Văn thơ Hồ Chí Minh

Bài làm

Nói đến HCM là nói đến một nhà Cách mạng tiên phong trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh thép vĩ đại không gì có thể lung lay được. Tuy nhiên, không phải cứ nói đến thép mới là thép, chất thép còn được biểu hiện linh hoạt với rất nhiều dáng vẻ khác nhau. Tìm hiểu bài thơ "Mới ra tù tập leo núi"ta sẽ thấy rõ điều đó:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân

Giang tâm như kính tịnh vô trần

Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh

Dao vọng Nam thiên ức cố nhân

Dịch thơ:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng bụi không mờ

Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh

Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Trong hồi ký “Từ nhân dân mà ra”), Bác viết bài thơ này trên một tờ báo Trung quốc với dòng chữ “Chúc chư huynh ở bên nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác, ở bên này bình yên”. Tuy vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, ngoài ý nghĩa nhắn tin, điều chủ yếu của bài thơ là thể hiện quyết tâm rèn luyện sức khỏe và ý chí của Bác để bước vào một chặng đường hoạt động mới. Đồng thời đó còn là tiếng lòng tha thiết của người chiến sỹ nhớ bạn bè, đồng chí, nhớ quê huơng, đất nước.

Sau “mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác ra tù với cơ thể hoàn toàn suy nhược: Mát mờ, tóc bạc, răng rụng, đi lại không vững.tuy vậy, Bác vẫn quyết tâm rèn luyện, nâng cao sức khỏe, không chỉ đi lại được mà còn trèo được núi. Dường như tất cả những cố gắng ấy của Bác đều hướng về những ngày hoạt động sắp tới ở quê nhà. Điều đó thể hiện một ý thức trách nhiệm thật sâu sắc trước vận mệnh của đất nước, trước cuộc sống của đồng bào.

Mở đàu bài thơ là một bức tranh sơn thủy hữu tình hài hòa cân xứng:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng bụi không mờ

Trên những ngọn núi cao, mây thường bao phủ bốn mùa, mây ở lưng chừng núi, núi vượt lên trên mây. Mây và núi hòa quện với nhau, lẩn quất trong nhau, và một dòng sông lấp lánh như gương.

Câu thơ đầu, so với nguyên tác, bản dịch thơ của Nam Trân đã làm trật tự hai hình ảnh “núi” và “mây” bị đảo lộn. Nguyên tác là:

 

doc41 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn thơ Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
gian chảy trôi, vẻ đẹp cuộc sống sẽ trôi qua không đủ để tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống :
“Mau lên chứ vội vàng lên với chứ
Em em ơi tình non sắp già rồi”
	4. Quan niệm về vẻ đẹp cuộc sống :
	- Thiên chúa giáo và phật giáo cho rằng vẻ đẹp cuộc sống là ở trên thiên đàng và ở cõi miết bàn. Thực ra thiên đàng hay niết bàn thì đều là cõi hư vô không có thực.
	- Với Xuân Diệu vẻ đẹp cuộc sống là thiên đàng trên mặt đất là tất cả những gì đang diễn ra ở xung quanh chúng ta, là cuộc đời trần thế với đủ hương thơm, sắc màu, ánh sáng :
“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật
.... Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
IV. Thế giới nghệ thuật :
- Thế giới nghệ thuật của văn chương trung đại chính là phong cảnh thiên nhiên nhưng đến Xuân Diệu thế giới nghệ thuật ấy được chuyển hướng 1 cách mạnh mẽ. Ông cho rằng cái đẹp chuẩn mực là con người vì thế đề tài được phản ánh nhiều nhất trong thơ tình Xuân Diệu là Xuân và tình. “Xuân” là tuổi xuân là mùa xuân, “tình” là tình yêu là tình cảm cao quý nhất trong mỗi con người.
“Tình không tuổi và xuân không ngày tháng”
+ Đến Thé Lữ và Lưu Trọng Lưu mùa xuân và tình yêu được miêu tả vẫn hết sức trong sáng, có phần dè dặt. Trong bài “suối mây” Lưu Trọng Lư viết :
 “Yêu hết mùa đông không dám nói
Mời em lên ngựa với anh
Nương theo bãi sậy qua ghềnh suối mây”
	+ Xuân Diệu đã miêu tả tình yêu trên 2 phương diện : - Trần tục - thánh thiện; bản năng - lý tưởng. Đây là cách hiểu hoàn hảo nhất về tình yêu và con người thành thử chỉ đến Xuân Diệu tình yêu mới hiểu đúng nghĩa nhất :
“Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài”
	- Xuân và tình là những khía cạnh riêng tư, cái bản ngã cá nhân của mỗi một con người vì thế Xuân Diệu đã là người tiên phong khẳng định cái tôi cá nhân in di vi du vì thế trong thơ Xuân Diệu cái tôi cá nhân ngự trị sừng sững như đỉnh Hi Mã Lạp Sơn.
“Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta”
	Cái tôi cá nhân ấy không chịu mờ mờ nhân ảnh mà luôn luôn biết khẳng định mình, luôn đắm say, sôi nổi mãnh liệt.
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
	- Vũ trụ của Xuân Diệu là xuân và tình cho nên Xuân Diệu có nói trời mây non nước gì thì cuối tựu chung lại cũng chỉ nói đến con người mà thôi.
	VD : Cách cảm về mùa thu trong bài “Đây mùa thu tới” mùa thu đã mang dáng hình của một thục nữ yêu kiều ẩn chứa sự sống đang vẫy gọi.
	V. Phong cách nghệ thuật : 
	- Nhà văn Phong Thu đã từng cho rằng “Mỗi người có một con đường đi riêng trong đời mỗi nhà văn cũng có một con đường đi riêng để tìm đến với chân lý nghệ thuật” và nếu xem phong cách của nhà văn là con người tinh thần thể hiện độc đáo trong tác phẩm thì Xuân Diệu là người độc đáo nhất.
	- Phong cách của Xuân Diệu là phong cách của 1 nhà văn hết lòng khát khao giao cảm với đời, 1 cuộc đời bình dị nhất, một cuộc đời có tuổi trẻ và tình yêu.
	“Là người sinh ra để mà sống Xuân Diệu rất sợ chết, sợ im lặng và bóng tối - Hai hình ảnh của hư vô. Xuân Diệu không đủ, không nguôi, thi sĩ rất sợ cô độc. Thơ Xuân Diệu do đó mà buồn tịch mịch ngay cả trong những điện nắng ấm reo vui, thi sĩ lượm lặt từng mẫu nhớ thương từng vụn sầu tủi”
	(Thế Lữ)
	- Xuân Diệu còn là người chịu ảnh hưởng của thơ ca cổ điển và thơ ca hiện đại mà cụ thể là thơ Đường, thơ Tống, thơ ca trung đại Việt Nam và cả thơ ca lãng mạn Pháp trong đó sự ảnh hưởng của thơ ca lãng mạng Pháp là đạm đặc nhấy. Trong thơ của Xuân Diệu có sự vang hưởng, chuyển đổi các giác quan khi cảm nhận thế giới quan ở bên ngoài. Có lẽ vì vậy mà giai đoạn này có nhiều người chê thơ của Xuân Diệu tây quá, “thơ gì mà lại có thứ thơ quái gở đến như vậy”.
	Kết thúc vấn đề :
	- Sự xuất hiện của Xuân Diệu trong làng thơ mới đã đem đến sự cách tân vĩ đại nhất cho thi ca Việt Nam. Xuân Diệu đã đổi mới thi ca trên cả 2 phương diện nội dung lẫn hình thức. Người đọc tiếp cận với thơ tình Xuân Diệu là tiếp cận với hiện thực tâm hồn Việt Nam trong cuộc tân ký thơ ca.
	- Suốt đời mình con người ấy đã sống 1 cuộc đời sôi nổi mãnh liệt nhất lúc nào cũng khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc. Có lẽ bài thơ “Không đề” viết vào 1h30’ sáng ngày 28/1/1980 đã thể hiện rõ nhất khát vọng sống của Xuân Diệu :
“Hãy để cho tôi được giã từ
Giã từ cõi thực để vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Vẫn cứ si tình đến ngất ngư”.
Huy Cận
Thế hệ thi sĩ thuộc phong trào thơ mới 1930- 1945 không ai lại không cảm thấy lòng mình buồn, cái buồn, cái lãng mạn đã trở thành cái đẹp, thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu sáng tạo của thi ca, chẳng hạn Xuân Diệu luôn buồn khi lòng luôn khát vọng được giao hoà, càng khát vọng giao hoà bao nhiêu lại cảm thấy mình buồn, cô độc bấy nhiêu. Tuy nhiên có một chàng thi sĩ trong nỗi buồn cô đơn có lúc đã phó mặc mình cho con tạo xoay vần: 
" Hỡi thượng đế tôi xin cúi đầu trả lại
 	Tâm hồn tôi đã một kiếp di hoang 
Sầu đã chín xin người thôi đừng hát 
Dẫn tôi di dù điạ ngục hay thiên đàng"
Chàng thi sĩ đã ca nên khúc buồn ảo não đó là ai ? không phải là ai khác mà chính là Huy Cận 
	- Huy cận tên thật là Cù Huy Cận sinh ngày 13- 5- 1919 tại xã Ân Phú-huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh 
 Huy Cận đã sinh ra trong vùng quê đẹp và nghèo, không khí cổ sơ, đã sống trong một gia đình nghèo và do đó đã ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến tư tưởng của Thi Nhân sau này.
	- Huy Cận đã được tiếp nhận với văn học hán ở người cha mình, đồng thời lại được tiếp nhận với vốn văn hoá hiện đại khi tiếp cận với chữ quốc ngữ.
	+ Huy Cận học vỡ lòng quốc ngữ với một người bà con họ mở trường tại gia đình. Năm 1926- 1927 học tại trường Tổng Di Lang 
	- Trong khi TL, LTL, CLV, XD làm mưa làm gió trên thi đàn thì sự nghiệp thơ ca của Huy Cận còn khá chật vật. Ông còn làm gia sư cho một gia đình đến hết tết Mậu Dần ( 1938) . Khi bài " Chiều xưa" của Huy Cận được đăng trên báo nay đồng thời bài "Tràng Giang" Huy Cận mới tìm thấy chỗ đứng chính của mình. 
	- Lúc này ông tập hợp nhiều bài đã đăng và chưa đăng thành một tập đặt tên là " Lửa thiêng" nhờ hoạ sĩ Tô Ngọc Văn trình bày bìa. Lúc ấy Huy Cận đã thực sự nổi tiếng. Nhà xuất bản thời nay cũng làm ăn khấm khá hơn khi in ấn tập thơ này. Huy Cận đã trở thành nhà thơ mang theo cái hồn buồn Đông á, nỗi sầu vạn kỷ(năm) . Khi học cao đẳng nông lâm, Huy Cận bị rơi vào bế tắc, siêu hình nên ông đã cho ra đời hai tập văn mang tính triết luận: Kinh cầu tự và Vũ Trụ Ca.
	- Cách mạng tháng tám thành công, hơn 10 năm sau đó Huy Cận không tìm thấy cho mình nguồn cảm hứng sáng tác. Mãi đến năm 1958 khi tập thơ " Trời mỗi ngày một sáng" ra đời Huy Cận mới tìm thấy chính bản thân mình. Tập thơ này có 2 bài rất nổi tiếng : Đoàn thuyền đánh cá và các vị La Hán chùa Tây Phương. Từ đây ông sáng tác đều tay hơn. Hàng loạt tập thơ mới ra đời, tập thơ nào cũng nổi tiếng. Có lẽ chưa một nhà thơ mới nào sau cách mạng lại thành công như Huy Cận.
	- Thơ Huy Cận đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên TG. Hiện tại vẫn còn hơn 400 bài chưa in.
- Trước cách mạng quan điểm "nghệ thuật vị nghệ thuật". Quan điểm này là quan điểm nghệ thuật chung của các nhà thơ mới lúc bấy giờ.
	"Không chuyên tâm, không chủ nghĩa, không cần chi
	Tôi chỉ là một khách tinh vi
	Ham vẻ đẹp muôn hình muôn thể".
	(Cây đàn muôn điệu)
Vì vậy thơ Huy Cận giai đoạn này không tập trung phản ánh cánh nước đọng bùn lầy mà chỉ tập trung khắc hoạ tâm trạng của cái tôi ///
- Sau cách mạng Huy Cận có sự chuyển biến lớn trong tư tưởng. Từ ý thức hệ tiểu TS sang ý thức hệ VS cho nên giai đoạn nghệ thuật của ông là giai đoạn của Macxilêninít. Quan điểm này đã được nhà thơ Sóng Hồng khẳng định trong bài "Là thi sĩ"
	"Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ
	Mỗi vần thơ là bom đạn phá cường quyền"
4. Thế giới nội tâm :
a. Tâm trạng của cái tôi cá nhân trước cách mạng tháng 8:
Cũng giống như các nhà thơ mới giai đoạn 30 - 45 mang theo ý thức hệ tiểu tư sản với phong cách sáng tác của CN lãng mạn. Huy Cận cũng tập trung ở những đề tài : Thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo, tuy nhiên những đề tài này chỉ là cái cớ để nhà văn hoá bộc lộ tâm trạng của cái tôi cá nhân tiểu tư sản. Cái tôi trong thơ Huy Cận thường chất chứa nỗi buồn. Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rắc để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Huy Cận đã gợi dậy cái hồn buồn của Đông á, đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm đi vào cõi đời này. Huy Cận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa, luôn luôn đi về trên con đường tác giả vô tận Lúc nào Huy Cận cũng lặng lẽ buồn:
	"Một chiếc linh hồn nhơ
	Mang mang thiên cổ sầu"
b. Sau cách mạng :
Từ thung lũng đau thương Huy Cận bước ra cánh đồng vui. Ông rũ bỏ nỗi buồn cái tôi tiểu TS để phản ánh sự đổi thay hàng ngày, hàng giờ của cuộc sống trong hoàn cảnh XH lịch sự mới. Có nghĩa từ cái tôi Huy Cận đã chuyển sang cái ta chung. Thế giới NT của Huy Cận thời kỳ này chính là hình ảnh đất nước, nhân dân, lãnh tụ.
5. Phong cách nghệ thuật :
- Huy Cận nhà thơ kết hợp hài hoà giữa cái cổ điển và cái hiện đại. Sự kết hợp này nhuần nhuyễn đến mức đôi lúc khó có thể phân biệt được đây là hiện đại, đâu là cổ điển. Chất cổ điển Huy Cận đã ảnh hưởng được VH Tống, văn thơ Trung đại VN. 
Thi nhân đã tiếp thu được : Thi đề( đề tài thơ), thi tứ( tứ thơ), thi liệu( chất liệu thơ).
Thể loại : Cách thức sử dụng ngôn ngữ
+ Chất hiện đại thể hiện của tác phẩm trước hết là nỗi buồn cái tôi cá nhân tiểu tư sản. Sau đó chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp trong việc lấy một sự vật diễn đạt 1 ý nghĩa.
- Một đặc điểm nữa trong thơ của Huy Cận đó là rất giàu màu sắc suy tưởng, triết lý. Ví như nói chuyện con thuyền, cành củi, nhưng lại luôn luôn trăn trở về những kiếp người. Cách thể hiện này rất giống với Chế Lan Viên.
Huy Cận là thi sĩ có phong cách riêng độc đáo. Trong khi người đời đang làm âu hoá tiếng thơ của mình, ông vẫn giữ nét đẹp, chất cổ điển ở trong thi ca. Con người ấy cho đến cuối đời vẫn không khỏi hết trăn trở về số phận con người. Thi nhân đã mang đến cho thi đường Việt Nam một tiếng nói mới mẻ, một di sản văn hoá lớn mà hôm nay, ngày mai và mãi mãi về sau này vẫn còn trân trọng./.

File đính kèm:

  • docVan tho HCM.doc; VN- văn 12.doc
Bài giảng liên quan