Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 8

Câu 1 (2 điểm)

Cho các câu thơ sau:

 “Khi trời trong gió nhẹ sờm mai hồng

 .

 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

a. Chép lại theo trí nhớ những câu thơ còn thiếu để hoàn thiện khổ thơ.

b. Nêu tên tác phẩm, tác giả của đoạn thơ.

c. Cảm nhận của em về khổ thơ trên.

Câu 2 (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“- Khốn nạn.ông giáo ơi!.Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.”

a. Xác định vai xã hội trong đoạn hội thoại trên

b. Chỉ rõ kiểu câu và hành động nói trong đoạn văn trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
phòng gd & Đt cẩm giàng
Trường thcs tân trường
Đề kiểm tra học kì ii
Năm học 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút.
Câu 1 (2 điểm)
Cho các câu thơ sau:
	“Khi trời trong gió nhẹ sờm mai hồng
	...........................................................
	Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
a. Chép lại theo trí nhớ những câu thơ còn thiếu để hoàn thiện khổ thơ.
b. Nêu tên tác phẩm, tác giả của đoạn thơ.
c. Cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Câu 2 (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“- Khốn nạn...ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.”
a. Xác định vai xã hội trong đoạn hội thoại trên
b. Chỉ rõ kiểu câu và hành động nói trong đoạn văn trên.
Câu 3 (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Văn bản: “Nước Đại Việt ta” (Trích: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ) thấm đượm tư tưởng nhân nghĩa và niềm tự hào dân tộc. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------------ Hết ------------
phòng gd & Đt cẩm giàng
Trường thcs tân trường
đáp án, biểu điểm Đề kiểm tra học kì ii
Năm học 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút
đáp án, biểu điểm hướng dẫn chấm
Câu
ý
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Điểm
1(2 điểm)
a
- Chép đúng, đủ không sai lỗi chính tả (Nếu sai chính tả, từ ngữ từ 2 lỗi trừ 0.25đ)
“Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”
-0.5đ
b
- Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả, viết đúng chính tả. 
Tác phẩm: Quê hương; tác giả: Tế Hanh.
-0.5đ
c
- Cảm nhận:
+ Đoạn thơ tái hiện cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá thật đẹp, một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn:
 - Đoàn thuyền ra khơi vào 1 ngày đẹp trời: “trời trong, gió nhẹ. sớm mai hồng”.Trên thuyền là những cư dân trai tráng, khoẻ mạnh , vạm vỡ, nhanh nhẹn, dũng cảm.
 - Con thuyền ra khơi với 1 khí thế dũng mãnh “hăng như con tuấn mã”, “phăng mái chèo”, “rướn thân trắng...thâu góp gió”. Hính ảnh so sánh “Chiếc thuyền nhẹ...mã” và 1 loạt từ ngữ :hăng, phăng, vượt...diễn tả thật khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên 1 sức sống mạnh mẽ, 1 vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. 
- Trong không gian đó nổi bật là hình ảnh cánh buồm trắng quen thuộc căng gió biển khơi bỗng trở nên lớn lao, thiếng liêng và rất thơ mộng,. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Phép so sánh và nhân hoá đã gợi ra 1 vẻ đẹp bay bổng và cánh buồm trắng mang ý nghĩa lớn lao cho vẻ đẹp và linh hồn cuả làng chài. 
 Tất cả đều thể hiện 1 nhịp sống tươi vui, khoáng đạt, hăng say lao động của người dân chài.=> Bức tranh thiên nhiên tươi sáng và bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
- 0.25đ
- 0.25đ
- 0.25đ
- 0.25đ
2(3 điểm)
a
b
Xác định vai xã hội
+ Quan hệ trên - dưới (Địa vị xã hội): Ông giáo vai trên, Lão Hạc vai dưới.
+ Quan hệ trên - dưới( tuổi tác): Lão Hạc vai trên, Ông giáo vai dưới.
Các kiểu câu và hành động nói.
+ Kiểu câu:
- Câu cảm thán: 
- Khốn nạn...ông giáo ơi!
- Câu trần thuật: 
- Nó có biết gì đâu! 
 - Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. 
 - Tôi cho nó ăn cơm. 
 - Nó đang ăn thì thằng Mục lấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. 
+ Hành động nói:
- Khốn nạn...ông giáo ơi! => Bộc lộ cảm xúc.
 - Nó có biết gì đâu! => Trình bày
 - Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. => Kể
 - Tôi cho nó ăn cơm. => Kể
 - Nó đang ăn thì thằng Mục lấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. => Kể
- 0.25đ
- 0.25đ
 0,25 đ
 1 đ
 0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ)
 0,25
 0,25 đ
3(5 điểm)
* Về hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh làm sáng tỏ một nhận định. Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng. Các câu văn đúng ngữ pháp, lời văn mạch lạc, trong sáng, có tính chân thực, biểu cảm. Bài làm đảm bảo các luận cứ và tính liên kết, mạch lạc, lập luận chặt chẽ cùng làm rõ luận điểm. Biết đan xen yếu tố biểu cảm để bày tỏ cảm nghĩ về văn bản.
* Về nội dung: Bài văn đảm bảo các nội dung chính sau:
a- Mở bài:
 - Tác giả đoạn trích này là Nguyễn Trãi (1380-14420), người đã sát cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, người có công lao to lớn nhưng sau này bị chết 1 cách oan uổng. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
 - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: “Nước Đại Việt ta” được trích từ tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh đã kết thúc (năm 1428) để tuyên bố chiến thắng.
 - Nêu luận đề: ( Lời nhận định)
 b- Thân bài: Chứng minh nhận xét về tư tưởng nhân nghĩa và tự hào dân tộc:
 * Luận điểm1: VB: “Nước Đại Việt ta” thấm đượm tư tưởng nhân nghĩa.
 - Theo nho giáo: Nhận nghĩa là đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với con người với nhau.
 - NTrãi đã kế thừa tư tưởng của nho giáo về nhân nghĩa nhưng tiến bộ hơn. Với Nguyễn Trãi, cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân, lo trừ bạo” tất cả đều hướng về con người, lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc; thương dân, vì dân thì đáng kẻ có tội. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng rất cao đẹp, tiến bộ, hợp với thời đại khi đất nước có giặc ngoại xâm , nhân nghĩa là yêu nước chống xâm lược.
 * Luận điểm 2: VB: “Nước đại Việt ta” thấm đượm niềm tự hào dân tộc.
- Tự hào về dân tộc đã có nền văn hiến, 1 truyền thống văn hoá tốt đẹp, lâu đời (DC- Ptích)
Như nước đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
- Tự hào về 1 đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng. (DC- Ptích)
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
 Tác giả đã khẳng định nước ĐViệt là 1 đất nước có lãnh thổ riêng, giới phận đó đã được phân chia rõ ràng. Nước ĐViệt ta dù nhỏ bé nhưng có chủ quyền riêng, không hề phụ thuộc vào phong kiến Trung Quốc. Nước ta là nước có nền văn hiến riêng, lâu đời điều mà kẻ thù luôn tìm cách phủ nhận và đồng hoá.
- Tự hào về 1 dân tộc có truyền thống vẻ vang (DC- Ptích)
 + Truyên thống yêu nước và căm thù giặc 
 + Truyền thống hiếu học
 + Truyền thống yêu nước thương nòi, đoàn kết gắn bó. 
- Tự hào về 1 dân tộc có người tài giỏi thao lược (DC- Ptích)
 + Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều là những anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm với những chiến công lẫy lừng khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
- ....................đất nước có nhiều chiến công vang lừng lưu danh sử sách (Dc- Ptích)
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
 => Những yếu tố ấy hợp thành đã tạo nên tầm vóc Đại Việt, sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược của thiên triều phương Bắc lập nên những chiến công chói lọi
 c- Kết bài:
 - Khẳng định lại giá trị của Vb.
 + Là khúc ca về lòng nhân nghĩa và tự hào , tự tôn dân tộc.
 + Là bản “Tuyên ngôn độc lập’ thứ hai của nước ta.
* Biểu điểm chấm:
+ Bài đạt 5 điểm: Đạt các yêu cầu ở mức hoàn hảo.
+ Bài đạt 4,5 hoặc 4 điểm; Đạt yêu cầu ở mức cao, có mắc rất ít lỗi dùng từ.
+ Bài dạt điểm 3,5 hoặc 3 điểm : Đạt các yêu cầu. Có sai một số lỗi diễn đạt.
+ Bài đạt 2,5 hoặc 2 điểm; Đạt các yêu cầu, viết còn sơ sài.
+ Bài đạt 1,5 hoặc 1 điểm: Đạt các yêu cầu, viết các nội dung còn quá sơ sài, lời văn khô khan, thiếu tính liên kết lủng củng.
+ Bài được 0 điểm; Làm không đúng yêu cầu kiểu bài, viết lan man.
-1đ
- 0.25đ
- 0.75đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
1đ
------------ Hết ------------

File đính kèm:

  • docDE NGU VAN 8- KTHK II- 013.doc