Tiết 2: Bài tập về kim loại kiềm
1. Kiến thức
Củng cố lại - Vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm thổ.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ, nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của kim loại kiềm thổ.
2. Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng
- Từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất.
- Giải BT về kim loại kiềm thổ.
- Tiến hành giải một BTcủng cố.
3. Tình cảm – thái độ
- Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
Ngày soạn:...../...../201 Ngày dạy: Dạy lớp ......./...../201 12A2 ......./...../201 12A4 ......./...../201 12A6 ......./...../201 12A8 Tiết 2 – BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức Củng cố lại - Vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm thổ. - Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ, nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của kim loại kiềm thổ. 2. Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng - Từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất. - Giải BT về kim loại kiềm thổ. - Tiến hành giải một BTcủng cố. 3. Tình cảm – thái độ - Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập. - Có tinh thần hợp tác trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Giáo án 2. HS: sgk, vở ghi,Chuẩn bị nội dung bài trước ở nhà III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ (8’): 5.36. Nung nóng 16,8g bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m (g) hỗn hợp X gồm các oxit và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít SO2 (đkc). Giá trị m là A. 24g. B. 26g. C. 20g. D. 22g. 5.37. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại đều có hóa trị không đổi. Chia X thành phần bằng nhau: - Phần 1: hòa tan hết trong dung dịch chứa HCl và H2SO4 loãng thu được 3,36 lít H2 (đkc). - Phần 2: hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được V lít khí NO (đkc). V có giá trị là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít. 5.38. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại X1, X2 có hóa trị không đổi, không tác dụng với nước và đứng trước Cu. Cho X tan hết trong dung dịch CuSO4 dư, thu được Cu. Đem Cu cho tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, được 1,12 lít NO duy nhất (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thể tích N2 (đktc) là A. 0,224 lít. B. 0,242 lít. 5.39 Ngâm một lá Ni lần lượt trong những dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Ni khử được các ion kim loại A. Mg2+, Ag+, Cu2+. B. Na+, Ag+, Cu2+. C. Pb2+, Ag+, Cu2+. D. Al3+, Ag+, Cu2+. 5.40. Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là A. X ( Ag, Cu); Y ( Cu2+, Fe2+). B. X ( Ag); Y ( Cu2+, Fe2+). C. X ( Ag); Y (Cu2+). D. X (Fe); Y (Cu2+). 5.41. Chọn một dãy chất tính oxi hoá tăng A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+. C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+. D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+. 5.42. Ngâm một lá Zn trong 200ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng lá Zn A. giảm 1,51g. B. tăng 1,51g. C. giảm 0,43g. D. tăng 0,43g. 5.43. Cho các ion : Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+ và các kim loại : Fe, Cu, Ag. Chọn một dãy điện hoá gồm các cặp oxi hoá- khử xếp theo chiều tính oxi hoá của ion kim loại tăng, tính khử của kim loại giảm A. Fe2+/ Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. B. Fe2+/ Fe, Cu2+/Cu, Ag+/Ag, Fe3+/ Fe2+. C.Ag+/Ag, Fe3+/ Fe2+, Cu2+/ Cu, Fe2+/ Fe. D. Ag+/ Ag, Fe2+/ Fe, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu. 2 - Dạy bài mới (36’). 1. Kim loại kiềm 6.1. Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. M+ là cation: A. Ag+ B.Cu+ C. Na+ D. K+ 6.2. Tính chất không phải của kim loại kiềm là A. Có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong tất cả kim loại. B. Có số oxi hóa +1 trong các hợp chất. C. Có số oxi hóa +1 trong các hợp chất. D. Độ cứng cao. 6.3. Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 7,8 gam kali kim loại vào 36,2 gam nước là A. 25,57%. B. 12,79%. C. 25,45%. D. 12,72%. 6.4. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,04 mol khí ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức phân tử của muối kim loại kiềm là A. KCl. B. NaCl. C. LiCl. D. RbCl. Câu 6.5. Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là A. 84% ; 16%. B. 16% ; 84%. C. 32% ; 68%. D. 68% ; 32%. 6.6. Cho 3,1g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm. KLK là. 6.7. Dung dịch muối có pH > 7 là A. KCl. B. NH4Cl. C. NaHSO4 . D. Na2CO3. 6.8. Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có pH A. pH > 7. B. pH < 7. C. pH = 7. D. pH = 5,25. 6.9. Khối lượng K2O cần lấy để hòa tan vào 70,6g nước để thu được dung dịch có nồng độ 14% là A. 8,4g. B. 4,8g. C. 4,9g. D. 9,4g. 6.10. Hoà tan 2,5g muối Na2CO3.xH2O trong 250cm3 nước cất. Biết 25cm3 dung dịch này tác dụng vừa đủ với 17,5cm3 dung dịch HCl 0,1M. Công thức hoá học của muối ngậm nước là A. Na2CO3.10H2O. B. Na2CO3.7H2O. C. Na2CO3.5H2O. D. Na2CO3.H2O. 6.11. Cho công thức hoá học của muối cacnalit là xKCl.yMgCl2.zH2O. Biết khi nung nóng 11,1g cacnalit thì khối lượng giảm 4,32g. Mặt khác khi cho 5,55g cacnalit tác dụng với dung dịch KOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì được chất rắn có khối lượng giảm 0,36g so với trước khi nung. Công thức hoá học của cacnalit là A. KCl.MgCl2.6H2O. B. KCl.2MgCl2.6H2O. C. 2KCl.MgCl2.6H2O. D. 2KCl.2MgCl2.6H2O. 6.12. Điện phân dung dịch NaOH với cường độ không đổi là 10A trong 268 giờ. Sau điện phân còn lại 100g dung dịch 24%. Nồng độ % của dung dịch NaOH trước điện phân là A. 2,4%. B. 24%. C. 1,26%. D. 12,6%. 6.13. Cho 5g Na có lẫn Na2O và tạp chất trơ tác dụng với H2O thu được dung dịch X và 1,875 lit khí Y (đktc). 100ml dung dịch X trung hoà 200ml dung dịch HCl 1M. Thành phần % theo khối lượng của tạp chất trơ là A. 77%. B. 20,2%. C. 2,8%. D. 7,7%. IV- Củng cố ( lồng trong quá trình học) V- Dặn dò (1’): chuẩn bị trước bài mới. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- TIẾT 2- HKII-ha 12.doc