Tiết 3: Bài tập về kim loại kiềm thổ

1. Kiến thức

Củng cố lại - Vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm thổ.

 - Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ, nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của kim loại kiềm thổ.

2. Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng

 - Từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất.

 - Giải BT về kim loại kiềm thổ.

 - Tiến hành giải một BTcủng cố.

3. Tình cảm – thái độ

 - Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.

 - Có tinh thần hợp tác trong học tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 3: Bài tập về kim loại kiềm thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:...../...../201
Ngày dạy:
Dạy lớp
......./...../201
12A2
......./...../201
12A4
......./...../201
12A6
......./...../201
12A8
Tiết 3 – BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
Củng cố lại - Vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm thổ.
	- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ, nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của kim loại kiềm thổ.
2. Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng
	- Từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất.
	- Giải BT về kim loại kiềm thổ.
	- Tiến hành giải một BTcủng cố.
3. Tình cảm – thái độ
	- Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
	- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án bám sát
2. HS: sgk, vở ghi,Chuẩn bị nội dung bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (0’): 
2 - Dạy bài mới (44’).
* Một số BT về Kim loại kiềm thổ
6.14. Cho 200g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60g NaOH. Khối lượng muối natri thu được là
	A. 126g.	B. 12,6g.
	C. 168g.	D. 16,8g.
6.15. Cho 197g BaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 84g KOH. Khối lượng muối thu được là
	A.119g.	B. 50g.
	C.69g.	D. 11,9g.
6.16. Cho 2,8g CaO tác dụng với một lượng nước dư thu được dung dịch X. Sục 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, khối lượng kết tủa thu được là
	A. 2,5g.	B. 4,05g.
	C. 6,55g.	D. 7,5g.
6.17. Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hòa axit dư phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là 
	A. Ba.	B. Mg.
	C. Ca.	D. Be.
6.18. Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g. Kim loại đó là
	A. Ba.	B. Ca.
	C. Mg.	D. Be.
6.19. Cho 4,0 gam kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 11,1 gam muối clorua. Kim loại đó là
	A. Be.	B. Mg.
	C. Ca	.	D. Ba.
6.20. Hòa tan 8,2g hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít CO2 (đktc). Số gam CaCO3 và MgCO3 lần lượt là 
	A. 4 và 4,2.	B. 4,2 và 4.
	C. 3,36 và 4,48.	D. 4,48 và 3,36.
6.21. Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,03 mol khí CO2. Thành phần % theo khối lượng của CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là 
	A. 70,4% và 29,6%.	B. 29,6% và 70,4%.
	C. 59,15% và 40,85%.	D. 40,85% và 59,15%.
6.22. Có 5 chất bột trắng là: NaCl, Na2CO3 , Na2SO4 , BaCO3 , BaSO4 . Chỉ dùng nước và khí CO2 phân biệt được số chất là
	A. 2.	B. 3.
	C. 4.	D. 5.
6.23. Kim loại thuộc nhóm IIA không tác dụng với nước ngay cả ở nhiệt độ cao là 
	A. Be.	B. Mg.
	C. Ca	.	D. Ba.
6.24. Trường hợp ion canxi bị khử thành Ca là 
	A. Điện phân dung dịch CaCl2 với điện cực trơ, có màng ngăn.
	B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
	C. Cho dung dịch CaCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3.
	D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl.
6.25. Phân biệt dung dịch Ca(HCO3)2 với dung dịch CaCl2 bằng
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch Na2CO3.
C. Dung dịch Na3PO4.	D. Dung dịch NaCl.
6.26. Khi nung 40g quặng đôlômit thu được 11,2 lít khí CO2 (0oC; 0,8 atm). Thành phần % theo khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong quặng là
	A. 92%.	B. 50%.
	C. 40%.	D. 100%.
6.27. Cho 10 lít hỗn hợp khí gồm CO và CO2 trong đó CO2 chiếm 39,2% (theo thể tích) đi qua dung dịch chứa 7,4g Ca(OH)2 . Số (g) chất kết tủa sau phản ứng là
	A. 4,05g.	B. 14,65g.
	C. 2,5g.	D. 12,25g.
6.28. Một loại nước có chứa nhiều muối Ca(HCO3)2 thuộc loại
	A. Nước cứng vĩnh cửu	.	B. Nước cứng toàn phần.
	C. Nước cứng tạm thời.	D. Nước khoáng.
6.29. Dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là 
	A. Ca(OH)2.	B. HCl.
	C. Na2CO3.	D. NaNO3.
6.30. Trong một bình nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3–; 0,02 mol Cl– . Nước trong bình có
	A. Tính cứng tạm thời.	B. Tính cứng vĩnh cửu.
	C. Tính cứng toàn phần.	D. Tính mềm.
6.31. Đun sôi nước chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3–; 0,02 mol Cl– ta được nước cứng
	A. tạm thời.	B. vĩnh cửu.
	C. toàn phần.	D. nước mềm. 
6.32. Một phương trình phản ứng hóa học giải thích việc dùng dung dịch Na2CO3 làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
	A. Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl.
	B. Na2CO3 + Ca(HCO3)2 CaCO3 + 2NaHCO3.
	C. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2.
	D. Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NaOH.
6.33. Trong phương pháp trao đổi ion để làm mềm nước cứng người ta dùng
	A. Zeolit.	B. Na2CO3.
	C. Na3PO4.	D. Ca(OH)2.
6.34. Hoà tan hết 10g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại IA và IIA bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Sau đó cô cạn dung dịch thu được x gam muối khan. x có giá trị là 
	A. 12,00g.	B. 11,10g.
	C. 11,80g.	D. 14,20g.
6.35. Cho 2,22g hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m (g) chất rắn. m có giá trị là 
	A. 4,02g.	B. 3,45g.
	C. 3,07g.	D. 3,05g.
6.36. Cho 3,06g oxit của kim loại M (có hóa trị n) tan trong HNO3 dư thì thu được 5,22g muối khan. Công thức của oxit là 
	A. CuO.	B. BaO.
	C. MgO.	D. ZnO.
IV- Củng cố ( lồng trong quá trình học) 
V- Dặn dò (1’): chuẩn bị trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM
ĐÁP ÁN TIẾT 3
6.14. = 
Þ sản phẩm là muối axit NaHCO3 = 1,5 . 84 = 126g.
6.15. = Þ sản phẩm 2 muối
 	x = ; y = 
Þ x = y = 0,5
khối lượng muối kali = 0,5.(100 + 138) = 119g.
6.16. = Þ sản phẩm 2 muối
x = 0,025
y = 0,025
= 0,025.100 = 2,5 (g).
6.17. dư = 0,015
nkim loại = (pư KL) = 0,075 – 0,015 = 0,06 mol ® Mkim loại = (Mg).
6.18. x = = 
(M + 124).x – (M + 71).x = 7,95 ® x = 0,15 Þ M = 24 (Mg).
6.19. Khi chuyển từ 1 mol M ® MCl2 ta thấy khối lượng tăng 71g, số mol M đã phản ứng là (mol) Þ 0,1M = 4 ® M = (Ca).
6.20. MCO3 + H2O + CO2 M(HCO3)2
x = ; y = 
= 4 (g); = 4,2 (g).
6.21. x = ; y = 
Þ %CaCO3 = 70,4% ; 	%MgCO3 = 29,6%
6.26. Từ công thức PV = nRT Þ = 0,4 mol
%CaCO3.MgCO3 = .
6.27. = 1,14 Þ sản phẩm 2 muối
Þ = 2,5 (g).
6.31. 
Vậy trong nước còn : 0,01 mol Na+, 0,005 mol Mg2+, 0,02 mol Cl- là nước cứng vĩnh cửu.
6.35. (mol) Þ mchất rắn = 2,22 + 0,05. 17 = 3,07g.
6.36. n = hoá trị M
M = 68,5n → M = 137 (Ba) → công thức oxit : BaO.

File đính kèm:

  • docTIẾT 3- HKII-h￳a 12.doc
Bài giảng liên quan