit thường có lẫn Fe2O3, SiO2 dùng cho sản xuất Al người ta dùng chất nào trong số các chất sau đây là tốt nhất? 
A. dung dịch NaOH đặc nóng và HCl.	
B. dung dịch NaOH loãng và CO2.
C. dung dịch NaOH loãng và dd HCl.	
D. dung dịch NaOH đặc nóng và CO2. 
22. Cho các năm dung dịch: FeCl3; FeCl2; AgNO3; NH3; và hỗn hợp NaNO3 và KHSO4. Số dung dịch không hoà tan được đồng kim loại là 
A. 4.	B. 3.	
C. 2.	D. 1.
23. Đốt cháy Fe trong clo dư thu được chất X; nung sắt với lưu huỳnh thu được chất Y. Để xác định thành phần cấu tạo và hóa trị các nguyên tố trong X, Y có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. dd H2SO4 và dd AgNO3.	B. dd HCl, NaOH và O2.
C. dd HNO3 và dd Ba(OH)2.	D. dd H2SO4 và dd BaCl2.
24. Để nhận biết 4 dung dịch: Na2SO4, K2CO3, BaCl2, LiNO3 (đều có nồng độ khoảng 0,1M) bị mất nhãn, chỉ cần dùng một chất duy nhất là
A. Phenolphthalein.	B. axit sunfuric.
C. chì clorua.	D. bari hiđroxit.
25. Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là
A. dd HCl.	B. H2O.	
C. dd HNO3 đặc, nguội.	D. dd KOH.
26. Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó là
A. dd BaCl2.	B. dd NaOH.	
C. dd CH3COOAg.	D. qùi tím
27. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 thì chọn 
A. Zn.	B. Na2CO3.	
C. quỳ tím.	D. BaCO3.
ĐÁP SỐ:
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
A
C
A
A
A
C
B
B
D
B
D
B - Phân biệt các chất khí – HS tự làm
1. Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là
A. quì tím ẩm.	B. dung dịch HCl.	
C. dd Ca(OH)2	.	D. dung dịch BaCl2.
2. Chỉ có giấy màu ẩm, lửa, và giấy tẩm dd muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí riêng biệt O2, N2, H2S và Cl2 do có hiện tượng: khí (1) làm tàn lửa cháy bùng lên; khí (2) làm mất màu của giấy; khí (3) làm giấy có tẩm dd muối X hóa đen. Kết luận sai là
A. khí (1) là O2; X là muối CuSO4.	
B. X là muối CuSO4; khí (3) là Cl2.
C. khí (1) là O2; khí còn lại là N2.	
D. X là muối Pb(NO3)2; khí (2) là Cl2.
3. Một học sinh đề nghị các cách để nhận ra lọ chứa khí NH3 lẫn trong các lọ riêng biệt chứa các khí N2, O2, Cl2, CO2 là: (1) dùng mẩu giấy quì tím ướt; (2) mẩu bông tẩm nước; (3) mẩu bông tẩm dd HCl đặc; (4) mẩu Cu(OH)2; (5) mẩu AgCl. Các cách đúng là
A. (1); (3); (5).	B. (1); (4); (5).
C. (1); (3).	D. (1); (2); (3).
4. Để làm khô khí H2S, ta có thể dùng
A. Ca(OH)2.	B. CuSO4 khan.	
C. P2O5.	D. CaO.
5. Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất hiđroclorua, ta có thể dẫn khí qua: (1) dd bạc nitrat; (2) dd NaOH; (3) nước cất có vài giọt quì tím; (4) nước vôi trong. Phương pháp đúng là
A. chỉ (1).	B. (1); (2); (3); (4).	
C. (1); (3).	D. (1), (2), (3).
6. Để làm khô khí amoniac người ta dùng hóa chất là
A. vôi sống.	B. axit sunfuric đặc.	
C. đồng sunfat khan.	D. P2O5.
7. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
A. H2O.	B. dd Ba(OH)2.	
C. dd Br2.	D. dd NaOH.
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
A
B
C
C
C
A
C
IV- Củng cố ( lồng trong quá trình học) 
V- Dặn dò (1’): chuẩn bị trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 13 - h￳a12 HKII.doc
Bài giảng liên quan