Tổng hợp các môn thi tốt nghiệp cao cấp Lý luận chính trị - Hành chính

Câu 1 : Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng. ý nghĩa phương pháp luận. sự vận dụng của đảng ta.

 Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng, lý luận đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối, cương lĩnh đúng đắn. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới trên toàn đất nước, trong đó phương hướng đổi mới được Đảng xác định là phải đổi mới toàn diện, đồng bộ triệt để với những bước đi, cách làm phù hợp. Đây là một những vận dụng của Đảng vào thực tiễn Việt Nam dựa trên nguyên lý của mối liên hệ phổ biến và được rút ra từ quan điểm lịch sử cụ thể.

 

doc141 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp các môn thi tốt nghiệp cao cấp Lý luận chính trị - Hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ển khai thực hiện đề án; Kiến nghị (nếu có) và kết luận; Phụ lục (nếu có), tài liệu tham khảo.
6. Thẩm định và phê duyệt đề án, dự án
- Nội dung thẩm định: các khía cạnh kt, kỹ thuật, tổ chức, tài chính, xh, môi trường.
	- Nội dung phê duyệt cần quan tâm: đề án, dự án có phù hợp với chiến lược chương trình của tổ chức; mức độ đóng góp vào mục tiêu phát triển của tổ chức; nguồn ngân sách cho đề án, dự án.
7. Thực hiện đề án, dự án
	Tổ chức thực hiện đề án, dự án trên thực tế, xây dựng biểu đồ, xác định thời gian với công việc thực hiện, người thực hiện, kinh phí.
8. Theo dõi, giám sát thực hiện đề án, dự án
9. Đánh giá kết thúc đề án, dự án, ra đời đề án, dự án mới
	- Ghi nhận kết quả đạt được.
	- Giải phóng nguồn lực, nhân lực
	- Chuyển giao kết quả đề án, dự án
*******************
Câu 4: Tài phán hành chính, tài phán tư pháp, thực trạng giải quyết các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay.
1. Tài phán hành chính, tài phán tư pháp:
Tài phán theo đại từ điển tiếng Việt là: Phân xử phải trái, đúng sai; theo tiếng Latin (jurisdictio) là: Tổng thể những quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể trong đó có việc giải quyết những tranh chấp và áp dụng các chế tài luật định.
* Tài phán tư pháp: hoạt động xét xử của các vụ án hình sự, dân sự, lao động, thương mại của tòa án để đưa ra những phán quyết cuối cùng (phân xử ai đúng ai sai).
* Tài phán hành chính: là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phán xét những khiếu kiện của cá nhân, tổ chức đối với cơ quan hành chính (hoặc những cơ quan nhà nước khác) đưa ra những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà cá nhân tổ chức cho là trái pháp luật hoặc là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hay nói cách khác, Tài phán hành chính (TPHC) là việc xem xét và ra phán quyết có giá trị pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến một hành vi, quyết định hành chính. Đó là tranh chấp giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước với một bên là đối tượng tác động của hành vi, quyết định hành chính (công dân và các tổ chức cụ thể). Như vậy, có thể hiểu TPHC là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn của các quyết định hay hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Ở nước ta, trong cải cách nền hành chính, Đảng và Nhà nước ta khẳng định phải thiết lập các cơ quan tài phán hành chính. Quan điểm này đã trở thành hiện thực từ nửa cuối năm 1996. Hiện tại, địa vị của tài phán hành chính được xác định bởi địa vị chính trị - pháp lý của hoạt động Tòa hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân với tư cách là Tòa chuyên trách.
Tòa hành chính có chức năng xét xử về hành chính, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước giữa công dân, cơ quan, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan khác khi thực hiện việc chấp hành và điều hành và nhân viên nhà nước trong bộ máy đó khi thi hành công vụ.
Trong khi xét xử, Tòa hành chính có quyền và nghĩa vụ kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện; xét xử các vụ kiện hành chính.
Việc thiết lập Tòa hành chính ở nước ta hiện nay đáp ứng nhu cầu cần thiết, khách quan cho bước đầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam, một mặt bảo đảm pháp chế, kỷ cương pháp luật trong hoạt động hành chính nhà nước; mặt khác bảo đảm được các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, từ đó tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà nước và công dân.
Hoạt động TPHC ở nước ta bao gồm: 
- Hoạt động xem xét giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống cơ quan hành chính. Thủ tục giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo 1998 (sửa đổi, bổ sung 2004, 2005).
- Hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính do Tòa án nhân dân thực hiện. Thủ tục giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi, bổ sung 1998, 2006).
2. Thực trạng giải quyết các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay.
Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong công tác lập quy, nhiều luật và các văn bản dưới luật được ban hành, phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, bảo vệ các quyền dân chủ cơ bản của công dân. Quốc hội cũng đã giao thêm thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính cho tòa án nhằm đảm bảo mọi khiếu kiện của nhân dân được giải quyết tại tòa án. Tuy nhiên, hoạt động giải quyết khiếu kiện của Tòa hành chính và các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, kém hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu. 
Thời gian qua, các khiếu kiện của công dân xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, với số lượng lớn và ngày càng tăng. Từ năm 2006-2008, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 303.026 đơn khiếu nại về 238.888 vụ việc. Tuy các cơ quan hành chính nhà nước đã thụ lý, giải quyết được khá nhiều vụ việc song hiệu quả còn nhiều hạn chế. Bất cập là do cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay còn mang tính khép kín, chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ.
Quy định pháp luật hiện hành cho phép cơ quan hành chính cấp trên tiếp tục giải quyết các khiếu nại mà cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới đã giải quyết, nếu công dân còn khiếu nại. Điều này dẫn đến tình trạng người dân có tâm lý không tin tưởng vào việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đối với các quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính cấp dưới, vì cho rằng cấp trên bênh vực cấp dưới. Trên thực tế, đa số các quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đều được cấp trên công nhận. 
Một nguyên nhân khác, là hiện nay cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính cũng chưa phân định và tách bạch giữa hoạt động quản lý điều hành với hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước phải mất nhiều thời gian, công sức vào việc giải quyết khiếu nại nhưng hiệu quả vẫn không cao, thậm chí còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan này.
Để khắc phục tình trạng kém hiệu quả trong giải quyết khiếu kiện của các cơ quan hành chính nhà nước, Quốc hội đã giao thẩm quyền xét xử các vụ án cho tòa án. Tuy nhiên, số vụ việc công dân khởi kiện ra tòa tính trên số vụ việc khiếu nại cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết đạt tỷ lệ rất thấp, dưới 1%. Cụ thể, theo báo cáo kết quả giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số liệu thống kê từ 28 tỉnh, thành thì trong số 56.788 vụ việc đã giải quyết, chỉ có 310 vụ việc công dân khởi kiện ra tòa. 
Tình trạng Tòa hành chính thụ lý ít, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân được lặp đi lặp lại từ nhiều năm nay, là hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Qua các lần sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, số lượng vụ việc tòa án có thẩm quyền giải quyết ngày càng tăng nhưng chỉ dừng lại ở một số loại việc nhất định. Điều này mâu thuẫn với cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay, là một vụ việc khiếu nại được giải quyết tối đa ở 2 cấp hành chính và người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân trong các lần giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính. Như vậy những loại việc không thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính, người dân đương nhiên bị giới hạn quyền khởi kiện ra tòa. 
* Để khắc phục cơ bản tình trạng bất cập trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay, Quốc hội đã thảo luận thông qua Dự án Luật Tố tụng hành chính. Tuy nhiên, trong hướng tới cần nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan, từ tính đặc thù của việc giải quyết khiếu kiện hành chính thì cơ quan tài phán hành chính phải được thành lập theo hệ thống dọc, thuộc hành pháp, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, độc lập với cơ quan hành chính các cấp.
- Cơ quan tài phán hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính; có quyền phán quyết về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính.
- Việc giải quyết khiếu kiện được tiến hành theo những thủ tục chặt chẽ. Cơ quan hành chính bình đẳng với công dân trong quá trình giải quyết khiếu kiện. Công dân có quyền nhờ luật sư thay mặt mình thực hiện việc khiếu kiện.Việc giải quyết khiếu kiện được thực hiện thông qua hội đồng. Phán quyết của hội đồng bằng bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số .
- Hệ thống cơ quan tài phán hành chính bao gồm; Cơ quan tài phán hành chính Trung ương, cơ quan tài phán hành chính vùng, cơ quan tài phán hành chính khu vực. Cơ quan này độc lập với cơ quan hành chính về tổ chức, công tác, kinh phí vì vậy sẽ độc lập trong việc phán quyết đối vối quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng cơ quan Tài phán hành chính trong tổng thể cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm góp phần đưa hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, từ đó tạo cơ sở cho kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
Việc xây dựng cơ quan Tài phán hành chính chuyên trách thực hiện việc giải quyết khiếu nại hành chính đồng thời với việc thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính công khai, minh bạch góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là việc làm hết sức cần thiết. 
Song đây là vấn đề mới, liên quan đến Hiến pháp và tổng thể bộ máy Nhà nước, do đó việc xây dựng cơ quan Tài phán hành chính cần phải được các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện và phải có lộ trình, bước đi thích hợp, sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, qua đó giải quyết được những vấn đề bức xúc từ thực tiễn tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại đặt ra.

File đính kèm:

  • docTong hop 9 mon thi tot nghiep- CCLLCT-HC.doc