Thông tin Bệnh Sởi

Bệnh Sởi là loại bệnh nặng và dễ lây lan qua không khí. Chủng ngừa là cách

thức hiệu quả để ngăn ngừa bệnh này. Tất cả trẻ em và người lớn sinh trong

năm 1966 hoặc sau đó nên được chủng ngừa 2 liều thuốc chủng MMR nếu

chưa miễn nhiễm.

pdf3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin Bệnh Sởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Measles - Vietnamese Page 1 
Tờ Thông Tin Bệnh Truyền Nhiễm 
Bệnh Sởi 
Bệnh Sởi là loại bệnh nặng 
và dễ lây lan qua không 
khí. Chủng ngừa là cách 
thức hiệu quả để ngăn 
ngừa bệnh này. Tất cả trẻ 
em và người lớn sinh trong 
năm 1966 hoặc sau đó nên 
được chủng ngừa 2 liều 
thuốc chủng MMR nếu 
chưa miễn nhiễm. 
Lần Cập Nhật Chót: Ngày 6 tháng Sáu năm 2008 
Bệnh Sởi là gì? 
Bệnh Sởi là bệnh siêu vi có thể gây ra những biến chứng trầm trọng. Trước 
đây, Sởi là bệnh rất thường xảy ra ở trẻ em. Ngày nay, nhờ chủng ngừa, bệnh 
Sởi hiếm khi xảy ra ở tiểu bang NSW. 
Bệnh có những triệu chứng gì? 
• Những triệu chứng xuất hiện đầu tiên là sốt, mệt mỏi, ho, sổ mũi, mắt bị 
đỏ và đau và cảm thấy người không khỏe. Một vài ngày sau đó người bệnh 
sẽ bị nổi ban. Ban bắt đầu xuất hiện ở mặt, lan xuống cơ thể và kéo dài từ 
4-7 ngày. 
• Có đến một phần ba người mắc bệnh Sởi bị biến chứng gồm viêm tai, tiêu 
chảy và viêm phổi và có thể cần phải nhập viện. Cứ 1.000 người bị bệnh 
Sởi, có khoảng một người bị viêm não (sưng não). 
Bệnh lây lan bằng cách nào? 
• Thông thường bệnh Sởi lây lan khi người ta hít nhằm siêu vi khuẩn bệnh 
Sởi do người bệnh đang trong thời kỳ truyền nhiễm ho hay hắt hơi bắn ra 
không khí. Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất trong tất cả những 
bệnh của loài người. Chỉ cần có mặt chung trong phòng với người bị Sởi 
cũng có thể bị lây bệnh này. 
• Người bị Sởi thường hay lây lan bệnh chỉ ngay trước lúc những triệu chứng 
bắt đầu xuất hiện cho đến bốn ngày sau khi nổi ban. Thông thường, thời 
gian từ khi nhiễm bệnh cho đến khi thực sự bị bệnh là vào khoảng 10 
ngày. Người bệnh thường nổi ban vào khoảng 14 ngày sau khi nhiễm bệnh. 
Ai dễ có nguy cơ bị mắc bệnh này? 
Trước năm 1966, Sởi là bệnh thường xảy ra, do đó, đa số người sinh trước năm 
này đều được miễn nhiễm với bệnh Sởi. 
Người dễ có nguy cơ bị Sởi là: 
 Measles - Vietnamese Page 2 
• người sinh trong năm 1966 hay sau đó, chưa bao giờ bị Sởi và chưa được 
chủng ngừa hai liều thuốc chủng Bệnh Sởi-Quai Bị-Sởi Đức (MMR) từ sau 
khi được 12 tháng tuổi. 
• người có hệ miễn dịch yếu (thí dụ như đang được hóa trị hoặc xạ trị bệnh ung 
thư hay người uống thuốc steroid liều mạnh) dù trước đây đã được chủng 
ngừa đầy đủ hoặc đã bị bệnh Sởi. 
• người chưa miễn nhiễm và người đi du lịch nước ngoài. 
Cách ngừa bệnh? 
• Biện pháp ngừa bệnh Sởi tốt nhất là chủng ngừa bằng hai liều thuốc chủng 
MMR. Thuốc chủng này sẽ ngừa bệnh Sởi, cũng như bệnh Quai Bị và Sởi 
Đức. 
• Trẻ em nên được chủng ngừa thuốc chủng MMR lúc 12 tháng tuổi và liều 
thứ hai lúc 4 tuổi. 
• Bất cứ người nào sinh trong năm 1966 hay sau đó và người chưa bao giờ bị 
Sởi hoặc chủng ngừa thuốc chủng MMR nên bảo đảm mình được chủng 
ngừa hai liều thuốc chủng MMR cách nhau ít nhất bốn tuần lễ. 
• Thuốc chủng này có thể được chủng ngừa nhiều hơn hai lần mà vẫn an 
toàn, do đó, những người không chắc mình đã được chủng ngừa nên đi 
chủng ngừa. 
• Người bị Sởi nên ở nhà cho đến khi bệnh không còn truyền nhiễm nữa (có 
nghĩa là cho đến 4 ngày sau khi đã nổi ban). 
• Đối với người chưa miễn nhiễm và đã tiếp xúc người bị Sởi, đôi khi vẫn có 
thể kịp ngừa bệnh bằng cách chủng ngừa thuốc chủng MMR trong vòng 3 
ngày hoặc với ‘immunoglobulin’ trong vòng 7 ngày sau khi đã nhiễm siêu 
vi. 
Bệnh được chẩn đoán bằng cách nào? 
• Khi cảm thấy người không khỏe, bị ho, sổ mũi hoặc đau mắt và bị sốt, sau 
đó nổi ban, người này có thể đã bị Sởi. 
• Khi nghi ngờ bị bệnh Sởi, nên thử máu và lấy mẫu xét nghiệm từ mũi, cổ 
họng và nước tiểu để xác định bệnh. Xác định bệnh là điều quan trọng vì 
nhờ đó hệ thống y tế công cộng có thể nhanh chóng tìm ra những người 
khác dễ có nguy cơ bị bệnh Sởi. 
Bệnh được chữa trị như thế nào? 
• Bình thường, người bị Sởi nên nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước và uống 
thuốc paracetamol để giảm sốt. Hiện nay không có cách điều trị riêng biệt 
đối với bệnh Sởi. 
• Trong lúc người bệnh Sởi đang trong thời kỳ truyền nhiễm, điều quan trọng 
là họ ở nhà để tránh lây lan bệnh cho người khác. 
Hệ thống y tế công cộng đối phó với bệnh này như thế nào? 
Bác sĩ, bệnh viện, phòng thí nghiệm, trường học và nhà trẻ phải trình báo 
những trường hợp bệnh Sởi với Ban Y Tế Công Cộng địa phương. Nhân viên 
Ban Y Tế Công Cộng sẽ phỏng vấn bác sĩ và bệnh nhân (hay người chăm sóc) 
để tìm hiểu xem bệnh xảy ra bằng cách nào, xác định những người khác dễ có 
1300 066 055 www.health.nsw.gov.au
Muốn biết thêm thông tin - Ban Y Tế Công Cộng Tiểu Bang NSW 

File đính kèm:

  • pdfBệnh sởi- doh-8400-vie.pdf
Bài giảng liên quan