Bài dự thi Tìm hiều lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam

 Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và đặc biệt trong hơn bảy thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phom-vi-hẳn đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc và là quy luật phát triển chung của hai nước trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ này, bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước.

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Tìm hiều lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị và củng cố an ninh - quốc phòng, quan hệ Việt - Lào được thúc đẩy và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc anh em láng giềng. Chính trên tinh thần ấy, Hiệp ước hữu nghị Việt - Lào đã được ký kết ngày 18-7-1977, tạo khuôn khổ pháp lý đưa quan hệ hai nước lên tầm cao của tình hữu nghị đặc biệt, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới của hai nước, phù hợp với lợi ích căn bản của hai dân tộc trong hoà bình và phát triển, phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết Việt - Lào. Những kết quả đạt được trong quan hệ Việt - Lào từ nửa cuối thập niên 70 đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đã góp phần thiết thực phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị ở mỗi nước.
Là chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam có lợi ích cơ bản trùng hợp, hoà quyện với lợi ích cơ bản và cao nhất của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, lợi ích đó được biểu hiện cụ thể thông qua mục tiêu được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định từ Đại hội VIII, tiếp tục khẳng định tại Đại hội IX và Đại hội X là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để vươn tới mục tiêu - lợi ích chiến lược này, vai trò quyết định là khả năng huy động tối đa nội lực dân tộc, kết hợp với tận dụng triệt để nguồn lực bên ngoài. Lẽ dĩ nhiên, nguồn ngoại lực chỉ có thể được khai thác hiệu quả khi tạo lập được môi trường trong nước và quốc tế thuận lợi. Chính vì vậy, từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX trở lại đây, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nhất quán nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam từ Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) nhấn mạnh và đặt lên vị trí ưu tiên phuơng châm đối ngoại kết hợp lợi ích dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng cách mạng tiến bộ và hoà bình trên thế giới. Tư tưởng đối ngoại nhất quán đó được thể hiện rõ nét và sinh động nhất trong thực tiễn quan hệ Việt - Lào hiện nay. Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá - đa dạng hoá, song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị Việt - Lào. Cơ sở của sự ưu tiên xứng đáng ấy không chỉ bắt nguồn từ tình cảm trân trọng mối quan hệ truyền thống thuỷ chung trong sáng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, mà còn từ tầm nhìn chiến lược, có hệ luỵ trực tiếp đến vận mệnh cách mạng Việt Nam.
Việc duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Lào là lợi ích, là đòi hỏi có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng hai nước. Sự phát triển của quan hệ Việt - Lào trong những năm gần đây càng chứng tỏ trên thực tế tính đúng đắn của nhãn quan chiến lược đối ngoại của ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa quan hệ hai nước lên tầm cao toàn diện và hữu nghị đặc biệt.
Quan hệ hữu nghị Việt - Lào đã vận động qua những chặng đường lịch sử khác nhau và trải qua không ít gian nan thử thách. Song, ở bất kỳ thời điểm nào, quan hệ đó vẫn ngời sáng tình nghĩa thuỷ chung, trong sáng và tràn đầy tình hữu nghị nồng thắm. Sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào có sự cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đặt nền móng và suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đã dày công chăm chút vun đắp. Thực tiễn cách mạng hai nước cũng luôn chứng tỏ: Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác chặt chẽ toàn diện Việt - Lào có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với mỗi nước. Bởi vậy, biên niên sử quan hệ Việt - Lào vốn đã đầy ắp các sự kiện trọng đại, vẫn đang chờ đợi những bước bứt phá mới trong thế kỷ XXI. Quan hệ hữu nghị Việt - Lào mãi là tài sản vô giá, là hành trang không thể thiếu của hai dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Đảng và nhân dân Việt Nam luôn tâm niệm sâu sắc rằng, vun đắp quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng, mà còn là tình cảm său nặng của mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính. Xuất phát từ thực tiễn đó, để tăng cường quan hệ Việt - Lào lên tầm cao mới, cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương thức và cơ chế hợp tác theo hướng hiệu quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại.
Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam - Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.
Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước mà bằng chứng sinh động là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký ngày 18/7/1977.
Tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào trong thời kỳ mới. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, hai bên luôn khẳng định quan điểm nhất quán, tiếp tục coi trọng và dành mọi ưu tiên cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau
Những thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những điều kiện vật chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới.
Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam lên tầm cao mới cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp tác đã đặt ra.
Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía Việt Nam (các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Lào. Việt Nam cần ưu tiên các dự án hợp tác với Lào phù hợp với qui hoạch và kế hoạch phát triển của Lào đã được vạch ra tại các kế hoạch 5 năm 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020 của Lào. Đó là các dự án hợp tác về phát triển thủy điện với Lào, dự án xây dựng đường giao thông ra biển; các dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam khác căn bản với các quan hệ đối tác thông thường ở chỗ nó là quan hệ hợp tác toàn diện bao gồm cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu tiên, ưu đãi cho nhau cao hơn cả các quan hệ song phương khác. Cần có một nhận thức thống nhất của cán bộ và nhân dân hai nước về tính chất đặc biệt này. Cả hai bên cần có tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn chứ không chỉ ở các lợi ích kinh tế thuần túy và ngắn hạn.
Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới, cần tập trung tiếp tục thực hiện những định hướng lớn đã được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 1-2008 tại Viêng Chăn và tiếp tục thực hiện 6 chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006-2010. Thực hiện thắng lợi chương trình hợp tác giai đoạn 2006-2010 sẽ tạo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020.
            Thực tiễn đã khẳng định rằng, trong quan hệ quốc tế ít có nơi nào và lúc nào cũng có được mối quan hệ đặc biệt, đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, trong sáng như mối quan hệ Việt - Lào.
            Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn còn không ít thách thức, nhất là các thế lực thù địch tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo lịch sử, chia rẽ tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, lào-Việt Nam. Quyết tâm phấn đấu kế thừa và vun đắp tình đoàn kết đặc biệt, quan hệ hữu nghị thủy chung gắn bó và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN ở mỗi nước, cũng như vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

File đính kèm:

  • docviet lào.doc