Bài giảng Giảng dạy theo chuẩn kiến thức

I. Khái niệm về chuẩn:

1, Khái niệm:

Chuẩn là những tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động, công việc, sản phẩm đó.

2, Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn:

2.1 Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn.

2.2 Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng.

2.3 Đảm bảo tính khả thi (có nghĩa Chuẩn đó có thể đạt được)

2.4 Đảm bảo tính cụ thể tường minh và có tính định lượng.

2.5 Đảm bảo không mâu thuẫn với các Chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Giảng dạy theo chuẩn kiến thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tổng quan một số khái niệm I, Khái niệm về chuẩn: 1, Khái niệm: Chuẩn là những tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động, công việc, sản phẩm đó. 2, Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn: 2.1 Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn. 2.2 Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. 2.3 Đảm bảo tính khả thi (có nghĩa Chuẩn đó có thể đạt được) 2.4 Đảm bảo tính cụ thể tường minh và có tính định lượng. 2.5 Đảm bảo không mâu thuẫn với các Chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan. 3, Chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông: 3.1 Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, mỗi chủ đề, mỗi nội dung học). 3.2 Chuẩn KT-KN là căn cứ để: a, Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. b, Chỉ đạo, quản lý, thanh kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên. c, Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục. d, Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 3.3 Các mức độ về kiến thức: - Nhận biết: ghi nhớ và tái hiện thông tin sự kiện từ đơn giản đến phức tạp - Thông hiểu: hiểu được ý nghĩa các khái niệm, hiện tượng và giải thích chứng minh được - Vận dụng: Sử dụng kiến thức đã học vào hoàn cảnh cụ thể để giải quyết vấn đề đặt ra - Phân tích: phân chia thông tin ra các đơn vị nhỏ để hiểu và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc nhau - Đánh giá: Xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định - Sáng tạo: Tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin, bổ sung để sáng lập cách thức mới 3.4 Các mức độ về kỹ năng: - Thực hiện được - Thực hiện thành thạo - Thực hiện sáng tạo II, Phương pháp dạy học: 1, Khái niệm: là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. 2, Hệ thống các phương pháp dạy học: 2.1 Nhóm các phương pháp sử dụng lời nói: phân tích, giảng giải, thảo luận… 2.2 Nhóm các phương pháp trực quan: (trực tiếp - gián tiếp) + giảng giải bằng lời 2.3 Nhóm các phương pháp luyện tập: Phương pháp trò chơi Phương pháp thi đấu Phương pháp đóng vai 3, Một số kỹ thuật dạy học: 3.1 Động não: 3.2 Động não viết: 3.3 Động não không công khai: 3.4 Kỹ thuật XYZ: 3.5 Kỹ thuật “bể cá”. 3.6 Kỹ thuật “ổ bi” 3.7 Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học. 3.8 Kỹ thuật tia chớp. 3.9 Kỹ thuật “3 lần 3” III, Soạn giáo án theo chuẩn KT-KN: * Một số điểm cần chú ý khi soạn giáo án theo chuẩn KT-KN: Mẫu giáo án phù hợp hiện nay là giáo án 3 phần – 3 cột. Kết hợp giữa SGV và tài liệu chuẩn KT-KN khi xác định mục tiêu bài học sao cho sát thực với nội dung bài tập theo chương trình quy định. Trước mỗi giờ luyện tập GV nên kiểm tra sơ bộ sức khoẻ HS. Phân phối định lượng giữa các phần, nội dung và các bài tập chi tiết, cụ thể phù hợp với mục tiêu giờ học. Bố cục trình bày có sự tương đương giữa nội dung luyện tập và phương pháp - tổ chức. IV, Một số phương án ra đề kiểm tra HS: 1, Trắc nghiệm khoanh tròn: VD1: Kỹ thuật cơ bản đúng của động tác tâng cầu bằng mu bàn chân là: A, Dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao. B, Dùng mu bàn chân tâng cầu ra sau. C, Dùng mu bàn chân tâng cầu ra trước. VD2: Góc độ chạy đà hợp lý trong kỹ thuật nhảy cao bước qua là: A, Từ 18 -> 23độ B, Từ 25 -> 40độ C, Từ 20 -> 45độ D, Từ 30 -> 50độ Đáp án: VD1 đáp án A, VD2 đáp án B 2, Trắc nghiệm điền khuyết: VD: Hãy điền từ còn thiếu vào ô trống trong đoạn mô tả tư thế chuẩn bị của động tác phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân dưới đây: Đứng chân trước chân sau, chân phát cầu để sau. Bàn (1)…………đặt vuông góc với đường biên ngang, mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20cm, mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn của khu vực phát cầu khoảng 20cm. Mũi bàn (2)………….chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài. Trọng tâm cơ thể dồn vào (3)................, thân người hơi khom. (4)………cùng bên chân phát cầu cầm cầu, (5)……………..quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất. Đáp án: (1) – a ; (2) – d ; (3) – e ; (4) – c ; (5) - b 3, Thực hành - Nội dung kiểm tra đánh giá thực hành sau khi kết thúc các nội dung tương ứng với số tiết học. - Kiểm tra thực hành cần dựa trên bảng Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể kèm theo trong sách giáo viên. Đây là các mức độ học sinh cần phải và có thể đạt được đối ở 3 nội dung: Chạy nhanh, bật xa, chạy bền. 

File đính kèm:

  • pptGIANG DAY THEO CHUAN KIEN THUC.ppt