Tìm hiểu bệnh sởi

Sởi (tiếng Anh: measles hay rubeola) là bệnh có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Trước đây bệnh xảy ra rấtthường xuyên và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong rất cao nhưng hiện nay không còn phổ biến nhờ vào chươngtrình tiêm chủng mở rộng. Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩnxuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.

pdf8 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu bệnh sởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh sốc trụy mạch, ban lan nhanh và không
theo tuần tự, ban thường có hình sao, xuất huyết màu tím thẫm (tử ban).
7. Sốt tinh hồng nhiệt.
8. Các bệnh do rickettsia.
9. Bệnh Kawasaki.
10. Nổi ban do dị ứng thuốc: tiền sử dùng thuốc.
11. Các bệnh huyết thanh.
12. Sốt xuất huyết: Sốt cao 39 đến 40 độ C. Tuy nhiên ở Sởi khi sốt, phát ban còn có triệu chứng ho, đau họng...
Còn sốt xuất huyết thì không. Sốt xuất huyết thường gây biến chứng nặng sau 4 đến 5 ngày nếu không được chữa
trị kịp thời
Điều trị
Tài liệu này chỉ mang tính tham khảo không có tính pháp lý và không thể thay thế điều trị của các bác sĩ chuyên
khoa nhi. Điều trị bệnh sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng.
Giống như trong đa phần các bệnh do virus, hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu chống virus sởi mà chỉ có điều trị hỗ
trợ.
1. Điều trị hỗ trợ gồm hạ sốt bằng Paracetamol, Ibuprofen; nghỉ ngơi tại giường, bù phụ nước-điện giải, phát hiện
biến chứng kịp thời.
2. Điều trị kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn.
3. Các thuốc kháng virus hiện nay không có tác dụng.
Vitamin A
Tình trạng thiếu vitamin A gặp ở 90% bệnh nhi mắc sởi ở châu Phi và gặp ở 22-72% bênh nhi mắc sởi ở Mỹ. Có mối
tương quan nghịch giữa nồng độ Vitamin A trong máu với mức độ nặng của sởi. Điều trị bằng Vitamin A đường
uống chứng tỏ làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng ở trẻ em mắc sởi tại các nước đang phát triển. Liều
khuyến cáo là 100 000 đơn vị quốc tế cho trẻ 6 tháng đến 1 tuổi; 200 000 đơn vị cho trẻ trên 1 tuổi và dùng liều duy
nhất. Trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có dấu hiệu ở mắt do thiếu vitamin A nên thêm một liều vào ngày hôm sau và một
liều thứ ba 4 tuần sau đó.
Sởi 5
Biến chứng
Các biến chứng thường gặp của sởi là viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não. Chính các biến chứng này làm
kéo dài thời gian bệnh, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Hậu quả là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng, đến lượt nó,
lại là tiền đề cho các bệnh nhiễm trùng phát sinh. Đây là vòng lẩn quẩn bệnh lý thường gặp.
1. Viêm phổi kẽ gây ra do chính bản thân virus sởi (viêm phổi tế bào khổng lồ). Viêm phổi do sởi ở bệnh nhân
AIDS thường gây tử vong và hiếm khi có ban điển hình. Thường gặp hơn là bội nhiễm vi khuẩn gây nên viêm
phổi. Các vi khuẩn thường gặp là phế cầu, liên cầu nhóm A, tụ cầu và Hemophilus Influenzae tuýp b.
2. Viêm tai giữa là biến chứng luôn luôn phải nghĩ đến ở trẻ mắc sởi. Nguyên nhân gây bệnh cũng tương tự như
trong viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời, viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ ảnh hưởng đến thính lực.
Đôi khi viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng có thể đưa đến viêm tai giữa mạn tính với biến chứng nguy
hiểm là viêm tai xương chủm và áp xe não.
3. Tiêu chảy cũng là biến chứng thường gặp sau sởi đặc biệt ở những trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A. Trẻ dễ
bị mắc lỵ trực trùng và tiêu chảy kéo dài. Đôi khi do cơ địa suy kiệt, bệnh nhi dễ có nguy cơ nhiễm trùng huyết
tiêu điểm từ ruột.
4. Viêm loét giác mạc: đây là biến chứng kinh điển và đáng sợ. Trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A là những đối
tượng có nguy cơ cao nhất. Bệnh có thể diễn biến từ loét gây mờ giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc đến làm mủ
trong nhãn cầu. Hậu quả là giảm thị lực đến mù vĩnh viễn toàn bộ. Biến chứng này hiện nay cũng đã giảm rõ nhờ
điều kiện dinh dưỡng được cải thiện và nhờ vào chiến dịch bổ sung vitamin A cho cộng đồng.
5. Sởi làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể nên có thể tạo điều kiện cho thể lao tiềm ẩn tái bùng phát mạnh
mẽ.
6. Viêm cơ tim cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn.
7. Viêm não ước tính khoảng 1-2/1000 trường hợp mắc sởi. Không có mối tương quan giữa mức độ nặng của bệnh
sởi với khả năng xuất hiện viêm não. Cũng không có tương quan giữa triệu chứng khởi đầu của viêm não với tiên
lượng của nó. Có hai thể viêm não do sởi. Một thể là do phản ứng miễn dịch thông qua sự hình thành phức hợp
kháng nguyên-kháng thể. Một thể khác là do sự hiện diện của virus sởi tồn tại trong tế bào thần kinh gây nên viêm
não chậm có thể xuất hiện 5 năm thậm chí 15 năm sau khi mắc sởi.
8. Các biến chứng thần kinh khác là hội chứng Guillain-Barrée, liệt nửa người, huyết khối tĩnh mạch não... thường ít
gặp.
Tiên lượng
Tiên lượng có thể thay đổi tùy theo thể trạng của trẻ, phát hiện và điều trị kịp thời hay không, sự xuất hiện các biến
chứng...Tử vong có thể xảy ra do viêm phổi, viêm não. Trong lich sử ví dụ vụ dịch ở đảo Faroe năm 1846, tỷ lệ tử
vong là 25%. Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong ước tính 1 -2/1000 trường hợp. Ở các nước đang phát triển, nơi mà tình trạng suy
dinh dưỡng còn cao và hệ thống y tế còn nhiều khiếm khuyết thì tử lệ tử vong chắc chắn cao hơn, biến chứng cũng
cao hơn.
Phòng bệnh
Khi phát hiện trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh nên cách ly trẻ ở bệnh viện từ ngày thứ 7 sau khi tiếp xúc đến ngày
thứ 5 sau khi xuất hiện ban sởi bởi giai đoạn này là giai đoạn lây lan mạnh.
Sởi 6
Vaccine
1. Hiện nay các nước tiên tiến thường tiêm ngừa sởi bằng vaccine tam liên sởi-quai bi-rubella (sởi Đức). Mũi tiêm
đầu tiên thực hiện lúc trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể thực hiện lúc trẻ được 4-6 tuổi tuy
nhiên cũng có thể tiêm nhắc vào bất cứ lúc nào sau mũi thứ nhất 4 tuần. Trẻ không được tiêm nhắc mũi thứ hai
nên được tiêm vào lúc 10 đến 12 tuổi.
2. Ở các nước có tỷ lệ lưu hành sởi khá cao thì có thể tiêm mũi đầu tiên ngay lúc trẻ được 6 tháng tuổi. Chương trình
tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam thực hiện mũi tiêm sởi lúc trẻ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm này chỉ chứa vaccine sởi.
Tại các thành phố lớn hiện có vaccine tam liên như trên nhưng không miễn phí. Các gia đình có điều kiện nên
tiêm loại vaccine này.
3. Vì vaccine sởi là loại vaccine sống giảm độc lực nên không được khuyến cáo ở phụ nữ có thai, trẻ suy giảm miễn
dịch tiên phát, trẻ bị bệnh lao không được điều trị, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân ghép tạng, bệnh nhân đang điều
trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc trẻ bị bệnh AIDS giai đoạn nặng.
Phòng ngừa sau phơi nhiễm
Trong vòng 6 ngày từ khi tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globuline miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm
giảm mức độ nặng của sởi. Đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và cũng không phổ biến ở Việt Nam. Ngay cả
tại các nước phát triển thì cũng chỉ một số đối tượng được khuyến cáo sử dụng phương pháp này. Đó là phụ nữ có
thai chưa được miễn dịch với sởi, trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi sinh ra từ mẹ không có miễn dịch chống sởi... Do vậy biện
pháp đơn giản và hữu hiệu nhất vẫn là tiêm chủng ngừa bệnh theo chương trình quốc gia.
Liên kết ngoài
• Bệnh sởi [7] tại Từ điển bách khoa Việt Nam
• Hỏi – đáp về bệnh sởi [8] Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, 09/04/2014 08:05
• Tiêm vắc xin Sởi để phòng bệnh cho trẻ và tránh nguy cơ bùng phát dịch Sởi [9] Phòng Vắc xin, SPYT và ATSH -
Cục YTDP Bộ Y tế 8/2/2014 2:20 PM
• Cần biết về bệnh Sởi và cách phòng bệnh [10] Phòng TT-CĐT, Cục YTDP 8/2/2014 5:05 PM
• Thông cáo báo chí: Thông tin phòng, chống dịch sởi [11] Cổng TTĐT Bộ Y tế 18/04/2014 14:22
• Measles (disease) [12] tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
• Rubella (disease), bệnh sởi Đức [12] tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
• Measles [13]
• WHO.int [14]—'Initiative for Vaccine Research (IVR): Measles', World Health Organization (WHO)
• Measles - Immunization, Vaccines and Biologicals [15]
• Measles FAQ [16] from Centers for Disease Control and Prevention in the United States
• Measles - a blast from the past [17] Jim Todd, BBC updated at 09:43 GMT, Friday, 23 May 2008 10:43 UK
• Measles (Rubeola) Conditions, Treatment and Pictures for Parents - Overview [18] | skinsight Updated:
22/12/2008
• Virus Pathogen Database and Analysis Resource (ViPR): Paramyxoviridae [19]
Sởi 7
Chú thích
[1] http:/ / www. who. int/ classifications/ apps/ icd/ icd10online/ ?gb00. htm+ b05
[2] http:/ / icd9. chrisendres. com/ index. php?action=search& srchtext=055
[3] http:/ / www. diseasesdatabase. com/ ddb7890. htm
[4] http:/ / www. nlm. nih. gov/ medlineplus/ ency/ article/ 001569. htm
[5] http:/ / www. emedicine. com/ derm/ topic259. htm
[6] http:/ / www. emedicine. com/ ped/ topic1388. htm
[7] http:/ / bachkhoatoanthu. vass. gov. vn/ noidung/ tudien/ Lists/ GiaiNghia/ View_Detail. aspx?ItemID=27776
[8] http:/ / www. moh. gov. vn/ news/ pages/ tincanbiet. aspx?ItemID=37
[9] http:/ / www. vncdc. gov. vn/ News. aspx?id=208
[10] http:/ / www. vncdc. gov. vn/ News. aspx?id=210
[11] http:/ / www. moh. gov. vn/ news/ pages/ tinhoatdong. aspx?ItemID=531
[12] http:/ / www. britannica. com/ EBchecked/ topic/ 371661
[13] http:/ / www. who. int/ topics/ measles/ en/
[14] http:/ / wayback. archive. org/ web/ 20030803054546/ http:/ / www. who. int/ vaccine_research/ diseases/ measles/ en/
[15] http:/ / www. who. int/ immunization/ diseases/ measles/ en/
[16] http:/ / www. cdc. gov/ vaccines/ vpd-vac/ measles/ faqs-dis-vac-risks. htm
[17] http:/ / news. bbc. co. uk/ 2/ hi/ health/ 7385020. stm
[18] http:/ / www. skinsight. com/ child/ rubeolaMeasles. htm
[19] http:/ / www. viprbrc. org/ brc/ home. do?decorator=paramyxo
Nguồn và người đóng góp vào bài 8
Nguồn và người đóng góp vào bài
Sởi  Nguồn:   Người đóng góp: 32X, Alphama, Anhtucxac, Arisa, Donghienhp, Kelovy, Lê Minh Khôi, Mekong Bluesman, Mxn, Newone,
NgOk shinran22, Nguyễn Thanh Quang, Thewarm, ThitxongkhoiAWB, Volga, 反 共, 8 sửa đổi vô danh
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình
Tập tin:Morbillivirus measles infection.jpg  Nguồn: ập_tin:Morbillivirus_measles_infection.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Photo
Credit: Content Providers(s): CDC/Dr. Heinz F. Eichenwald Original uploader was Tom at en.wikipedia
Tập tin:Measles virus.JPG  Nguồn: ập_tin:Measles_virus.JPG  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Photo Credit: Cynthia S. Goldsmith
Content Providers(s): CDC/ Courtesy of Cynthia S. Goldsmith; William Bellini, Ph.D.
Giấy phép
Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0
//creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/

File đính kèm:

  • pdfTìm hiểu bệnh sởi.pdf