Bài Giảng Bệnh Chuyên Khoa Bệnh Chuyên Khoa Chương 20: Bệnh Hại Cây Nho

Bệnh gây hại khá nghiêm trọng ở Châu Âu và nhiều vùng trồng nho có điều

kiện ẩm trên thế giới. Thường gây hại nặng vào các tháng lạnh.

I. Triệu chứng :

Tất cả các bộ phận của dây nho đều có thể bị nhiễm bệnh.

Trên lá :Đốm hơi tròn, nhỏ, màu vàng nhạt hay vàng xanh xuất hiện ở mặt trên

lá. Ở mặt dưới lá, nơi đốm bệnh có khuẩn ty nấm phát triển tạo thành lớp mốc trắng.

Đốm bệnh chuyển dần sang màu nâu và hoại đi, lớp mốc trắng bên dưới cũng

chuyển dần sang màu xám tối.

Trên chồi : Chồi bị nhiễm bệnh phát triển chậm, ngắn, cằn, cũng bị phủ tơ nấm

trắng, sau đó bị nâu và chết đi.

Trên hoa và trái : Cũng có triệu chứng tương tự, làm một phần hay cả chùm

trái bị hỏng. Trên trái non, bệnh tạo các đốm nâu có phủ tơ trắng trên đó. Ở trái

tương đối lớn, nấm ăn sâu vào trong làn trái bị xanh úng, nâu rồi nhăn lại nhưng không

teo khô.

II. Tác nhân : Do nấm Plasmopara viticola (Berk. & Curt.) Berlese de Toni.

Đính bào đài có dạng cành, phân nhánh đơn cực. Đính bào tử hình trứng, trong

suốt, có thể chứa đến 17 động bào tử 2 roi (6-7 x 7,5 - 9 micron). Động bào tử nảy

mầm và xâm nhập vào khí khổng. Nấm sinh sản hữu tính theo lối dị giao, noãn cầu

có đường kính khoảng 30 micron. Hùng cơ có kích thước 40-50 x 20-25 micron.Sau

khi giao phối sẽ tạo bào tử noãn. Bào tử noãn nảy mầm cho ra đính bào tử hình trứng

(27 x 31-47 micron ). Đính bào tử sẽ cho ra động bào tử. Mầm gây bệnh lưu tồn trong

xác lá bệnh, tạo bào tử và lây lan theo gió

pdf9 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Giảng Bệnh Chuyên Khoa Bệnh Chuyên Khoa Chương 20: Bệnh Hại Cây Nho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
h ẩm. 
 Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới lá, khuẩn ty phát triển trong vách ngăn 
giữa các tế bào và tạo đầu hút vào tế bào. Sau khi xâm nhiễm 5-18 ngày, tùy nhiệt 
độ và ẩm độ... , nấm có thể sinh đính bào tử. Nhiệt độ thích hợp cho đính bào tử và 
bào tử noãn nảy mầm là 20-25 độ C. 
III. Biện pháp phòng trị : 
 1/. Vệ sinh vườn trồng rất quan trọng. Xác lá rụng phải được đốt đi. 
 2/. Trồng với khoảng cách thích hợp, không trồng quá dày, dây nên cho bò 
cao trên mặt đất và phải được cắt tỉa. 
 3/. Phun thuốc : Dùng hỗn hợp Bordeaux 1:1:100 hoặc Zineb, Maneb, Ridomil 
MZ 72 (2/1000)hay Captan (2-5/1000) hoặc Copper-Zine (3/1000). 
 BỆNH PHẤN TRẮNG (Powdery Mildew). 
 Đây cũng là bệnh phổ biến ở các vùng trồng nho trên thế giới. Ở những vùng 
tương đối khô, bệnh nghiêm trọng hơn bệnh Mốc Sương. 
I. Triệu chứng : 
 Bệnh tấn công trên tất cả các bộ phận của dây nho. Bệnh thường tấn công 
trên các đọt non trước. Mặt trên lá bị đóng phấn trắng thành mảng. Nếu trời khô, lá 
bệnh bị cong lên, biến dạng. Lớp phấn trắng chuyển dần sang màu xám rồi xám sậm. 
 Trái cũng bị đóng phấn, kém phát triển, méo mó, không chín được. 
II. Tác nhân : Do nấm Uncinula necator (Schw.) Burril. 
Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa 272
 Nấm phát triển trên bề mặt mô cây, đài ngắn có dạng hình chùy. Đính bào 
tử trong suốt, hình bầu dục đến hơi dài, không có vách ngăn, 15-30 micron . Quả 
nang bầu không có miệng, dài, hẹp, chóp cong. Nang có hình bầu dục. Nang bào tử 
hình bầu dục, không có vách ngăn, trong suốt, 18-25 x 10-12 micron . 
III. Chu trình bệnh : 
 Nấm lưu tồn trong các búp non của cây. Bào tử phấn lây lan theo gió, nước. 
Cao điểm phóng thích bào tử là vào buổi trưa. 
 Bệnh có thể phát triển ở nhiệt độ từ 10 - 37,8 độ C. Nếu trời ẩm, bệnh sẽ phát 
triển khá nhanh khi nhiệt độ từ 24-32 độ C. Những tháng có ít mưa, ẩm độ không khí 
từ 70-80 % thích hợp cho bệnh phát triển. 
IV. Biện pháp phòng trị : 
 1/. Cắt, đốt bỏ các phần bị bệnh. 
 2/. Phun lưu huỳnh bột hay nước vôi-lưu huỳnh 10% ; Topsin 50 W.P 
(Thiophanate) hay Topsin M (Thiophanate-methyl) 1-2/1000. 
BỆNH ĐỐM LÁ Cercospora 
I. Triệu chứng : 
 Trên lá và cành non có các đốm góc cạnh màu nâu sậm. Cành non bị bệnh 
nặng có thể bị khô luôn. Trên đốm bệnh có đài và bào tử nấm màu nâu đen. 
II. Tác nhân : Do nấm Cercospora viticola (Ces.) Sacc. (Mycosphaerella personata 
Higgins ) 
 Bệnh lây lan và phát triển mạnh khi trời ẩm. 
III. Biện pháp phòng trị : 
Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa 273
 1/. Việc phun ngừa các bệnh khác bằng các thuốc gốc đồng cũng ngừa được 
bệnh này. 
 2/. Phun Benlate (0,5/1000), Zineb (2/1000) cũng có hiệu quả. 
BỆNH THỐI ĐEN 
I. Triệu chứng : 
 Trên phiến lá có các đốm màu nâu, viền đen. Bên ngoài có 1 vùng màu nâu 
và viền đen khác. Tâm đốm bệnh có màu nâu đỏ hay xám nâu. Mặt trên đốm bệnh 
có các ổ nấm như đầu kim màu đen, xếp thành một vòng. Trên đọt non, có các vết 
bệnh hình elip hay hơi kéo dài, có màu tím đến đen, hơi lõm. Trên dây, cuống lá, gân 
lá và cuống hoa cũng có vết tương tự. 
 Trên trái có đốm hình mắt chim, trái bị khô nhăn. 
II. Tác nhân : Do nấm Guignardia bidwellii (Ell.) Viala and Ravaz. 
 Khuẩn ty khi còn non có màu trắng, khi già có màu nâu. Quả nang bầu hình 
cầu, miệng chìm. Nang bào có hình giùi, 62-80 x 9-12 micron chứa 8 nang bào tử. 
Nang bào tử trong suốt, hình trứng, có 1 đầu hơi to, kích thước 12-17 x 5-7 micron . 
Túi bào tử (pycnidia) có kích thước 80-180 micron; chứa bào tử cầu hay bầu dục, 8-
11 x 6-8 micron . 
III. Chu trình bệnh : 
 Nấm lưu tồn trong các quả nang trên các trái bệnh khô. Khi có ẩm sẽ phóng 
thích nang bào tử, nang bào tử nảy mầm và xâm nhập trực tiếp qua cutin của biểu 
bì. Mầm bệnh ban đầu sẽ nhiễm trên lá non và cuống trái. Từ đó sẽ tạo ra các túi 
bào tử và bào tử sẽ lây lan đi, chủ yếu do nước. 
 Nấm có thể có nhiều dòng sinh lý khác nhau về độc tính gây bệnh và các 
đặc tính nuôi cấy khác. 
IV. Biện pháp phòng trừ : 
Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa 274
 1/. Thu gom và tiêu hủy trái bênh. 
 2/. Phun hỗn hợp Bordeaux (1:1:100) hay Maneb 80 W.P ở nồng độ 2-3/1000. 
BỆNH THÁN THƯ (Anthracnose) 
I. Triệu chứng: 
 Tất cả các bộ phận của cây đều có thể bị nhiểm bệnh. Trên lá, đốm bệnh nhỏ, 
màu nâu sậm, viền không đều. Tâm vết bệnh về sau đổi sang màu xám nâu. Bìa 
vết bệnh có màu nâu sậm.Tâm vết bệnh có thể khô và rách đi.Bệnh nặng làm lá hơi 
biến vàng, bìa lá cong xuống. 
 Trên thân, nhánh,đốm bệnh lúc đầu cũng nhỏ, sau đó lớn ra có hình hơi bầu 
dục, tâm màu xám tro, bìa nâu sậm và hơi lõm vào. 
 Trên trái, đốm hơi tròn, tâm xám, bìa nâu đỏ; phần thịt trái nơi bị bệnh vẫn 
cứng. 
II.Tác nhân: Do nấm Elsinoe ampelina Shear 
 Đính bào tử trong suốt, hình cầu hay hình trứng, đơn bào, 5 - 6 x 2 - 3 micron. 
 Dãy nang nhỏ, khó thấy. Nang có hình cầu, nang bào tử trong suốt có 3 vách 
ngăn, 15 - 16 x 4 - 4,5 micron. 
III.Chu trình bệnh: 
 Khuẫn ty nấm lưu tồn trong các bộ phận bệnh sẽ tạo đính bào tử hay nang bào 
tử .Đính bào tử nẩy mầm và tấn công trực tiếp vào của các chồi non,lá, cuống lá, 
cuống trái. 
 Trái thường bị nhiểm vào giai đoạn sau và thường nấm không tấn công sâu 
vào bên trong. Mưa nhiều, vết bệnh ướt, nấm sẽ phóng thích nhiều bào tử và được 
nước mưa làm lây lan đi. 
 IV.Biện pháp phòng trị: 
Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa 275
 1.Cắt tỉa bỏ dây bệnh, nhất là những dây gần mặt đất. 
 2.Phun hổn hợp nưóc vôi lưu huỳnh, hổn hợp thanh phàn vôi 1%, hoặc các 
thuốc gốc đồng khác, định kỳ hàng tháng. 
BỆNH RỈ ( Rust ) 
I.Triệu chứng: 
 Ở mặt dưới lá, hạ bào quần tạo thành các đốm tròn 0,3 - 0,5 cm, màu cam.Có 
thể có nhiều đốm trên lá làm lá rụng. 
II.Tác nhân: Do nấm Phakopsora vitis Syd. 
 Hạ bào tử hình bầu dục, vách dày, màu đỏ cam, tập hợp thành hạ bào quần ở 
khí khổng của lá. 
III.Biện pháp phòng trị: 
 Phun nhiều lần bằng lưu huỳnh bột mịn hay bằng nước vôi lưu huỳnh. 
BỆNH THỐI MỐC XÁM (Gray Mould Rot ) 
 Bệnh khá phổ biến trên thế giới và là một trong những nguyên nhân làm thối 
trái trong khi tồn trữ. 
I.Triệu chứng: 
 Lúc đầu bệnh làm cho trái có những vùng hơi nâu, nơi đó vỏ trái không còn 
bám chặc vào trái. Sau đó trái bị thối, chảy nước. Nếu trời ẩm, nấm sẽ sinh bào tử, 
tạo một lớp mốc màu xám trên trái bệnh. Trái thối bị nhăn, màu nâu sậm. 
II.Tác nhân : Do nấm Botrytis cinerea Pers. 
 Mầm bệnh lưu tồn trên những trái gìa chín bị bệnh trên cây.Trong một vụ, 
bệnh thưòng xãy ra từ giữa đến cuối vụ.Nấm thường xâm nhiểm vào cuống trái và từ 
Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa 276
đó lan vào trái.Từ các trái nhiểm, nấm sẽ gây thối cả chùm trái do tiếp xúc .Trái 
càng chín, càng dễ nhiểm bệnh.Nếu thu hoạch trái trong thời gian trời ẩm, mưa, tỉ lệ 
trái bị thối trong quá trình tồn trử sẽ cao. 
 III.Biện pháp phòng trị: 
 1.Cắt tỉa để các chùm trái được thông thoáng. 
 2.Phun ngừa định kỳ hàng tháng bằng Topsin-M hay Benomyl ( 0,05 - 0,1% 
). 3.Vận chuyển và tồn trử trái ở nhiệt độ từ 0 - 4 độ C. 4.Khử trùng bao bì đóng 
gói bằng Sodium bisulphide, chất nầy khi gặp ẩm trong không khí sẽ phóng thích khí 
sun-fu-rơ. 
BỆNH MỐC XANH TRÁI ( Blue Mould Rot ) 
I. Triệu chứng: 
 Bệnh có thể tấn công trên trái trưóc hay sau khi thu hoạch.Đặc trưng của bệnh 
là mốc trắng phát triển trên trái, mốc sau đó biến sang màu xanh.Trái bị thối mềm, 
chảy nưóc có mùi mốc. 
II. Tác nhân: Do nấm Penicillium sp. 
 Nấm xâm nhập chủ yếu qua các nơi bị thương tổn ở vỏ trái. 
III.Biện pháp phòng trị: 
 1.Tránh làm xây xát trái khi thu hoạch và vận chuyển . 
 2.Tồn trử trái ở nhiệt độ lạnh từ 0 - 4 độ C. 
BỆNH THỐI TRÁI Cladosporium 
I.Triệu chứng: 
Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa 277
 Trái thường bị thối ở bên hông hay vùng cuống trái. Vùng thối bị nhăn nhưng 
mô thối vẫn dính chặc vào vỏ trái.Trên bề mặt vỏ trái có thể thấy mốc có màu xám 
xanh. 
II.Tác nhân: Do nấm Cladosporium herbarum Fr. 
 Nấm khá phổ biến trong tự nhiên, thường phát triển trên xác bả thực vật.Xâm 
nhiểm qua vết thương, vết cuống hay trực tiếp qua vỏ trái.Bệnh lây lan do tiếp xúc 
giữa các trái.Nấm xâm nhiểm thích hợp nhất ở nhiệt độ 21-24 độ C. 
III.Biện pháp phòng trị: 
 1.Xông hơi trái bằng khí sun-fu-rơ. 
 2.Tồn trữ trái ở nhiệt độ lạnh. 
BỆNH THỐI TRÁI Aspergillus 
I.Triệu chứng: 
 Cuống trái bị thối nâu, vùng thối lúc đầu chỉ là một đốm tròn nhỏ, úng nước; 
sau đó lớn dần ra và đổi sang màu nâu.Trên vùng thối có khuẩn ty trắng phát 
triển, sau đó sẽ đổi sang màu đen khi nấm thành lập bào tử.Vùng thối bị mềm 
nhủn, nhăn.Trái thối bốc mùi lên men men chua. 
II.Tác nhân: Do nấm Aspergillus niger van Tiegh 
III.Biện pháp phòng trị: 
 1.Tránh làm xây xát trái khi thu hoạch và vận chuyển. 
 2.Tồn trử trái ở nhiệt độ lạnh từ 0 - 4 độ C. 
 

File đính kèm:

  • pdfc20_nho.pdf